Thạc Sĩ ảnh hưởng của các loại thức ăn, điều kiện chiếu sáng khác nhau lên sinh trưởng, phát dục của tôm hùm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN, ĐIỀU KIỆN CHIẾU SÁNG KHÁC NHAU LÊN SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC CỦA TÔM HÙM BÔNG(Panulirus ornatusFabricius, 1798) NUÔI TRONG BỂ
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Trang
    Lờicảm ơn . i
    Lời cam đoan . ii
    Mụclục iii
    Kýhiệu, chữ viết tắt . vi
    Danhmục các hình vii
    Danhmục các bảng ix
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 –TỔNG QUAN 3
    1.1. Hệ thống phân loại và hình thái học .3
    1.1.1. Vị trí phân loại 3
    1.1.2. Hình thái cấu tạo .4
    1.1.3. Đặc điểm sinh thái phân bố và chu kỳ sống .5
    1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng .8
    1.1.5. Đặc điểm sinh học sinh sản .9
    1.2. Một số nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn choTôm Hùm 13
    1.3. Tình hình nuôi Tôm Hùm .21
    Chương 2 -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 23
    2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 23
    2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 23
    2.2.1. Nguồn TômHùm thí nghiệm .24
    2.2.2. Nguồn nước thí nghiệm .24
    2.2.3. Trang thiết bị thí nghiệm 25
    2.2.4. Chăm sóc, quản lý 25
    2.3. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của các công thức thức ănlên sinh trưởng
    và phát dục của Tôm Hùm Bông .26
    2.3.1. Các công thức thức ăndùng trong thí nghiệm 26
    2.3.2. Bố trí thí nghiệm .27
    2.4. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng lên sinh trưởng và phát dục
    của Tôm Hùm Bông 28
    2.4.1. Các chế độ ánh sáng trong thí nghiệm 28
    2.4.2. Bố trí thí nghiệm .28
    2.5. Phương pháp thu thập số liệu 29
    2.6. Phương pháp phân tích số liệu 36
    Chương 3 -KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 37
    3.1. Ảnh hưởng của các nhóm thức ăn khác nhau lên sự sinh trưởngvà phát
    dụccủa Tôm Hùm Bông nuôi trong bể .37
    3.1.1. Thành phần sinh hóa của các công thức thức ănthí nghiệm .37
    3.1.2. Môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm .38
    3.1.3. Sinh trưởng của Tôm Hùm Bông ở các công thức thức ăn .39
    3.1.3.1. Sinh trưởng chiều dài giáp đầu ngực của Tôm Hùm Bông ởcác
    công thức thức ăn 39
    3.1.3.2. Sinh trưởng khối lượng của Tôm Hùm Bông ở các nhóm thức
    ăn 42
    3.1.4. Phát dục của Tôm Hùm Bông ở các công thức thức ăn 44
    3.2. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sángkhác nhau lên sự sinh trưởngvà
    phát dụccủa tôm Hùm bông nuôi trong bể .47
    3.2.1 Môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm 47
    3.2.2. Sinh trưởng của Tôm Hùm Bông ở các điều kiện chiếu sáng .49
    3.2.2.1. Sinh trưởng chiều dài giáp đầu ngực của Tôm Hùm Bông ở các
    điều kiện chiếu sáng .49
    3.2.2.2. Sinh trưởng khối lượng của Tôm Hùm Bông ở các điều kiện
    chiếu sáng 51
    3.2.3. Phát dục của Tôm Hùm Bông ở các điều kiện chiếu sáng .52
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 56
    1. Kết luận .57
    2. Đề xuất ý kiến .58
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 59

    MỞ ĐẦU
    Tôm Hùm Gai Palinuridae (spiny lobster) phân bố rộng ở vùng biển nhiệt đới
    và á nhiệtđới, chúng thích nghi trong cả vùng biển sâu đến vùng triều cạn ven biển.
    Họ Palinuridae gồm trên 47loài trong đó có khoảng 33loài có giá trị kinh tế.
    Nghề nuôi biển trên thế giới nói chung coi Tôm Hùm là một trong những đối
    tượng nuôi quan trọng và có hiệu quả kinh tế cao. Trong họ Palinuridae thì loài
    Tôm Hùm Bông (Panulirus ornatus)được quan tâm chú trọng nhiều nhất vì chúng
    có sự phát triển giai đoạn Larvae ngoài khơi ngắn nhất, sinh trưởng nhanh nhất, có
    giá thành hấp dẫn trên nhiều thị trường. Từ trước đến nay nguồn giống Tôm Hùm
    nuôi hoàn toàn là khai thác từ tự nhiên,nhưng hiện nay trên thế giới rất quan tâm
    nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo nhằm chủđộng đáp ứng lượng con giống cần
    thiết với chất lượng tốt, giảm áp lực lên khai thác tự nhiên.
