Thạc Sĩ Ảnh hưởng của biến đổi môi trường sông Năng đến sinh kế người Tày, Dao ở xã Bành Trạch, huyện Ba Bể,

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/11/17.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan luận văn: “Ảnh hưởng của biến đổi môi trường sông Năng
    đến sinh kế người Tày, Dao ở xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” là công
    trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả của luận văn là hoàn toàn
    trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Ngoài ra,
    luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả
    khác, cơ quan tổ chức khác có trích dẫn và chú thích rõ nguồn gốc.
    Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
    về nội dung luận văn của mình.

    Hà Nội, tháng 8 năm 2017
    Tác giả


    Lý Cẩm Tú





    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
    đến người hướng dẫn: TS. Bùi Thị Bích Lan - Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm
    Khoa học Xã hội Việt Nam. Với nhiều tài liệu, kinh nghiệm quý giá, TS. Bùi Thị
    Bích Lan là người theo sát, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài cũng như
    định hướng nghiên cứu sau này.
    Tôi xin cám ơn các thầy cô thuộc Khoa Dân tộc học và Nhân học, Học viện
    Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Sự hỗ trợ và giảng dạy
    nhiệt tình của các thầy cô đã giúp tôi có được không chỉ kiến thức mà còn cả kỹ
    năng nghiên cứu khoa học.
    Tôi xin cám ơn toàn thể các cán bộ Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa
    học xã hội Việt Nam - nơi tôi đang công tác. Sự khuyến khích của lãnh đạo Viện,
    sự ủng hộ của các anh chị đồng nghiệp là nguồn động viên to lớn giúp tôi hoàn
    thành luận văn này.
    Tôi cũng xin cám ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn, Ủy ban
    Nhân dân huyện Ba Bể, Đảng ủy cùng Ủy ban Nhân dân xã Bành Trạch và bà con
    nhân dân xã Bành Trạch, huyện Ba Bể đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực
    địa tại địa phương để thu thập tư liệu cho luận văn.
    Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, đặc biệt là bố tôi - TS.Lý
    Hành Sơn, người không chỉ luôn ở bên quan tâm động viên mà còn cung cấp nhiều
    tri thức, kỹ năng và thông tin quan trọng, là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của tôi trong
    quá trình thực hiện đề tài và nghiên cứu khoa học.
    Trong điều kiện hạn chế cả về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu, luận
    văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của
    quý Hội đồng. MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU .1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài . 2
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 9
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 11
    7. Cơ cấu của luận văn 12
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 13
    1.1. Cơ sở lý thuyết . 13
    1.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu 17
    CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG SÔNG NĂNG ĐỐI VỚI SINH KẾ
    NGƯỜI TÀY VÀ DAO TRƯỚC NĂM 1986 .26
    2.1. Vai trò của môi trường sông Năng đối với sinh kế người Tày . 26
    2.2. Vai trò của môi trường sông Năng với sinh kế người Dao . 36
    CHƯƠNG 3. SINH KẾ NGƯỜI TÀY VÀ DAO DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
    MÔI TRƯỜNG SÔNG NĂNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY .47
    3.1. Tình hình suy thoái môi trường sông Năng . 47
    3.2. Biến đổi sinh kế của người Tày và Dao ở xã Bành Trạch 54
    3.3. Một vài nhận xét về dịch vụ hệ sinh thái sông Năng sau năm 1986 71
    3.4. Kiến nghị và giải pháp . 76
    KẾT LUẬN .79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .
    PHỤ LỤC
    DANH MỤC HÌNH ẢNH
    STT Tên hình, bảng biểu Trang
    Hình 2.1
    Vai trò của các nguồn nước trong nông nghiệp đối với người Tày
    ở thôn Nà Dụ trước năm 1986
    28
    Hình 2.2
    Vai trò của các nguồn nước trong nông nghiệp đối với người Tày
    ở thôn Pác Pìn trước năm 1986
    29
    Hình 2.3
    Tóm tắt các dịch vụ hệ sinh thái sông Năng trước năm 1986 đối
    với người Tày ở thôn Nà Dụ và phía Nam thôn Pác Pìn
    34
    Hình 2.4
    Tóm tắt các dịch vụ hệ sinh thái sông Năng trước năm 1986 đối
    với người Tày ở phía Bắc thôn Pác Pìn
    35
    Hình 2.5
    Vai trò của các nguồn nước trong nông nghiệp của người Dao
    Tiền ở thôn Nà Còi trước năm 1986
    37
    Hình 2.6
    Vai trò của các nguồn nước trong nông nghiệp đối với người
    Dao Đỏ ở thôn Nà Nộc trước 1986
    37
    Hình 2.7
    Tóm tắt các dịch vụ hệ sinh thái sông Năng trước năm 1986 đối
    với người Dao Đỏ ở thôn Nà Nộc
    43
    Hình 2.8
    Tóm tắt các dịch vụ hệ sinh thái sông Năng trước năm 1986 đối
    với người Dao ở thôn Nà Còi
    44
    Hình 3.1
    Vai trò của các nguồn nước trong nông nghiệp của người Tày ở
    thôn Nà Dụ sau năm 1986
    54
    Hình 3.2
    Vai trò của các nguồn nước trong nông nghiệp của người Tày ở
    thôn Pác Pìn sau năm 1986
    55
    Hình 3.3
    Vai trò của các nguồn nước trong nông nghiệp đối với người
    Dao Đỏ ở thôn Nà Nộc sau năm 1986
    57
    Hình 3.4 Vai trò của các nguồn nước trong nông nghiệp đối với người 58 Dao Tiền ở thôn Nà Còi sau năm 1986
    Hình 3.5
    Tóm tắt các dịch vụ hệ sinh thái sông Năng sau năm 1986 đối
    với người Tày ở thôn Nà Dụ và phía Nam thôn Pác Pìn
    72
    Hình 3.6
    Tóm tắt các dịch vụ hệ sinh thái sông Năng sau 1986 đối với
    người Tày ở phía Bắc thôn Pác Pìn
    73
    Hình 3.7
    Tóm tắt các dịch vụ hệ sinh thái sông Năng sau năm 1986 đối
    với người Dao Đỏ ở thôn Nà Nộc
    73
    Hình 3.8
    Tóm tắt các dịch vụ hệ sinh thái sông Năng sau năm 1986 đối
    với người Dao Tiền ở thôn Nà Còi
    74

