Luận Văn Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên quá trình phát sinh hình thái cây hoa huệ h

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC BẢNG iii
    DANH MỤC HÌNH iv
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Nhân giống cây bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào. 3
    1.2. Lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật. 3
    1.3. Cơ sở lý luận của nuôi cấy mô tế bào thực vật. 5
    1.4. Ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống in vitro. 6
    1.5. Kỹ thuật nuôi cấy in vitro. 8
    1.6. Các hướng nhân giống vô tính in vitro. 11
    1.7. Quy trình nhân giống in vitro. 12
    1.7.1. Lấy mẫu và xử lý mẫu. 12
    1.7.2. Tái sinh mẫu nuôi cấy. 12
    1.7.3. Nhân nhanh chồi 12
    1.7.4. Tái sinh rễ. 13
    1.7.5. Đưa cây in vitro ra vườn ươm 13
    1.8. Sơ lược về đối tượng nghiên cứu. 13
    1.8.1. Nguồn gốc. 13
    1.8.2. Phân loại 13
    1.8.3. Đặc điểm thực vật học. 14
    1.8.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa Huệ Hương. 14
    1.8.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc. 16
    1.8.6. Vấn đề sâu bệnh trên cây hoa Huệ Hương. 18
    1.8.7. Giá trị kinh tế. 19
    1.9. Tình hình sản xuất hoa huệ trong nước. 20
    CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 22
    2.1. Địa điểm thực hiện đề tài 22
    2.2. Đối tượng nghiên cứu. 22
    2.3. Phương pháp nghiên cứu. 23
    2.3.1. Phương pháp khử trùng mẫu cấy. 23
    2.3.2. Phương pháp nuôi cấy khởi động. 23
    2.3.3. Phương pháp nhân nhanh. 23
    2.3.4. Phương pháp tạo cây hoàn chỉnh. 23
    2.3.5. Phương pháp ươm cây. 24
    2.4. Bố trí thí nghiệm . 24
    2.5. Các chỉ tiêu theo dõi 27
    2.6. Thu thập và xử lý số liệu. 27
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
    Thí nghiệm 1. Xác định phương pháp khử trùng đối với mẫu nuôi cấy là phần đỉnh của các mắt ngủ tách từ củ hoa Huệ Hương. 28
    Thí nghiệm 2. Khảo sát ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên tới quá trình phát sinh hình thái của mẫu cấy. 31
    CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. 40
    4.1. Kết luận. 40
    4.2. Đề nghị 41
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
    PHỤ LỤC 46

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Cây hoa Huệ Hương (Polianthes tuberose L.) là cây hoa cắt cành thuộc nhóm thân thảo, thích cường độ ánh sáng cao và cho hoa quanh năm. Hoa Huệ Hương được nhập vào nước ta từ rất lâu. Cây hoa Huệ Hương được trồng phổ biến tại vùng Nam Trung Bộ đem lại thu nhập khá cao cho người trồng và chính là cây xóa đói giảm nghèo cho vùng chuyên canh loài cây này.
    Hiện nay, việc canh tác cây hoa Huệ thường chủ yếu được nhân giống bằng kỹ thuật nhân giống truyền thống, chủ yếu là lấy củ trồng. Với phương pháp nhân giống này dễ lây lan các mầm bệnh có sẵn trong củ, đặc biệt là bệnh virus làm giảm năng suất và phẩm chất hoa, khiến cho giống hoa này ngày càng thoái hóa.
    Trong những năm gần đây, bệnh hại trên cây hoa Huệ Hương xuất hiện nhiều, đặc biệt trong đó có một bệnh rất khó trị là bệnh chai bông. Tác nhân gây bệnh hiện vẫn chưa xác định được. Bệnh xuất hiện trên diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hoa. Bệnh không làm cho cây chết ngay nhưng làm cho chồi, củ, hoa kém phát triển, làm thất thu nguồn thu nhập của nông dân. Các triệu chứng bệnh do virus được mô tả bởi Horner và Person (1988), Chen và Chang (1998) gần giống các biểu hiện ở cây hoa Huệ Hương ở Nam Trung Bộ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo nguồn giống sạch bệnh cung cấp cho nhân dân?
    Phương pháp nhân giống in vitro với rất nhiều ưu điểm, tạo được cây con trẻ hóa và sạch bệnh nên tiềm năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cao, khắc phục được nhược điểm của phương pháp nhân giống truyền thống, khôi phục lại phẩm chất vốn có của giống. Đồng thời hệ số nhân của phương pháp nhân giống này cao đáp ứng được nhu cầu về số lượng giống có chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu sản xuất trên quy mô rộng. Cho đến nay kĩ thuật nuôi cấy mô đã được nghiên cứu ứng dụng rất có hiệu quả trong việc nhân giống hàng loạt các loại cây trồng tạo ngân hàng cây giống sạch bệnh, khỏe mạnh cho năng suất cao, phẩm chất tốt cung cấp cho sản xuất.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Xác định được ảnh hưởng của các chất đều hòa sinh trưởng thực vật lên quá trình phát sinh hình thái trong quy trình nhân giống cây hoa Huệ Hương bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào, làm cơ sở cho việc hình thành quy trình nhân giống in vitro cây hoa Huệ Hương, góp phần giải quyết những khó khăn của thực tiễn sản xuất hoa.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Cây hoa Huệ Hương là đối tượng mới của sản xuất cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô ở nước ta. Xuất phát từ yêu cầu khó khăn của thực tiễn, nhằm khắc phục hiện tượng chai bông trên cây hoa Huệ Hương, một giống hoa Huệ quý mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây hoa Huệ đã được tiến hành thử nghiệm.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Đề tài đã đưa ra được các minh chứng về tác động của phương pháp khử trùng đến tỷ lệ sống của mẫu cây, tác động của chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng phát sinh hình thái.
    Kết quả nghiên cứu đề tài có thể sử dụng nghiên cứu trong nuôi cấy mô tế bào cây hoa. Góp phần sản xuất cây giống có hiệu quả cao, chất lượng tốt, ứng dụng vào sản xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất cây hoa Huệ.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến quá trình phát sinh hình thái của mầm ngủ trên củ hoa Huệ Hương. Sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật như: kinetin, BA, IBA, α-NAA, 2,4-D, IAA.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...