    Ở Việt Nam nghề nuôi Tôm Hùm bắt đầu phát triển từ năm 1992 và hiện nay
    xác định đây là một đối tượng phát triển chủ lực trong nghành thủy sản do giá trị
    kinh tế và dinh dưỡngmà nó mang lại. Nghề nuôi Tôm Hùm ở Việt Nam được phát
    triển mạnh tại các tỉnh ven biển miền Trung từ Bình Định đến Bình Thuận và đã
    đem lại nhiều lợi nhuận cho người nuôi. Trong họ Tôm Hùm Gai ở Việt Nam có 7
    loài phân bố và người nuôi cũng tập trung vào loài Tôm Hùm Bông.
    Sự phát triển nhanh rộng của nghề nuôi Tôm Hùm lồng đã làm rõ hơn vấn đề
    thiếu con giống một cách trầm trọng. Sản lượng khai thác giống ngoài tự nhiên
    không thể đủ đáp ứng được nhu cầu của người nuôi thương phẩm. Để phát triển lâu
    bền và có hiệu quả hơn đòi hỏi các nhà khoa học Việt Nam cần phải chung sức với
    thế giới tìm hiểu vấn đề sinh sản nhân tạo giống Tôm Hùm.
    Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc nghiên cứu chuyên sâu hơn về điều kiện
    môi trường sống, nhu cầu dinh dưỡng và các loại thức ăn của Tôm Hùm Bông ở
    từng giai đoạn phát triển là vấn đề hết sức cấp thiết. Nó sẽ là cơ sở để hoàn thiện qui
    trìnhsinh sản nhân tạo giống Tôm Hùm.
    Được sự cho phép của trường Đại học Nha Trangvà sự đồng ý của Viện
    Nghiên Cứu NTTS III,tôi thực hiện đề tài:
    “Ảnh hưởng của các loại thức ăn, điều kiện chiếu sáng khác nhau lên
    sinh trưởng, phát dục của Tôm Hùm Bông (Panulirus ornatus,Fabricius, 1798)
    nuôi trong bể.”
    Với các nội dung nghiên cứusau:
    1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sinhtrưởng,
    phát dụccủa Tôm Hùm Bông nuôi trong bể.
    2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện chiếu sáng khác nhau lên sinh
    trưởng, phát dụccủa Tôm Hùm Bông nuôi trong bể.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm dữ liệu khoa học về đặc điểm
    môi trường sống, đặc điểm dinh dưỡngcủa Tôm Hùm Bôngvà là một cơ sở để
    hoàn thiện qui trình sinh sản nhân tạo giống Tôm Hùm.

    Chương 1 –TỔNG QUAN
    1.1. Hệ thống phân loại và hình thái học
    1.1.1. Vị trí phân loại
    Từ giữa những năm 50 của thế kỷ 18, Linnaeus đã mô tả hình thái và nghiên
    cứu phân loại các loài Tôm Hùm có sản lượng khai thác cao ở vùng biển Ấn Độ
    Dương. Năm 1758, tác giả công bố các đặc điểm phân loại của 3 loài Panulirus
    homarus, Homarus americanus, Nephrops norvegicus; tiếp sau đó là Olivier (1791)
    với loài Panulirus penicilatus; Herbst (1796) với loài Panulirus polyphagus;
    Fabricius (1798) với loài Panulirus ornatus; và Latraille (1804) với loài Panulirus
    versicolor, P.argus, P.guttatus[44].
    George và Holthuis (1965) nghiên cứu các đặc điểm hình thái, giải phẫu và
    phân loại trên một số loài tiêu biểu của giống Panulirus và Jasus, đã chính thức đưa
    ra khóa phân loại của họ Palinuridaevà Nephropidae, công trình được hầu hết các
    nhà phânloại học cùng nhất trí về những đặc điểm chung của các loài Tôm Hùm
    trong cùng một giống. Các kết quả đã được kiểm chứng và làm cơ sở cho nghiên
    cứu về Tôm Hùm [31].
    Đến những năm 1980 Phillips và Williams đã khẳng định họ Tôm Hùm Gai
    (Palinuridae) gồm có 49 loài được phân chia thành 8 giống, nhưng chỉ có 33 loài
    thuộc 3 giống (Panulirus, Palinurus và Jasus) có ý nghĩa quan trọng trong công
    nghiệp khai thác Tôm Hùm của thế giới. Các giống loài thường gặp trong họ này
    được chia thành 3 nhóm theo vùng sinh thái rõ rệt: vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và
    ôn đới [44], [51].