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    STT Tên hình, bảng biểu Trang
    Bảng 1.1 Các dịch vụ hệ sinh thái sông 14
    Hình 1.1 Vị trí địa lý xã Bành Trạch 16
    Bảng 1.2
    Đặc điểm tự nhiên và dân số các thôn Nà Nộc, Pác Pìn, Nà Dụ,
    Nà Còi
    21
    Bảng 3.1 Các thông số chất lượng nước tại sông Năng, xã Bành Trạch 48-49
    Bảng 3.2 Lưu lượng nước sông Năng lớn nhất các tháng năm 2014 49
    Bảng 3.3
    Vai trò của đất ven bờ sông Năng trước và sau năm 1986 đối với
    người Tày ở xã Bành Trạch
    60
    Bảng 3.4
    Vai trò của đất ven bờ sông Năng trước và sau năm 1986 đối với
    người Dao ở xã Bành Trạch
    61 1

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong các thành tố của môi trường, sông ngòi là tài nguyên không thể thay
    thế. Một dòng sông không chỉ cung cấp nguồn nước và thủy sản, mà còn chứa đựng
    nhiều giá trị to lớn khác như: bồi đắp đất đai cho cư trú và nông nghiệp, vận tải
    thủy, hạn chế lũ lụt, ổn định chất lượng không khí . [44]. Sông ngòi đóng vai quan
    trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội hay các hoạt động văn hóa, tinh
    thần . của con người. Lịch sử đã cho thấy những nền văn minh phương Đông cổ đại
    như Lưỡng Hà, Ấn - Hằng, vương triều Hạ (Trung Quốc) . thường ra đời ở lưu vực
    các dòng sông lớn. Sông ngòi là mạch sống của cư dân nông nghiệp.
    Việt Nam - một đất nước được ưu ái hệ thống sông dồi dào, với trên 2.360
    con sông và 16 lưu vực lớn, cung cấp hơn 1.167.000 km
    2
    diện tích đất cho cư dân
    toàn quốc [38]. Tuy nhiên, sông ngòi ở nước ta lại đang bị ô nhiễm, tàn phá nghiêm
    trọng bởi nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, công nghiệp ngày một gia tăng, cộng
    thêm rác thải và các hoạt động khai khoáng, thuỷ điện, phá rừng . không được kiểm
    soát. Tình trạng suy giảm chất lượng môi trường sông dẫn tới thiếu nước, lũ lụt, xói
    mòn, mất nguồn lợi thủy sản . đã và đang xảy ra, không chỉ ở một vài nơi, mà còn
    bao trùm nhiều vùng miền trên khắp cả nước. Đối mặt với vấn đề biến đổi môi
    trường sông, mỗi cộng đồng lại chịu mức độ ảnh hưởng khác nhau. Đặc biệt, các
    dân tộc thiểu số với đời sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên được đánh giá là đối
    tượng nhạy cảm trước tác động từ sự biến đổi môi trường [35]. Suy thoái tài nguyên
    sông ngòi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ, gây nên những thay đổi to
    lớn cả về kinh tế, văn hóa, xã hội .

