Luận Văn Ảnh hưởng của các loại thức ăn tươi sống đến một số chỉ tiêu sinh sản của tôm Sú (Penaeus monodon Fa

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 21/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1. Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm Sú 3
    2.1.1. Phân loại 3
    2.1.2. Cấu tạo 3
    2.1.3. Phân bố 4
    2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 4
    2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 5
    2.1.6. Đặc điểm về sinh sản 11
    2.1.7. Đặc điểm lột xác 15
    2.1.8. Khả năng thích nghi với các điều kiện thủy lý, thủy hóa 16
    2.2. Kỹ thuật sản xuất giống tôm Sú 17
    2.2.1. Chọn địa điểm xây dựng trại giống 17
    2.2.2. Cách tuyển chọn tôm mẹ 18
    2.2.3. Kỹ thuật nuôi tôm phát dục 18
    2.3. Thu hoạch và vận chuyển Postlarvae 23
    2.3.1. Thu hoạch 23
    2.3.2. Vận chuyển Postlaevae 23
    2.4 .Tình hình nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam 23
    2.4.1. Tình hình nuôi tôm trên thế giới 23
    2.4.2. Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam 25
    2.4.3. Thành tựu khoa học về công nghệ sản xuất giống 27
    2.5. Giới thiệu về nơi thực tập 28
    2.5.1. Vài nét về công Ty TNHH Đại Nam 28
    2.5.2. Trang thiết bị trại giống của công ty 29
    Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 31
    3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 31
    3.1.2. Thời gian nghiên cứu 31
    3.1.3. Địa điểm nghiên cứu 31
    3.2. Nội dung nghiên cứu 31
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 31
    3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 31
    3.3.2. Xác định các chỉ số môi trường 32
    3.3.3. Bố trí thí nghiệm 32
    3.3.4. Các công thức tính các chỉ tiêu sinh sản 35
    3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 36
    Phần 4 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
    4.1. Kết quả theo dõi sự biến động một số yếu tố môi trường 37
    4.2. Ảnh hưởng các công thức thức ăn lên khả năng sinh sản 39
    4.2.1. Sức sinh sản (sức sinh sản thực tế) 39
    4.2.2. Tỷ lệ nở 42
    4.2.3.Tỷ lệ sống 44
    4.2.4.Thời gian chuyển giai đoạn 45
    Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
    5.1 Kết luận 47
    5.2 Kiến nghị 47
    Phần 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 47


    Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Năm 1934, tiến sĩ Fujinaga, người được thế giới công nhận là ông tổ của nghề nuôi tôm, đã cho sinh sản thành công và ương nuôi được một phần ấu trùng tôm He (Penaeus japonicus) ở Nhật Bản (Hudinaga, 1942). Năm 1943, Panouse đã phát hiện ra phương pháp nuôi vỗ tôm thành thục bằng cách cắt mắt. Từ đó đến nay phương pháp này đã được hoàn thiện dần và được áp dụng trên nhiều nước trên thế giới . Năm 1963, phòng thí nghiệm Galveston ở Texas (Mỹ) đã thành công trong việc cho sinh sản và ương nuôi hai loài ấu trùng tôm he của Mỹ (P. setiferus và P. aztecus) (cook và Murphy, 1966). Sau đó, kỹ thuật trên đã được ứng dụng cho các loài tôm sú (P. monodon), tôm thẻ (P. merguiensis), tôm thẻ Ấn Độ (P. indicus) ở nhiều trại giống ở Châu Á như Đài Loan, Philippine, Thái Lan và Malaysia Từ đó đến nay, nhiều công trình nghiên cứu sản xuất giống tôm Sú đã được tiến hành với những cải tiến khác nhau như việc kết hợp những ưu điểm trong các hệ thống bể lớn của Nhật Bản, hệ thống bể nhỏ (Galveston) của Mỹ. Theo Lê Xuân Sinh (2002), ở nước ta những nghiên cứu về sản xuất tôm giống nhân tạo phát triển chậm hơn so với các nước trên thế giới hàng thập kỷ và đến năm 1980 một số trại ở miền Trung bắt đầu cung cấp tôm giống cho người nuôi. Sang giai đoạn 1990-1994, hệ thống mạng lưới sản xuất giống đã phát triển mạnh mẽ ở miền Trung, chủ yếu là sản xuất giống tôm sú (P. monodon) để cung cấp cho miền Nam, thời kỳ này việc nghiên cứu sản xuất giống cũng được bắt đầu được quan tâm và phát triển ở miền Nam. Năm 1994 cả nước có 800 trại sản xuất giống tôm biển, năm 1999 là 2125 trại (Bộ Thủy Sản, 1999) và năm 2002 cả nước có 4774 trại đã sản xuất được 19 tỷ con giống. các trại này tập trung chủ yếu ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Cà Mau .
    Ðể giữ vững và gia tăng sản lượng tôm Sú nuôi trong bối cảnh nghề nuôi tôm phải đối mặt với sự ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, cần nhiều giải pháp tổng hợp. Trong đó, việc nghiên thức ăn tươi sống đối với tôm bố mẹ, hoàn thiện qui trình sản xuất giống tôm Sú nhân tạo nhằm nâng cao chất lượng đàn tôm giống, sạch bệnh chiếm vị trí then chốt, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của vụ nuôi.
    Các nghiên cứu về thức ăn tươi sống sử dụng trong nuôi vỗ tôm bố mẹ rất cần thiết nhằm chủ động trong công tác sản xuất số lượng lớn tôm giống.
    Đó là lý do để em chọn đề tài “Ảnh hưởng của các loại thức ăn tươi sống đến một số chỉ tiêu sinh sản của tôm Sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798).
    Mục tiêu của đề tài :
    Tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp .
    Tìm hiểu và góp phần nâng cao hiệu quả trong sinh sản nhân tạo tôm Sú .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...