    Theo nhóm tác giả trênTôm Hùm được phân loại như sau:
    Ngành Chân đốt Arthropoda
    Lớp Giápxác Crustacea
    Bộ Mười chân Decapoda
    Phân bộ Pleovcyemata
    Nhóm Palinura
    Liên họ Palinuridae
    Họ Tôm Hùm gai Palinuridae
    Giống Panulirus Palinurus
    Jasus Justitia
    Palinutrus Linuparus
    PuerulusProjasus
    Loài Panulirusornatus(Fabricius,1789)
    Tên thường gọi: Tôm Hùm Bông, Tôm Hùm Sao.
    1.1.2. Hình thái cấu tạo
    Dựa trên các kết quả nghiên cứu hình thái học Tôm Hùm thì Kensler (1967)
    và Holthuis (1991) đã đưa ra kết luận Tôm Hùm Gai là nhóm có kích thước lớn nhất
    trong lớp Giáp Xác; chiều dài toàn thân đã đạt tới 60cm (như loài Jasus verreauxi).
    Chiều dài phần bụng tương đương với chiều dàiphần giáp đầu ngực và dài khoảng
    24 cm. Do những đặc điểm riêng của loài, Cobb và Wang (1985) đã có lập luận
    khoa học để quy định phương pháp xác định chiều dài cơ thể Tôm Hùm bằng cách
    đo từ chân gai hốc mắt đến mép cuối của giáp đầu ngực.
    Cơ thể Tôm Hùm Gai được chia thành 2 phần rõ rệt là phần đầu ngực và
    phần bụng. Phần đầu ngực là sựhợp lại của đầu và ngực gồm 14 đốt hợp lại với
    nhau, mỗi đốt có 1 đôi phần phụ ngực. Trong đó 6 đốt trên tạo thành phần đầu và 8

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    * TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:
    1. Bộ Thủy sản (1996) Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. NXB Nông Nghiệp, Hà
    Nội. 616 trang.
    2. Lê Thanh Hùng (2000) Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Bài giảng tóm tắt.
    Đại học Nông Lâm Tp HCM. Trang 63 –73.
    3. Lại Văn Hùng (2006), Bài giảng Dinh dưỡng và thức ăn trong Nuôi trồng
    thủy sản. Đại học Nha Trang. 60 trang.
    4. Võ Văn Nha (2007) Nghiên cứu xây dựng giải pháp bảo vệ và phát triển
    nguồn lợi Tôm Hùm. Báo cáo tổng kết Kh & KT. 153 trang.
    5. Vũ Trung Tạng & Nguyễn Đình Mão (2006) Khai thác và sử dụng bền vững
    đa dạng sinh học thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản Việt Nam. NXB
    Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh. 146 trang.
    6. Đinh Tấn Thiện (2004) Kỹ thuật ương nuôi tôm Hùm giống ở vùng biển Sông Cầu,
    Phú Yên. Tuyển tập cá c công trình nghiên cứu khoa học công nghệ ( 1984 –
    2004) , Viện NCNTTS 3. NXB Nông nghiệp –TpHCM. Trang 59 –72.
    7. Nguyễn Thị Bích Thúy (1993) Một số đặc điểm sinh học sinh sản Tôm Hùm
    Sỏi ( P.stimpsoni –Holthuis, 1963) ở vùng biển Quảng Trị, Tuyển tập các
    công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984 – 2004), NXB Nông
    nghiệp, 2004, 51 –58. 653 trang.
    8. Nguyễn Thị Bích Thúy (1994) Một số đặc điểm sinh học của Tôm Hùm
    trong thời kỳ thành thục sinh dục. Báo cáo khoa học. 23 trang.
    9. Nguyễn Thị Bích Thúy (1995). Một số đặc điểm sinh học sinh sản của Tôm
    Hùm Bông (Panulius ornatus Fabricius 1798) ở vùng biển Miền Trung.
    Luận án cao học ngành nuôi trồng thủy sản. Trường đại học Thủy Sản,
    Nha Trang.
    10. Nguyễn thị Bích Thúy (1998) Nghiên cứu các đặc điểm sinh học nhằm góp
    phần bảo vệ nguồn lợi Tôm Hùm ở vùng biển miền Trung Việt Nam, Luận
    án tiến sĩ sinh học. 196 trang.
    11. Nguyễn Thị Bích Thúy (2004) Một số dẫn liệu về ảnh hưởng của các điều
    kiện môi trường lên sự sinh trưởng của tôm con (juvenile) Tôm Hùm
    Bông (Panulirus ornatus) ở vùng biển miền Trung, Việt Nam. Tuyển tập
    các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984 – 2004), Viện
    NCNTTS 3. NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh. Trang 73 –80.