    Là khu vực chậm phát triển so với cả nước, miền núi phía Bắc Việt Nam
    đang phải đối mặt với nhiều tác hại của biến đổi môi trường, trong đó bao gồm các
    hệ sinh thái sông. Đây cũng là nơi cư trú của nhiều cộng đồng, tộc người với bản
    sắc văn hóa riêng biệt, gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Suy thoái môi trường sông
    ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ, là vấn đề được nhiều cộng đồng dân tộc 2

    thiểu số hết sức quan tâm. Đối với mục tiêu phát triển bền vững, phát triển kinh tế -
    xã hội cần hài hòa với gìn giữ môi trường và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của
    từng tộc người. Do vậy, nghiên cứu về biến đổi môi trường sông ở vùng miền núi là
    đề tài thiết thực, có tính thực tiễn, ứng dụng. Đặc biệt, phân tích từ góc độ người
    dân - chủ thể đem lại cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề môi trường và hoạt động
    thích nghi của con người. Đây cũng là hướng đi mới, ít được đề cập trong các
    nghiên cứu Dân tộc học, Nhân học từ trước đến nay.
    Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Ảnh hưởng của biến đổi môi
    trường sông Năng đến sinh kế người Tày, Dao ở xã Bành Trạch, huyện Ba Bể,
    tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận văn Thạc sĩ. Đề tài tập trung vào trường hợp xã Bành
    Trạch, huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, như một minh chứng cho tương tác hai chiều
    giữa con người và tự nhiên. Dòng sông Năng chảy qua địa bàn xã có vai trò quan
    trọng đối với một số cộng đồng người dân tộc thiểu số sinh sống nơi đây, nhưng
    đang bị tàn phá nặng nề bởi nhiều lý do khách quan, chủ quan. Ngược lại, người
    dân xã Bành Trạch vốn có sinh kế phụ thuộc nhiều vào sông Năng, kể cả gián tiếp
    lẫn trực tiếp đang phải thay đổi để thích nghi. Điều này đặt ra câu hỏi về vai trò của
    chính quyền địa phương và hiệu quả của các dự án đang được triển khai. Kết quả
    nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách,
    hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    2.1. Đôi nét về tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
    Môi trường sông là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trên thế
    giới. Trong suốt thập niên 1990 đến những năm gần đây, các công trình về sông
    được xuất hiện rải rác trên các tạp chí chuyên ngành Sinh thái học và Sinh thái
    Nhân văn. Từ năm 1988, nghiên cứu khá cũ của Chowdhury E.Haque đã cho thấy
    ba cách mà người dân ở vùng đồng bằng châu thổ Jamuna (Bangladesh) chống chịu
    với tình trạng sạt lở là chấp nhận, giảm thiểu rủi ro và thay đổi. Tùy theo thu nhập
    và điều kiện mà từng hộ gia đình sẽ chọn cách nào, đôi khi xảy ra tình trạng những 3

    hộ nghèo bị “mắc kẹt” lại và bắt buộc phải chống chịu một cách yếu ớt vì họ không
    đủ tiền để thay đổi cấu trúc ngôi nhà hay chuyển đi nơi khác [42].
    Tiếp đến năm 1998, bài báo Giá trị của một dòng sông lại một lần nữa cho
    thấy vai trò quan trọng của môi trường sông đối với con người. Lấy ví dụ cụ thể là
    sông Skokomish ở Puget Sound, Washington, Hoa Kỳ, nhóm tác giả đã chỉ ra một
    con sông không chỉ đóng vai trò cung cấp các nguồn lợi kinh tế mà còn mang nhiều
    giá trị phi kinh tế, và dự án thủy điện Cushman trên dòng sông này gây ảnh hưởng
    đến cộng đồng người Skokomish Indian sinh sống lân cận nhiều hơn những gì các
    nhà quản lý có thể nhận thấy. [38]
    Sau đó 11 năm, báo cáo Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái sông Verde (Arizona,
    Hoa Kỳ) [49] - công trình quy mô nhất năm 2009 của cơ quan bảo vệ Môi sinh Hoa
    Kỳ (EPA) tiếp tục đề cập đến vấn đề môi trường sông Verde. Sử dụng phương pháp
    truyền thống là phỏng vấn, điều tra cộng đồng kết hợp với phân tích định lượng, các
    tác giả chỉ ra rằng: tuy không đem lại nhiều nguồn lợi tự nhiên trực tiếp, nhưng con
    sông này đóng vai trò quan trọng trong văn hóa của cư dân địa phương. Đặc biệt,
    hoạt động du lịch đem lại 1/6 tổng thu nhập của vùng, cũng như tạo việc làm cho
    khoảng 12.130 người. [49]
    Trên đây là ba nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả ở ngoài nước trong số rất
    nhiều nghiên cứu từ góc nhìn Sinh thái nhân văn về các cộng đồng cư dân, các
    nhóm xã hội . đặt vào trong mối tương quan với những dòng sông. Trước sự thay
    đổi nhanh chóng của môi trường sông trong thời gian gần đây, không chỉ các cộng
    đồng khác nhau, mà các cá nhân trong cùng một cộng đồng cũng có thể có phương
    pháp ứng phó khác biệt nhau.
    2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
    Việt Nam là một quốc gia đa tộc người. Các tộc người thiểu số cư trú chủ
    yếu ở vùng miền núi và có bản sắc văn hóa độc đáo, góp phần không nhỏ tạo nên sự
    đa dạng và thống nhất trong nền văn hóa của đất nước ta [34]. Trong công trình Các
    dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam và môi trường, tác giả Hoàng Hữu Bình cho 4

