Thạc Sĩ Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy cho tới nay các nước có nền kinh tế phát triển đều trải qua quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa đất nước. Về cơ bản có thể xem công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở vật chất của ngành công nghiệp, của các ngành sản xuất khác và các ngành thương mại và dịch vụ, đồng thời đó cũng là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và phục vụ yêu cầu nâng cao đời sống về mọi mặt của dân cư. Công nghiệp hoá dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, chuyển dịch cơ bản dân số và lao động, và từ đó sẽ hình thành các khu đô thị mới.
    Quá trình công nghiệp hoá ở mỗi quốc gia là sự hình thành hệ thống cơ sở vật chất của các ngành kinh tế quốc dân mà trước hết là các ngành công nghiệp. Kết quả chính của quá trình này còn bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi cả nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
    Kết quả trên đây của quá trình công nghiệp hóa tất yếu gắn liền sự hình thành các cơ sở, các khu công nghiệp, các khu thương mại, dịch vụ và các khu dân cư mới. Điều đó dẫn tới sự hình thành các khu đô thị mới hoặc sự mở rộng quy mô của các khu đô thị đã có. Do vậy, có thể khẳng định rằng đô thị hoá là một quá trình tất yếu và phổ biến của mỗ i quốc gia trong quá trình phát triển.
    Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta, sự hình thành các khu công nghiệp mới và mở rộng các khu công nghiệp hiện có là một xu hướng tất yếu.


    Tỉnh Thái Nguyên cũng không nằm ngoài quy luật chung đó, chúng ta không thể phủ nhận được rằng; trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái nguyên đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập của người dân được nâng cao, nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần và các dịch vụ khác cũng ngày ngày càng cao, quá trình công nghiệp hoá trong tỉnh đang diễn ra khá mạnh mẽ. Phổ Yên là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên với 10 khu công nghiệp và cụm công nghiệp, do đó quá trình công nghiệp hoá ở huyện Phổ Yên cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ.

    Sự hình thành các khu công nghiệp mới, các khu đô thị mới trong thời gian qua là một xu hướng tất yếu để hoà nhập với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, đồng thời với các khu công nghiệp mới vấn đề tạo lập khu tái định cư cho người dân thuộc diện quy hoạch sẽ được tiến hành như thế nào? Đời sống kinh tế - xã hội của người dân sau khi giao đất nông nghiệp cho việc giải phóng mặt bằng như thế nào? Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên


    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    2.1. Mục tiêu chung

    Đề tài thực hiện góp phần ổn định và nâng cao đời sống của các hộ nông dân chịu ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất phục vụ xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên.

    2.2. Mục tiêu cụ thể

    - Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề công nghiệp hoá và tác động của công nghiệp hoá tới đời sống của người dân vùng chịu ảnh hưởng.

    - Đánh giá được thực trạng quá trình công nghiệp hoá trên địa bàn huyện Phổ Yên.




    - Đánh giá được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các khu công nghiệp (quá trình công nghiệp hoá) tới đời sống của người nông dân trong vùng chịu ảnh hưởng.
    - Tìm ra được một số giải pháp cơ bản góp phần ổn định và nâng cao mức sống của người dân vùng chịu ảnh hưởng của các khu công nghiệp.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lao động, việc làm, thu nhập, môi trường, xã hội của các hộ gia đình trong phạm vi ảnh hưởng của các khu công nghiệp huyện Phổ Yên.

    3.2. Phạm vi nghiên cứu

    * Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn khu công nghiệp

    Nam Phổ Yên thuộc xã Trung Thành, huyện Phổ Yên.

    * Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các số liệu thứ cấp giai đoạn 2006 -

    2008; số liệu sơ cấp năm 2008.

    * Về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn trong nghiên cứu những ảnh hưởng về lao động, việc làm, thu nhập, môi trường, xã hội đối với những hộ nông dân trong vùng ảnh hưởng của các khu công nghiệp, từ đó đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống của các hộ nông dân vùng chịu ảnh hưởng.
    4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

    Một là, đề tài thực hiện hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ các vùng nông thôn Việt Nam. Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên.
    Hai là, thông qua thực hiện đề tài sẽ giúp cho những nhà hoạch định chích sách, các nhà quản lý địa phương và các doanh nghiệp thấy được những ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá tới đời sống của người nông dân chịu ảnh hưởng, qua đó có những giải pháp và những hỗ trợ thích hợp nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nông dân.
    Ba là, đề tài sẽ góp phần tìm ra cho các cấp chính quyền và cho chính những hộ nông dân những giải pháp cơ bản nhằm ổn định và nâng cao đời sống của hộ, qua đó góp phần vào thành công của quá trình công nghiệp hoá của địa phương.

    5. Bố cục của luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương:

    Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

    Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên - Thái Nguyên.

    Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm ổn định và nâng cao đời sống hộ nông dân ở các khu công nghiệp huyện Phổ Yên - Thái Nguyên.





    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2

    2.1. Mục tiêu chung . 2

    2.2. Mục tiêu cụ thể 2

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

    3.1. Đối tượng nghiên cứu . 3

    3.2. Phạm vi nghiên cứu . 3

    4. Ý nghĩa khoa học của luận văn . 3

    5. Bố cục của luận văn . 4

    Chương 1

    TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU . 5

    1.1.1. Cơ sở khoa học về công nghiệp hoá, khu công nghiệp, kinh tế hộ nông dân và ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến kinh tế hộ nông dân
    1.1.1.1. Công nghiệp hoá và vai trò của công nghiệp hoá với phát triển kinh tế

    - xã hội 5

    1.1.1.2. Khu công nghiệp, vai trò của khu công nghiệp đến phát triển kinh tế -

    xã hội nông thôn 7




    1.1.1.3. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân . 10

    1.1.1.4. Tính tất yếu phải phát triển các KCN ở vùng nông thôn . 15

    1.1.1.5. Tác động của các KCN tới đời sống hộ nông dân 17

    1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài . 23

    1.1.2.1. Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu công nghiệp . 23

    1.1.2.2. Tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam 26

    1.1.2.3. Tình hình phát triển các khu công nghiệp ở một số địa phương 28

    1.1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phổ Yên . 31

    1.2. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 32

    1.2.1 Các câu hỏi đặt ra . 32

    1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 33

    1.2.2.1. Cơ sở phương pháp luận . 33

    1.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 33

    1.2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu . 37

    1.2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 37

    1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 38

    1.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình công nghiệp hoá 38

    1.2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh những ảnh hưởng của các khu công nghiệp tới kinh tế hộ . 38

    Chương 2

    THỰC TRẠNG ẢNH HưỞNG CỦA CÁC

    KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN THÁI NGUYÊN


    2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 39

    2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên . 39

    2.1.1.1. Vị trí địa lý . 39

    2.1.1.2. Đặc điểm địa hình 39




    2.1.1.3. Đặc điểm điều kiện đất đai 40

    2.1.1.4. Đặc điểm điều kiện khí hậu - thuỷ văn . 43

    2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội . 44

    2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động . 45

    2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng 47

    2.1.2.3. Kết quả sản xuất . 49

    2.1.2.4. Thực trạng mức sống dân cư . 52

    2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu . 54

    2.2. ẢNH HưỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG

    DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN . 56

    2.2.1. Thực trạng phát triển các KCN của huyện Phổ Yên . 56

    2.2.1.1. Khái quát chung về các khu công nghiệp của huyện Phổ Yên . 56

    2.2.1.2. Chính sách ưu đãi đầu tư để phát triển các khu công nghiệp của tỉnh

    Thái Nguyên 60

    2.2.1.3. Các chính sách giải phóng mặt bằng và ổn định đời sống người dân vùng ảnh hưởng . 61
    2.2.1.4. Kết quả phát triển các khu công nghiệp huyện Phổ Yên . 65

    2.2.2. Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân 68

    2.2.2.1. Ảnh hưởng đến đất đai của hộ điều tra 68

    2.2.2.2. Ảnh hưởng đến ngành nghề của hộ 71

    2.2.2.3. Ảnh hưởng đến lao động của hộ 74

    2.2.2.4. Ảnh hưởng đến việc làm của lao động ở các hộ điều tra 81

    2.2.2.5. Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ 85

    2.2.2.6. Ảnh hưởng đến điều kiện sống của hộ . 96

    2.2.2.7. Ảnh hưởng đến môi trường 99

    2.2.2.8. Ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội 101




    2.2.3. Đánh giá chung những ảnh hưởng của khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân . 103
    2.2.3.1 Ảnh hưởng tích cực . 103

    2.2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực 104

    Chương 3

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ỔN ĐỊNH VÀ

    NÂNG CAO ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN - THÁI NGUYÊN


    3.1. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM CỦA HUYỆN PHỔ YÊN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP . 107
    3.2. ĐỊNH HưỚNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN PHỔ YÊN . 108
    3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO

    ĐỜI SỐNG CHO HỘ NÔNG DÂN . 109

    3.3.1. Các giải pháp chung . 109

    3.3.1.1. Giải pháp lao động - việc làm 110

    3.3.1.2. Giải pháp phát triển ngành nghề phi nông nghiệp 111

    3.3.1.3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng . 111

    3.3.1.4. Giải pháp về vốn 112

    3.3.1.5. Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường . 112

    3.3.2. Các giải pháp cụ thể đối với các nhóm hộ . 113

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    1. KẾT LUẬN . 116

    2. KIẾN NGHỊ 117

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...