Tiến Sĩ Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ, thành

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt vii
    Danh mục các bảng viii
    Danh mục hình xi
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
    4 Phạm vi nghiên cứu 4
    5 Những đóng góp mới của luận án 5
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6
    1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 6
    1.1.1 Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng đất nông nghiệp 6
    1.1.2 Cơ sở lý luận về dự án đầu tư 18
    1.1.3 Mối quan hệ giữa các dự án đầu tư và quản lý sử dụng đất đai 25
    1.2 Tình hình nghiên cứu về công tác chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp phục vụ các dự án đầu tư 26
    1.2.1 Tình hình nghiên cứu về công tác chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ các dự án đầu tư trên thế giới 26
    1.2.2 Các nghiên cứu về công tác chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ các dự án đầu tư ở Việt Nam 34
    1.3 Một số bài học kinh nghiệm về công tác quản lý đất đai và thu hồi đất đai thực hiện các dự án đầu tư đối với Việt Nam 40
    1.3.1 Công tác quản lý nhà nước về đất đai 40
    1.3.2 Công tác thu hồi đất phục vụ các dự án đầu tư 42
    1.3.3 Tăng cường vai trò của cơ quan nhà nước trong trường hợp chủ đầu tư tự thỏa thuận với người dân để có đất thực hiện dự án đầu tư 44


    Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
    2.1 Nội dung nghiên cứu 46
    2.1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 46
    2.1.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010 46
    2.1.3 Thực trạng một số dự án đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 - 2010 46
    2.1.4 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ 46
    2.1.5 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến môi trường trên địa bàn nghiên cứu 47
    2.1.6 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến sinh kế của người dân trên địa bàn nghiên cứu 47
    2.1.7 Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp và các dự án đầu tư 47
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 47
    2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 47
    2.2.2 Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu 49
    2.2.3 Phương pháp thống kê xử lý số liệu 51
    2.2.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 52
    2.2.5 Phương pháp lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường 52


    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    55
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 55
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội 55
    3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 59
    3.1.3 Phát triển kinh tế - xã hội và áp lực đối với đất đai 61
    3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 – 2010 62
    3.2.1 Hiện trạng sử dụng và biến động đất đai huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010 62
    3.2.2 Quản lý đất đai phân theo đối tượng sử dụng 66
    3.2.3 Công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Chương Mỹ trong giai đoạn 2000 - 2010 68
    3.3 Thực trạng một số dự án đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 - 2010 73
    3.3.1 Một số dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông giai đoạn 2000 - 2010 73
    3.3.2 Các dự án khu công nghiệp và điểm công nghiệp 78
    3.4 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp 81
    3.4.1 Các dự án đầu tư và hiện trạng hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010 81
    3.4.2 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến quy hoạch sử dụng đất huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010 89
    3.4.3 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010 96
    3.4.4 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện 102
    3.5 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến môi trường trên địa bàn huyện Chương Mỹ 105
    3.5.1 Nhận định của người dân về tác động của dự án tới môi trường 106
    3.5.2 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến môi trường xung quanh 107
    3.5.3 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đối với môi trường nước tại huyện Chương Mỹ 109
    3.6 Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến kinh tế - xã hội và sinh kế của người dân huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010 116
    3.6.1 Ảnh hưởng của các dự án đến tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của huyện Chương Mỹ giai đoạn 2000 - 2010 116
    3.6.2 Ảnh hưởng của các dự án đến sinh kế của người dân khi bị thu hồi đất 119
    3.7 Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp và các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ 130
    3.7.1 Nhóm giải pháp phục vụ công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 130
    3.7.2 Nhóm giải pháp đối với các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 134
    3.7.3 Nhóm giải pháp đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện 138


    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 143
    1 Kết luận 143
    2 Kiến nghị 145
    Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 146
    Tài liệu tham khảo 147
    Phụ lục