    biết rằng, môi trường tự nhiên vốn có ảnh hưởng toàn diện đến các tộc người tại
    chỗ, bao gồm cả thuận lợi và khó khăn. Theo đó, thuận lợi là sự phong phú của
    nguồn tài nguyên và đa dạng của hệ tự nhiên, còn khó khăn là thiên tai, dịch bệnh,
    địa hình phức tạp gây cản trở giao thông, cơ sở hạ tầng [2]. Với hệ thống sông dày
    đặc, sở hữu hai đồng bằng châu thổ lớn ở phía Nam và phía Bắc, sông ngòi luôn
    đóng vai trò to lớn trong đời sống của cư dân nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, trước
    năm 2000, các công trình chuyên khảo về môi trường sông từ góc nhìn Dân tộc học
    lại dường như còn hiếm, nếu không muốn nói là vắng bóng. Ở Việt Nam, các
    nghiên cứu liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái nói chung đã xuất hiện từ sau năm
    2000, sau Chương trình Quốc gia về Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES), tuy
    nhiên, với quy mô hạn chế và đối tượng chủ yếu là các công trình thủy điện. Trên
    lĩnh vực khoa học tự nhiên, cụ thể là Sinh thái học, từ năm 2010, những vấn đề về
    dịch vụ hệ sinh thái được tiếp cận nhiều hơn theo hướng lượng giá, phân tích liệt kê,
    đánh giá tác động đến cộng đồng địa phương của những thay đổi cục bộ . Đối
    tượng chủ yếu vẫn là rừng mà rất ít nghiên cứu tới các hệ sinh thái nước ngọt.
    Ngược lại, trên lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là Dân tộc học, hệ sinh thái
    sông rất ít được quan tâm. Suốt một giai đoạn dài trước những năm 2000, chỉ có các
    nghiên cứu về thủy điện phần nào nhắc đến vấn đề này. Trong số đó, cuốn sách
    Cộng đồng dân tộc Tây Bắc Việt Nam và thủy điện của Diệp Đình Hoa với sự cộng
    tác của Trần Văn Hà và Phạm Vĩnh Bảo (1996) là một công trình chuyên sâu tiêu
    biểu. Phân tích tác động của thủy điện lòng hồ sông Đà trên cộng đồng dân cư ba
    tỉnh Tây Bắc, tác giả chỉ ra tầm quan trọng của môi trường sông đối với con người:
    không chỉ ảnh hưởng đến sinh kế, tác động sâu xa của nó còn dẫn tới chuyển cư,
    thay đổi môi sinh, làm biến đổi văn hóa xã hội, y tế và sức khỏe [8]. Theo đó, năm
    2011, với bài Tác động của dự án thủy điện Tây Nguyên đến sinh kế và văn hóa của
    người dân tái định cư, tác giả Bùi Văn Đạo cũng đề cập tới những tác động không
    mong muốn của một số dự án thủy điện ở Tây Nguyên tới sinh kế người dân [5] .
    Năm 2004, cuốn sách Biến đổi môi trường dưới tác động của các hệ nhân
    văn ở Điện Biên, Lai Châu của Tạ Long và Ngô Thị Chính [12] đã đề cập rõ nét 5

