Luận Văn Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời cảm ơn

    Trước hết, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo - Thạc sĩ kinh tế học Nguyễn Tiên Phong, Học viện Ngoại giao người đã chỉ bảo tận tình, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm và hoàn thành luận văn này. Sự quan tâm chu đáo, ân cần của thầy từ những buổi hướng dẫn em tìm tài liệu, phân loại tài liệu, cách làm một nghiên cứu khoa học hay những buổi chữa bài em sẽ luôn ghi nhớ! Em chúc thầy luôn mạnh khoẻ và công tác tốt!
    Em xin gửi lời cảm ơn thầy Nguyễn Văn Lịch cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa kinh tế, những người đã nhiệt tình dạy dỗ chúng em trong suốt 4 năm đại học. Những kiến thức quý báu mà thầy cô đã truyền đạt sẽ trở thành những hành trang tri thức để chúng em bước tiếp con đường sự nghiệp của mình.

    LỜI MỞ ĐẦU

    Tầm quan trọng và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với quá trình lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng đến những biến đổi của nền kinh tế mỗi quốc gia. Nó có thể làm thay đổi vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ giá hối đoái trực tiếp tác động tới sự cân bằng trong cán cân tài khoản vãng lai. Thông thường cán cân thương mại (nội dung chủ yếu của cán cân tài khoản vãng lai) của một nước có thể xấu đi hay tốt lên ngoài những yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng như quy mô sản xuất, lợi thế sản xuất của nền kinh tế thì yếu tố tỷ giá đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cán cân thanh toán. Điều này được chứng tỏ đặc biệt rõ trong những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khi mà chính phủ buộc phải thả nổi tỷ giá hối đoái để giá trị của các đồng tiền trôi nổi theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Thông qua những thay đổi của cán cân thương mại, tỷ giá còn có ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, chính sách tiền tệ, chính sách tài chính và các chính sách kinh tế vĩ mô khác
    Chính vì những tác động và ảnh hưởng quan trọng của tỷ giá hối đoái tới nền kinh tế của một quốc gia nói riêng và quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, đặc biệt là quan hệ thương mại giữa các nước với nhau mà tỷ giá hối đoái luôn được các chính phủ và các tổ chức quan tâm. Từ lâu nay, nhiều nước đã coi tỷ giá hối đoái như là một công cụ hết sức quan trọng để thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]1

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Thực tế cho thấy một chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý có thể là nhân tố quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế một nước tăng trưởng. Không ít nước đã thành công khi sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để phát triển, cũng có nhiều nước đã vấp phải những thất bại về chính sách tỷ giá. Sự biến động mạnh của một số các đồng tiền mạnh trong thời gian gần đây (đồng đô la Mỹ, đồng Yên Nhật, đồng Euro ) có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nhiều nước và thế giới. Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và từng bước hội nhập quốc tế không thể không quan tâm đến tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá. Những thành công và cả những thất bại của các nước sẽ là kinh nghiệm quý giá để Việt Nam lựa chọn cho mình một chính sách tỷ giá hối đoái thực sự có hiệu quả. VND hiện nay vẫn neo đậu chủ yếu vào đồng USD, việc điều chỉnh tỷ giá hiện nay lên hay xuống để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, giúp cải thiện cán cân thương mại là một vấn đề mà các nhà kinh tế Việt Nam luôn luôn phải tính toán.
    Xuất phát từ tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá trong nền kinh tế mở, đặc biệt là một nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ như Việt Nam. Đồng thời chúng ta cũng chưa có một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt để giúp điều chỉnh và làm cải thiện cán cân thương mại. Do vậy tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu:
    “Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam”
    Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu được chia làm bốn chương:
    Chương I: Tổng quan về cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái
    Chương II: Thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam và tác động của nó đến cán cân thương mại
    Chương III. Tăng cường hiệu quả của chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 3
    I. Cán cân thương mại 3
    1. Khái niệm về cán cân thương mại 3
    2. Những biện pháp điều chỉnh cán cân thương mại 4
    2.1. Biện pháp điều chỉnh tỷ giá. 5
    2.2. Biện pháp điều chỉnh thu nhập. 5
    II. Cơ chế điều hành tỷ giá - những vấn đề cơ bản trong việc lựa chọn tỷ giá 6
    1. Một số vấn đề cơ bản về tỷ giá. 6
    1.1 Khái niệm về tỷ giá. 6
    1.2 Tầm quan trọng của tỷ giá trong nền kinh tế mở. 7
    2. Cơ sở của việc lựa chọn tỷ giá. 9
    CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 13
    I. Thực trạng lựa chọn chế độ tỷ giá của Việt Nam 13
    1. Thực trạng chế độ tỷ giá của Việt Nam qua các giai đoạn. 13
    2. Dự báo xu hướng điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam trong thời gian tới 16
    II. Tác động của cán cân thương mại đối với nền kinh tế và thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam 19
    1. Tác động của cán cân thương mại đối với nền kinh tế. 19
    1.1Vai trò của xuất khẩu. 19
    1.2Vai trò của nhập khẩu. 20
    2. Tình hình thương mại Việt Nam trong thời gian qua. 21


    2.1 Tình hình thương mại của Việt Nam 21
    2.2 Thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai: tốt hay xấu?. 26
    III.Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam 28
    1. Tác động của tỷ giá hối đoái đến tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam 28
    1.1. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới cung hàng hoá xuất nhập khẩu 28
    1.2. Tác động của tỷ giá đến cầu xuất nhập khẩu của Việt Nam 31
    1.3. Ảnh hưởng của tỷ giá đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu 31
    2. Mô hình lượng hoá tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 32
    2.1.Xây dựng mô hình. 32
    2.2.Chạy mô hình và kết quả hồi quy. 33
    2.3.Ý nghĩa. 37
    CHƯƠNG III TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 41
    I. Mục tiêu cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam tới năm 2010. 41
    II. Tăng cường hiệu quả của chính sách điều hành tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại 43
    1. Biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả chính sách điều hành tỷ giá. 43
    2. Các biện pháp liên quan đến nhập khẩu. 46
    3.Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu. 47
    4.Phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tăng cường hiệu quả của chính sách tỷ giá. 49
    LỜI KẾT 52
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC




    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 1.1. Một số nguyên tắc lựa chọn cơ chế tỷ giá theo IMF. 10
    Bảng 2.1. Tình hình lạm phát, tỷ giá và cán cân thương mại của Việt Nam 1989-1992. 14
    Bảng 2.2. Tương quan giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế 1992-1996. 14
    Bảng 2.3 . Cán cân thanh tóan quốc tế của Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2008 22
    Bảng 2.4. Cán cân thương mại 1992-1997. 29
    Bảng 2.5. Kết quả kỳ vọng mô hình kinh tế lượng .34


    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng giá của USD trong những năm gần đây. 18
    Biểu đồ 2.2. Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai, tính theo % GDP. 22
    Biểu đồ 2.3. Tình hình thương mại của các nước khu vực Châu Á năm 2007 (% của GDP) 23
    Biểu đồ 2.4. Tài khoản vãng lai các thị trường mới nổi năm 2007 (% của GDP) 25
    Biểu đồ 2.5. Thâm hụt thương mại của Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2008. 26
    Biểu đồ 2.6. Biểu đồ tổng hợp sự thay đổi của các biến qua các năm từ 1990 đến 2008 34
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...