Luận Văn Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm chân trắng (Litopenaeu

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1

    MỞ ĐẦU


    Trong giai đoạn hiện nay, song song với việc phát triển các ngành kinh tế khác, nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần nâng cao đời sống và tạo việc làm cho người dân lao động. Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, được ưa chuộng trên thế giới.

    Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) là đối tượng nhập nội, có nguồn gốc từ châu Mỹ. Tôm chân trắng là đối tượng mới có triển vọng phát triển rộng rãi ở nhiều nước châu Á. Ưu điểm của nó là thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, mau lớn, thích nghi được với biên độ nhiệt độ nước và độ mặn rộng.[4]. Trong thời gian qua, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III đã nghiên cứu sản xuất giống và nuôi khảo nghiệm tôm chân trắng, nhìn chung quản lý và phát triển đúng hướng, cơ bản đảm bảo an toàn sinh học, trình độ kỹ thuật nhiều nơi được cải thiện đã mở đường cho sự phát triển của tôm chân trắng.

    Tôm chân trắng là loài có thể nuôi với mật độ cao, điều này đòi hỏi người nuôi phải đầu tư đồng bộ về nhân lực cũng như khoa học kỹ thuật. Để nâng cao năng suất và lợi nhuận, cần phải lựa chọn nguồn giống sạch bệnh, chế độ chăm sóc quản lý chặt chẽ, kiểm soát tốt các yếu tố môi truờng và quan trọng là phải sử dụng loại thức ăn phù hợp nhất.

    Chi phí thức ăn trong quá trình nuôi tôm chiếm khoảng 40 – 70 % chi phí của vụ nuôi. Tuy nhiên trong nuôi tôm, chi phí cho một kg thức ăn chưa quan trọng mà vấn đề người nuôi tôm cần quan tâm nhất đó là chi phí cho một kg tôm tăng trọng là bao nhiêu? Vì vậy ngoài việc sử dụng loại thức ăn nào có chất lượng tốt để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm, giúp tôm tăng trưởng nhanh, có sức khỏe tốt mà còn giảm được hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) đến mức thấp nhất để góp phần hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay ở thị trường Thừa Thiên Huế có nhiều loại thức ăn của nhiều công ty trong và ngoài nước với chất lượng và giá cả khác nhau. Do vậy nghiên cứu để tìm ra loại thức ăn phù hợp là một trong những khâu quyết định đến hiệu quả kinh tế cả vụ nuôi.

    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn kết hợp với nguyện vọng của bản thân. Được sự đồng ý của trường Đại học Nông lâm Huế, khoa Thủy Sản và giáo viên hướng dẫn, tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế”

    Mục tiêu của đề tài:

    - Đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn thí nghiệm đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm chân trắng. Trên cơ sở đó khuyến cáo với người nuôi loại thức ăn tôm chân trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nuôi tôm thâm canh



    PHẦN 5

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


    5.1. Kết luận

    Từ những kết quả đã thu được sau khi kết thúc thí nghiệm, có thể rút ra một số kết luận về các nội dung nghiên cứu như sau:

    5.1.1. Các yếu tố môi trường

    Môi truờng ao nuôi trong suốt quá trình thí nghiệm được điều chỉnh tương đối phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Sự biến động của các yếu tố môi trường không lớn và nằm trong ngưỡng chịu đựng của tôm, không xảy ra hiện tượng tôm bị sốc hay chết do môi trường. Giữa các nghiệm thức, môi trường ao nuôi tương đối đồng đều trong suốt thời gian thí nghiệm, sự chênh lệch là rất nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến kết quả thí nghiệm khi so sánh các loại thức ăn với nhau.

    5.1.2. Tốc độ tăng trưởng

    Tôm nuôi sử dụng thức ăn Hipo và Nuri có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với thức ăn Winner. Sau 90 ngày nuôi, khối lượng trung bình của tôm sử dụng thức ăn Hipo và Nuri tương ứng là 12,38g/con và 12,5g/con, chiều dài đạt 11,78cm và 12,07cm; sử dụng thức ăn Winner đạt 11,54g/con, chiều dài 10,83cm/con. Không có sự sai khác về khối lượng và chiều dài giữa hai nghiệm thức sử dụng thức ăn Hipo và Nuri

    5.1.3. Tỷ lệ sống

    Tôm sử dụng thức ăn Hipo và Nuri có tỷ lệ sống cao hơn thức ăn Winner. Sau 90 ngày nuôi, tỷ lệ sống của tôm ở nghiệm thức sử dụng thức ăn Hipo và Nuri cùng đạt 85%; thức ăn Winner đạt 82%.

    5.1.4. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)

    Hệ số FCR thay đổi theo từng giai đoạn, thấp nhất vào tháng thứ hai (đạt 1,04 ở nghiệm thức sử dụng thức ăn Nuri) và cao nhất vào tháng thứ ba (đạt 1,56 ở nghiệm thức sử dụng thức ăn Winner). Sau 90 ngày nuôi, sử dụng thức ăn Hipo và Nuri có hệ số FCR (1,18) thấp hơn so với thức ăn Winner (1,29)

    5.1.5. Hiệu quả kinh tế

    Sử dụng thức ăn Hipo và Nuri mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, lợi nhuận cho mỗi ao sau 90 ngày nuôi là 123.574.000 đồng và 125.590.000 đồng. Sử dụng thức ăn Winner có lợi nhuận thấp hơn đạt 93.376.000 đồng. Hiệu quả đầu tư của hai loại thức ăn Hipo và Nuri cũng cao hơn tương ứng đạt 64% và 65%; thức ăn Winner chỉ đạt 49%

    5.2. Kiến nghị

    Qua quá trình tìm hiểu tại địa bàn thực tập, theo dõi thí nghiệm và tổng hợp kết quả, chúng tôi có một số ý kiến đề xuất sau:

    - Nên sử dụng thức ăn Hipo của công ty CP và thức ăn Nuri của công ty Uni-President trong nuôi tôm chân trắng để đạt năng suất và lợi nhuận cao nhất

    - Cần phải có quy hoạch cụ thể cho từng vùng nuôi tôm chân trắng, phải đảm bảo diện tích nuôi tôm chân trắng không xâm hại đến hệ thống rừng phòng hộ, không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân tại địa phương

    - Trước khi nuôi tôm chân trắng phải lựa chọn địa điểm phù hợp, giao thông thuận tiện, chủ động nguồn nước ngọt và nước mặn

    - Cải tạo ao kỹ, nước cần phải lọc và xử lý trước khi cấp vào ao nuôi, sử dụng tôm giống có sức khỏe tốt và sạch bệnh

    - Cần phải xây dựng một quy trình kiểm soát quá trình nuôi tôm phù hợp với điều kiện của từng địa phương và từng thời điểm khác nhau
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...