    hơn đến tương quan giữa con người và tự nhiên. Qua khảo sát ở xã Mường Phăng,
    huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, các tác giả đã phân tích sự biến động môi trường
    tự nhiên (rừng, đất đai, khí hậu, nguồn nước, động vật ) trước và sau thập niên
    1970. Con người, mà cụ thể là sinh kế, dân số và các thể chế, chính sách quản lý, sử
    dụng tài nguyên đều gây nên biến đổi sinh thái. Các tác giả chỉ rõ: “Những đổi thay
    đó không làm giảm sức ép của con người lên môi trường, ngược lại dân số nông
    nghiệp sống dựa vào đất đai tăng nhanh tới hàng chục lần trong nửa thế kỷ với tốc
    độ tự nhiên và cơ học [12, tr.235]. Nói cách khác, ảnh hưởng của con người lên tự
    nhiên ngày càng lớn dần theo thời gian và sự phát triển kinh tế. Đây là một trong số
    các luận điểm phân tích chính, quan trọng nhất được luận văn này kế thừa.
    Tiếp tục hướng nghiên cứu về thủy điện, năm 2012, qua công trình đồ sộ
    Văn hóa các tộc người vùng lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Sơn La của
    PGS.TS. Phạm Quang Hoan và nhóm tác giả cho thấy bức tranh văn hóa trước khi
    tái định cư và khi tái định cư của 9 dân tộc trên các địa bàn được chọn nghiên cứu.
    Trong đó, sinh kế, đời sống xã hội, văn hóa vật chất và tinh thần được đề cập đến
    khá đầy đủ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, ở đây là sông Đà lại
    chưa thật sự đậm nét [9].
    Gần đây, sự xuất hiện của một số công trình về sông cho thấy, hướng nghiên
    cứu đã “mở” hơn, liên ngành hơn trong bối cảnh mới. Bởi vì, Dân tộc học/Nhân học
    hiện đại ở nước ta hiện nay không chỉ quan tâm đến các tộc người thiểu số và tộc
    người đa số ở đồng bằng và miền núi, mà còn mở rộng đến các cộng đồng, các
    nhóm cư dân người Kinh ở vùng ven biển, ven sông, ngập mặn . Có thể kể đến một
    số công trình như: Cẩm nang dòng chảy môi trường của IUCN (2007) [13]; bài báo
    Tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân dễ bị tổn thương ở tỉnh
    An Giang của Phạm Xuân Phú (2013) [18]; báo cáo An ninh nguồn nước & quản lý
    lưu vực sông của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (2015) [26]; cuốn sách Sinh
    kế của cư dân các làng chài dọc sông Lô của Nguyễn Thị Tám (2017) [22] . Trong
    đó, các hệ sinh thái sông nổi lên như một đối tượng mới, đang bị biến đổi mạnh mẽ
    dưới các tác động tự nhiên, xã hội. Qua nội dung hầu hết những công trình kể trên 6

    cho thấy, sự suy thoái môi trường, giảm sút các nguồn lợi tự nhiên của sông ngòi
    đều ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Tác giả Nguyễn Thị Tám cho
    biết: “Hiện nay, nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên sông Lô xưa kia được coi là không
    bao giờ cạn, thì nay đang ngày càng khan hiếm. Một số loài thủy sản có giá trị kinh
    tế cao trong thời gian gần đây bị giảm về số lượng cũng như sản lượng và có nguy
    cơ bị mất đi như cá anh vũ, cá lăng làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động đánh bắt
    cá truyền thống ở làng chài. Ngư dân bị mất nguồn lợi phải di chuyển mở rộng địa
    bàn đánh bắt, hoặc phải tìm cách ứng phó với tình trạng này” [22, tr.215].
    Dưới tác động của phát triển kinh tế - xã hội, môi trường tự nhiên ở Việt
    Nam đã và đang biến đổi mạnh mẽ, kéo theo đó nhiều thách thức đối với các dân
    tộc trong phát triển sinh kế, ổn định cuộc sống [4], [10]. Vì vậy, vấn đề biến đổi môi
    trường tự nhiên, trong đó có môi trường sông luôn là một chủ đề nóng được quan
    tâm trên nhiều diễn đàn khoa học trong nước, quốc tế, đã có không ít nghiên cứu về
    suy thoái môi trường và tác động đến cuộc sống con người được tiến hành. Song,
    các nghiên cứu từ góc nhìn Dân tộc học ở nước ta về vấn đề này vẫn còn chưa
    nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về những tác động của sự biến đổi môi trường sống tới
    người dân các dân tộc thiểu số ở miền núi. Trong khi, có điều đáng lưu ý là đối
    tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi môi trường sinh thái, đôi khi không
    phải người trực tiếp phá hủy hệ sinh thái, mà lại là các cộng đồng tại chỗ [35]. Cho
    dù nhân dân địa phương phải tự mình giải quyết các vấn đề [8, tr.52] thì việc tìm ra
    hướng đi phù hợp với những giải pháp khoa học và khả thi là nhiệm vụ của chúng ta
    (các nhà khoa học, trong đó có nhà dân tộc học/nhân học), đặc biệt trong bối cảnh
    phát triển bền vững đang trở thành hướng đi chung trên toàn thế giới.
    Qua tổng quan một số nghiên cứu, không chỉ trong Dân tộc học, mà trên
    nhiều lĩnh vực và ngành khoa học, nghiên cứu về sông ngòi ở Việt Nam dường như
    rất ít. Song, các công trình hiện có về môi trường tự nhiên cũng như về môi trường
    sông, nhất là những công trình mà trên đã đề cập đều là nguồn tài liệu quý giá để
    chúng tôi có thể so sánh và kế thừa cho tài luận văn. Bởi đến nay, biến đổi môi
    trường sông Năng tác động đến sinh kế cư dân các tộc thiểu số ở hai bên bờ sông 7