    12. Viện Hải Dương Học Nha Trang (2002) Quy hoạch tổng thể phát triển thủy
    sản vùng ven bờ Cù Mông –Xuân Đài ( Phú Yên) Giai đoạn 2001 –
    2010, Sở Thủy sản, UBND tỉnh Phú Yên. 75 trang.
    * TÀI LIỆU TIẾNG ANH:
    13. Aiken & Waddy (1980) Reproductive Biology. In the Biology and
    management of lobsters. Vol. 1: Physiology and behavior ( Ed. by J.S.
    Cobb and B. F. Phillips) Academic Press, New York. 215p.
    14. Barbara Somers (2007) A Mysterious Disease Afflicts Lobster Shells, The
    New England Lobster Research Initiative is managed by the national
    Marine Fisheries Service, the University of Rhode Island, and Rhode
    Island Sea Grant. Posted: October 18, 2007.
    15. Bell, R. S; Channells, P.W; MacFarlane, J. W; Moor, R.and Phillips, B. F.
    (1987) Movement and breeding of the ornatus rock lobster, Panulirus
    ornatus in Torres Strait and on the North –East coast of Queenland.
    Aust. Journ. Mar. Fresh. Res, Vol.38,1987, 197 –210.
    16. Berry, P. E. (1970) Mating behavior, oviposition and fertilization in the spiny
    lobster Panulirus homarus ( Linaues),Oceanogr. Res. Inst. Invest. Rep.
    1970, 24, 1 –16.
    17. Berry, P. F. (1971) The biology of the spiny lobster Panulirus homarus
    (Linaeus) off the east coast of Southern Africa, Oceanogr. Res. Inst.
    Invest. Rep. 1971, 28, 1 –75.
    18. Boghen, A. D., Castell, J. D & Conklin, D.E. (1982) Search of a reference
    protein to replace ‘vitamin –free casein’ in lobster nutrition studies. Can.
    J. Zoo., 60, 2033 –8.
    19. Bordner, C. E., D’Abramo, L. R., Conklin, D. E, Baum, N. A. (1986)
    Development and evaluation of diets for crustacean aquaculture. J.
    World Aquacult. Soc., 17, 44 –51.
    20. Brown, P.B., Leader, R., Jones, S. and Key, W. (1995) Preliminery
    evaluatetions of a new water –stable feed for cultureand trapping of
    spiny lobster ( Panulirus argus) and fish in Bahamas. J. Aquacult. Trop.,
    10, 177-183.
    21. Castell, J. D. & Covey, J. F. (1976) Dietary lipid requirement of adult
    lobster, Homarus americanus (M.E.). J. Nutr., 106, 1159 –65.
    22. Castell, J. D. & Budson, S. D (1974) Lobster nutrition: the effetc on
    Homarus americanus of dietary proteinlever. J. Fish. Res. B. D. Can.,
    31, 1363 –71.
    23. Castell, J. D., Kean, J. C., Conklin, D. E., D’Abramo, L. R. (1989) A
    standard reference diet for crustacean nutrition research. I. Evaluation of
    two formulations. J. World Aquacult. Soc., 20, 93 –99.
    24. Channells, P. History and development of the Australian rock lobster fishery
    for Panulirus ornatus. Aust. Govt. Publ. Canberr. 1986, 184 –189.
    25. Chittleborough, R. G. Breeding of Panulirus longipes cygnus(George) under
    natural and controlled conditions. Aust. J.Mar. Fresh. Res. 1967a, 27,
    499 –516.
    26. Cobb, J. S & Wang, D.Fishieries biology of lobster and Crayfishes. In the
    biology of Crustacea, Vol.10 ( Ed. By Provenzano), Academic Press,
    New York, 1985, pp.167 –247.
    27. Conklin, D. E., D’Abramo, L. R., Bordner, C.E., & Baum, N. A. (1980) A
    sucessful puriefied diet for the culuture of juvenile lobster: The effect of
    lecithin. Aquaculture, 21, 243 –9.
    28. D’Abramo, L. R., Conklin D. E. & Akiyama, D. M (1997) Crustacean
    Nutrition. Advances in World Aquculture, Vol. 6.
    29. D’Abramo, L. R., Bordner, C.E., Conklin, D. E. and Baum, N. A. (1984)
    Sterol requirement of juvenile lobster, Homarus sp. Aquaculture, 42, 18 –
    25.
    30. Du, P.T. & Hoang, D.H (2004) Combined culture of mussel: A tool for
    providing live feed and Improving envitonmental quality for lobster
    aquaculture in Vietnam. In Spiny lobster ecology and exploitation in the
    South China Sea region: Aciar proceedings, No.120, pp 57 –58.
    31. George, R. W. and Main, A. R. The evolution of spiny lobsters ( Palinuridae) :a
    study of evolution in the marine environment . Evolution, 1967, 21, 803 –820.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...