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam, nhưng lại là điều kiện không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển, việc sử dụng thật tốt nguồn tài nguyên quốc gia này không chỉ quyết định tương lai của nền kinh tế đất nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội. Đối với đất sản xuất nông nghiệp, quan điểm tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai của Đảng được ghi trong Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) là: “ Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của một đất nước; quyền sử dụng đất được coi như hàng hóa đặc biệt” (BCHTW Đảng, 2003). Tại Điều 18, Chương II của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài” (Quốc hội, 1992). Như vậy, Đất đai được coi là yếu tố vật chất đầu tiên, cơ bản của quá trình sản xuất xã hội nói chung và hoạt động của các dự án đầu tư nói riêng. Trong vòng hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng đề xướng (từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI), nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung đang chuyển những bước vững chắc sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đã 5 lần ban hành luật đất đai (Luật đất 1987, Luật đất đai 1993, Luật Đất đai 2003).
    Trong quá trình phát triển đất nước, báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định “ . huy động và sử dụng tất cả mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước . chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” (Nông Đức Mạnh, 2006).
    Chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, hay nói cách khác là việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư ở nước ta diễn ra mạnh mẽ. Hiện nay, ở Việt Nam đã có trên 200 các khu công nghiệp lớn, gần 300 các cụm công nghiệp và hàng nghìn các khu đô thị (Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Hà Nội, 2009), nơi đây tập trung một lượng lớn các lực lượng lao động trực tiếp và đóng góp vào ngân sách hàng tỉ USD cho sự phát triển chung của đất nước. Theo báo cáo không đầy đủ của 49 tỉnh, thành phố, từ 2004 đến 2009, đã thu hồi gần 750.000 ha đất để thực hiện hơn 29.000 dự án đầu tư. Trong tổng số đất thu hồi trên có hơn 80% là đất nông nghiệp. Hiện có khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm, nơi đất đai màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm (Mai Thành, 2009). Trong 5 năm (2006 - 2010) tổng vốn đầu tư được huy động đưa vào phát triển kinh tế - xã hội theo giá hiện hành đạt khoảng 3.062 nghìn tỉ đồng (tăng 14,4% so với kế hoạch) bằng 42,7% GDP, gấp hơn 2,5 lần so với 5 năm trước đó (Nguyễn Sinh Cúc, 1998).
    Trong giai đoạn vừa qua, các địa phương có tốc độ phát triển nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh, cũng là nơi có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều, như: Tiền Giang (20.300 ha), Đồng Nai (19.700 ha), Bình Dương (16.600 ha), Hà Nội (7.700 ha), Vĩnh Phúc (5.500 ha). Theo tính toán, do bị thu hồi đất, diện tích trồng lúa sẽ thu hẹp, vì vậy có thể làm giảm sản lượng lúa hằng năm của cả nước tới trên 1 triệu tấn (Mai Thành, 2009).
    Hiện nay, cả nước có 12 triệu hộ gia đình, nhưng chỉ có 9,4 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp, bình quân mỗi hộ chỉ có 0,7 - 0,8 ha, mỗi lao động có 0,3 ha và mỗi nhân khẩu có 0,15 ha. Ở đồng bằng Bắc Bộ con số này còn thấp hơn. Càng ít đất người nông dân càng khó có điều kiện tích lũy để đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động .(Mai Thành, 2009). Trên thực tế, sau khi bị thu hồi đất, có tới 67% số lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ, 13% chuyển sang nghề mới và có tới 25% -30% không có việc làm hoặc không có việc làm ổn định. Thực trạng này là nguyên nhân chính của 53% số dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước. Trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm, mỗi héc-ta đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc phải tìm cách chuyển đổi nghề nghiệp (cá biệt ở địa phương như Hà Nội có tới gần 20 người lao động bị mất việc) (Mai Thành, 2009).
    Huyện Chương Mỹ là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội với có diện tích tự nhiên là: 23204,92 ha. Huyện nằm trong quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20 km về phía Tây Nam đi qua quận Hà Đông. Huyện có đường quốc lộ 6A, đường Hồ Chí Minh và các đường sông (sông Bùi và sông Đáy) chạy qua. Chương Mỹ là huyện nằm giữa tam giác du lịch Hà Nội - Ba Vì - Chùa Hương. Huyện Chương Mỹ nói riêng, cũng như ở Việt Nam nói chung đang có nhu cầu phát triển mạnh các dự án, nhưng vấn đề quản lý sử dụng đất đai, quản lý môi trường không được giải quyết tốt sẽ làm cho sự phát triển kinh tế xã hội kém hiệu quả, kém bền vững.
    Nghiên cứu khoa học và thực tiễn về tác động của các dự án đầu tư đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề cần thiết và cấp thiết hiện nay. Đặc biệt, với những nghiên cứu sâu về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp còn chưa được đề cập ở mức cần thiết. Những điều này cho thấy tính thời sự, tính cấp thiết của việc nghiên cứu vấn đề này, để có thể áp dụng ngay vào quy hoạch sử dụng đất, quản lý sử dụng đất, quản lý môi trường ở huyện nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình quản lý sử dụng
    đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội góp phần làm cơ sở để hoàn thiện chính sách quản lý sử dụng đất nông nghiệp.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Việc nghiên cứu những ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp nhằm đưa ra một số giải pháp phục vụ công tác quản lý đất nông nghiệp và các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
    Nghiên cứu này còn giúp huyện Chương Mỹ, Nhà nước tổ chức lại việc sử dụng đất nông nghiệp, hạn chế các quy hoạch chồng chéo, quy hoạch treo, chống lãng phí quỹ đất nông nghiệp, huỷ hoại đất đai làm vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...