    này vẫn chưa có nghiên cứu sâu. Năm 2014 mới có một nghiên cứu của tác giả luận
    văn về Đa dạng sinh học nông nghiệp ở xã Bành Trạch, nhưng không bàn đến suy
    thoái môi trường sông Năng cùng hình thức thích ứng của các tộc người sinh sống
    gần bờ [27] và gần đây khi làm luận văn, tác giả cũng mới công bố một bài báo về
    Sông Năng trong sinh kế của ngươi Dao ở xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
    Kạn [28]. Năm 2016, sông Năng tuy được nhắc đến trong một nghiên cứu mới
    thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên: Xây dựng mô hình tích hợp viễn thám và GIS xác
    định nguy cơ tai biến lũ quét lưu vực sông Năng, tỉnh Bắc Kạn của Lê Như Ngà
    [16], nhưng chỉ thuần túy về bản đồ, viễn thám và địa lý, với đối tượng chính là địa
    hình và tình trạng lũ quét trên lưu vực sông Năng, tức không đề cập tới các cộng
    đồng dân cư, các hệ sinh thái nhân văn của dòng sông Năng. Do đó, trong xu hướng
    liên ngành và xuyên ngành của khoa học hiện đại, rất cần thiết có thêm nhiều
    nghiên cứu từ góc nhìn Dân tộc học về tộc người trong mối quan hệ với các yếu tố
    môi trường tự nhiên nói chung, với môi trường sinh thái sông nước nói riêng, để
    đánh giá toàn diện và định hướng lâu dài tới phát triển bền vững. Đây chính là
    hướng nghiên cứu của đề tài luận văn mà chúng tôi đã chọn.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của để tài luận văn là tìm hiểu ảnh hưởng của suy thoái
    môi trường sông Năng đến sinh kế của một số tộc người ở xã Bành Trạch huyện Ba
    Bể tỉnh Bắc Kạn, trên cơ sở đó đề xuất một vài kiến nghị nhằm hạn chế sự suy thoái
    của môi trường sông Năng và phát triển sinh kế.
    Để đạt được mục tiêu đã đề ra, luận văn đã xây dựng những nhiệm vụ nghiên
    cứu cụ thể như sau:
    + Tìm hiểu về tình hình biến đổi môi trường sông Năng từ năm 1986 trở lại
    đây và nguyên nhân của sự biến đổi đó;
    + Tìm hiểu, so sánh các hoạt động sinh kế liên quan đến sông Năng của
    người Tày ở xã Bành Trạch, huyện Ba Bể trong thời gian trước và sau năm 1986; 8

    + Tìm hiểu, so sánh các hoạt động sinh kế liên quan đến sông Năng của
    người Dao ở xã Bành Trạch, huyện Ba Bể trong thời gian trước và sau năm 1986;
    + Đưa ra nhận xét sơ bộ về ảnh hưởng của suy thoái hệ sinh thái sông Năng
    đến sinh kế của đồng bào, nêu bật mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên
    theo góc độ Dân tộc học và Sinh thái học;
    + Đề xuất một vài kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng biến đổi hệ sinh thái
    sông Năng, hướng tới mục tiêu phát triển sinh kế bền vững và bảo vệ môi trường.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự tác động của biến đổi môi trường
    sông Năng đến sinh kế người Tày, Dao xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
    - Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào hai nội dung: 1) Môi trường sông
    Năng, bao gồm cả dòng nước và vùng ven bờ; 2) Sinh kế của hai tộc người Tày và
    Dao, được chia thành bốn hoạt động chính, chỉ tập trung vào các hoạt động liên
    quan đến sông Năng như trồng trọt, chăn nuôi (bao gồm cả trên cạn và dưới nước),
    khai thác nguồn lợi tự nhiên (đánh bắt thủy sản, khoáng sản .), các hoạt động khác
    (thương mại và giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, đi làm ăn xa .).
    - Phạm vi thời gian nghiên cứu tập trung từ khi Đổi mới đất nước năm 1986
    đến nay, tuy nhiên các hoạt động sinh kế được so sánh lịch đại (trước và sau năm
    1986) và đồng đại (giữa 2 tộc người Tày và Dao) để là rõ sự ảnh hưởng của biến đổi
    môi trường sông Năng. Những nghiên cứu khác trên lĩnh vực khoa học tự nhiên
    (lượng giá môi trường, phân tích môi trường) thường lấy mốc thời gian là 10
    năm, song luận văn này tiếp cận theo hướng liên ngành. Mốc 1986 được chọn để
    phân tích sâu hơn biến đổi của các hoạt động sinh kế dựa trên thay đổi chính sách,
    đồng thời cho thấy tác động của chính sách đến môi trường như một quan hệ hai
    chiều. Như tác giả đã tổng kết từ kết quả nghiên cứu của mình, chủ trương Đổi mới
    đem lại nhiều chuyển biến kinh tế tích cực nhưng cũng trực tiếp và gián tiếp gây
    suy thoái môi trường bởi tư duy chủ quan, chỉ chú trọng lợi ích, phát triển không
    bền vững 9

    - Phạm vi không gian nghiên cứu (địa bàn) là xã Bành Trạch, huyện Ba Bể,
    tỉnh Bắc Kạn. Trong đó, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại 4 thôn: Nà Dụ, Pác Pìn,
    Nà Nộc và Nà Còi - nơi có hai tộc người trên sinh sống.
    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Phương pháp luận
    Về phương pháp luận thực hiện luận văn này, tác giả dựa trên cơ sở lý luận
    duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin để xem xét đối
    tượng nghiên cứu có mối quan hệ, vận động, biến đổi liên tục. Bên cạnh đó, luận
    văn còn dựa trên quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh
    về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc.
    Luận văn được tiếp cận từ góc độ chuyên ngành và liên ngành, áp dụng đồng
    thời hai góc nhìn của Dân tộc học và Sinh thái nhân văn. Trong đó, môi trường
    được coi như một trong năm nguồn lực của sinh kế, và nghiên cứu tác động lên hệ
    nhân văn qua sự biến đổi các phương thức sinh kế. Dưới quan điểm Dân tộc học,
    dân tộc là chủ thể của các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội và các vấn đề đó đều
    mang tính tộc người [41]. Do vậy, phải xem xét sự vật như nó vốn có từ con mắt
    của người trong cuộc, không tìm cách áp đặt những đánh giá chủ quan của nhà khoa
    học. Dưới quan điểm Sinh thái nhân văn, không thể xem xét con người như một
    thành phần siêu vật chất hay siêu tự nhiên, mà con người là một phần của tự nhiên.
    Tuy nhiên, thành phần này mang sức mạnh ưu thế nhất, có thể thay đổi sâu rộng tự
    nhiên như những gì ngày nay chúng ta chứng kiến. Tương tác tự nhiên - nhân văn
    được nhìn nhận ở cả hai bình diện: con người phản ứng, thích nghi với môi trường
    và con người tác động ngược lên môi trường.
    Môi trường hay như trong luận văn này là dòng sông Năng ở xã Bành Trạch
    được phân tích theo các vai trò, chức năng (đối với dịch vụ hệ sinh thái). Tương tác
    giữa các dịch vụ hệ sinh thái sông và hoạt động sinh kế được xây dựng thành sơ đồ,
    từ đó tiếp cận theo góc độ hệ thống, so sánh trên phương diện lịch sử mối tương
    quan ấy ở hai tộc người Tày, Dao tại địa bàn nghiên cứu, đặt trong điều kiện tác 10

    động của các hệ nhân văn khác, kể cả chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa
    phương để phân tích sâu. Tuy nhiên, do nguồn lực hạn chế của một đề tài luận văn,
    tất cả các dịch vụ hệ sinh thái của sông Năng sẽ không được liệt kê đầy đủ như mô
    hình đã trích dẫn, mà chỉ quan tâm đến những vai trò cơ bản, nổi bật nhất bao gồm:
    nguồn nước, đất đai ven bờ, nguồn lợi thủy sản và tuyến đường giao thông vận tải.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp chủ đạo là điền dã Dân tộc học, trong đó sử dụng các công cụ
    nghiên cứu như sau:
    + Phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố các đối tượng là chủ hộ, người già hoặc
    trung niên trên 40 tuổi, phụ nữ . để có được bức tranh tổng quát về sự biến đổi của
    môi trường sông Năng cũng như hoạt động sinh kế của cộng đồng các tộc người địa
    phương trong thời gian trước và sau năm 1986.
    + Thảo luận nhóm giữa các nhóm đối tượng khác nhau: nhóm cán bộ địa
    phương, nhóm phụ nữ, nhóm trung niên, nhóm thanh niên để có thông tin toàn
    diện về ảnh hưởng của biến đổi môi trường sông Năng đến sinh kế.
    + Quan sát tham dự vào đời sống của người dân, đặc biệt là những sinh hoạt
    liên quan đến sông Năng, kết hợp chụp ảnh, ghi chép .
    - Phương pháp định lượng: Thiết lập bảng hỏi và tiến hành điều tra hộ gia
    đình vào tháng 2 năm 2016 và tháng 4 năm 2017. Số lượng phiếu tỷ lệ với số hộ của
    từng thôn, cụ thể: Nà Dụ 30 phiếu, Pác Pìn 20 phiếu, Nà Nộc 20 phiếu, Nà Còi 30
    phiếu (tổng số: 100 phiếu). Các hộ gia đình được chọn với tiêu chí sống ở địa
    phương tối thiểu 30 năm nếu là người tại chỗ; 20 năm tính từ Đổi mới năm 1986
    nếu từ nơi khác di cư đến, để lấy cơ sở so sánh lịch đại. Câu hỏi được thiết kế nhằm
    phục vụ mục tiêu nghiên cứu, trả lời cho các câu hỏi về sinh kế của người dân
    trước, sau năm 1986 và đánh giá, nhận xét của họ về vấn đề suy thoái môi trường
    sông Năng. Số liệu điều tra hộ gia đình sau đó được xử lý bằng phần mềm SPSS và
    tổng hợp dưới dạng bảng và biểu đồ. 11

    - Phương pháp kế thừa: tham khảo và trích dẫn những nghiên cứu đã công bố
    của một số nhà khoa học đi trước với nội dung liên quan tới vấn đề nghiên cứu,
    phương pháp nghiên cứu và nhiều vấn đề khác.
    + Ngoài ra, tài liệu thứ cấp là các số liệu thống kê của Đảng ủy, Ủy ban nhân
    dân xã Bành Trạch; báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn; tài liệu
    liên quan đến các dự án đang triển khai trên sông Năng; bản đồ hành chính, quy
    hoạch, thủy văn .; thông tin trên sách báo, internet . về tình hình kinh tế, xã hội và
    môi trường tại điểm nghiên cứu . cũng được khai thác để phục vụ cho luận văn.
    - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến đóng góp của một số nhà khoa
    học trên cả hai lĩnh vực Nhân học và Sinh thái học.
    - Sử dụng các phương pháp hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp khi viết
    báo cáo. Lựa chọn 2 tộc người là Tày và Dao dựa theo địa bàn cư trú và văn hóa xã
    hội, đề tài muốn tập trung so sánh hoạt động sinh kế giữa các dân tộc này, trên cả
    phương diện đồng đại và lịch đại.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    Là một nghiên cứu theo hướng tiếp cận mới, luận văn không chỉ có ý nghĩa
    lý luận mà còn có giá trị thực tiễn đối với tình hình phát triển ở địa phương.
    - Ý nghĩa lý luận:
    + Luận văn cung cấp nguồn tư liệu mới và chính xác về tình hình biến đổi
    môi trường sông Năng và ảnh hưởng của sự biến đổi này tới sinh kế hai tộc người
    Tày và Dao.
    + Luận văn thể hiện hướng tiếp cận mới, liên ngành Dân tộc học - Sinh thái
    học, mang tính ứng dụng cao và thiết thực.
    - Ý nghĩa thực tiễn:
    + Đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của suy thoái hệ sinh thái sông Năng đối với
    sinh kế của đồng bào, cung cấp cơ sở khoa học cho các chính sách của địa phương. + Góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tri thức địa
    phương của tộc người, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
    7. Cơ cấu của luận văn
    Luận văn có độ dài 80 trang. Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu
    tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
    Chương 1. Cơ sở lý thuyết và khái quát địa bàn nghiên cứu
    Chương 2. Vai trò của môi trường sông Năng đối với sinh kế của người Tày
    và Dao trước năm 1986
    Chương 3. Sinh kế của người Tày và Dao dưới tác động của biến đổi môi
    trường sông Năng từ năm 1986 đến nay
     
Đang tải...