Tiểu Luận Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến HST đô thị. Mô hình sinh thái nhằm ứng phó, ngăn ngừa ảnh hưởngcủ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến HST đô thị. Mô hình sinh thái nhằm ứng phó, ngăn ngừa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

    MỤC LỤC
    A. Đặt vấn đề 2
    B. Nội dung 3
    I. Biến đổi khí hậu là gì? . 3
    II. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu 4
    III. Hậu quả của biến đổi khí hậu 9
    3.1. Các hệ sinh thái bị phá hủy 9
    3.2. Mất đa dạng sinh học 10
    3.3. Chiến tranh và xung đột . 11
    3.4. Các tác hại đến kinh tế . 12
    3.5. Dịch bệnh 13
    3.6. Hạn hán . 14
    3.7. Bão lụt . 15
    3.8. Những đợt nắng nóng gay gắt . 15
    3.9. Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ . 16
    3.10. Mực nước biển đang dâng lên 16
    IV. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến HST đô thị . 18
    4.1. Hệ sinh thái đô thị là gì? . 18
    4.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các HST đô thị 19
    4.2.1. Nguy cơ mất nơi ở do mực nước biển dâng cao và hiện tượng sa mạc hóa.20
    4.2.2. Ngập lụt ngày càng nghiêm trọng hơn . 21
    4.2.3. Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị 23
    4.2.4. Mưa acid phá hủy các công trình – kiến trúc đô thị 25
    4.2.5. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến con người 26
    V. Mô hình sinh thái nhằm ứng phó, ngăn ngừa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
    5.1. Sử dụng hệ thống cây xanh . 33
    5.2. Xây dựng đô thị sinh thái 34
    5.3. Khuyến khích sử dụng và phát triển năng lượng tái tạo . 38
    C. KẾT LUẬN 40
    TÀI LIỆU THAM KHẢO







    A. Đặt vấn đề
    Trong quá trình tiến hóa và phát triển, con người luôn phải dựa vào các yếu tố sẵn có trong tự nhiên. Con người với tư cách là một vật thể sống, một yếu tố của sinh quyển đã tác động trực tiếp vào môi trường. Các hệ sinh thái tự nhiên hoặc dần chuyển thành hệ sinh thái nhân tạo, hoặc bị tác động của con người đến mức mất cân bằng và suy thoái. “Báo cáo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) tháng 10/2006 cho biết, hiện tượng băng tan ở Greenland đạt tốc độ 65,6 kilômét khối, vượt xa mức tái tạo băng 22,6 kilômét khối một năm từ tuyết rơi. Trung tâm Hadley của Anh chuyên nghiên cứu và dự đoán thời tiết cũng dự đoán: 1/3 hành tinh sẽ chịu ảnh hưởng của hạn hán nếu việc thay đổi khí hậu không được kiểm soát. Những kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng 9/2006 cho thấy, nhiệt độ thế giới đã tăng lên với tốc độ chưa từng có trong vòng ít nhất 12.000 năm qua. Chính điều này đã gây nên hiện tượng Trái đất nóng lên trong vòng 30 năm trở lại đây. Các nhà khoa học cho rằng: thế kỷ vừa qua, nhiệt độ trung bình của Trái đất đã tăng thêm 1oC do việc tích lũy các chất cácbon điôxít (CO2), mêtan (CH4) và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác trong không khí (như N2O, HFCs, PFCs, SF6) - sản phẩm sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các nhà máy, phương tiện giao thông và các nguồn khác.Những hiện tượng trên đều do biến đổi khí hậu gây nên.
    Biến đổi khí hậu được gọi là toàn cầu vì nó diễn ra ở hầu như mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước bị ảnh hưởng bởi khí hậu toàn cầu. Vị trí địa lý của Việt Nam khiến Việt Nam rất dễ bị tổn thương trước những biến đổi khí hậu cả về hình thái khí hậu khi mực nước biển tăng, lẫn diện tích đất canh tác sẽ bị thu hẹp. Trong các hệ sinh thái dễ bị tổn thương thì hệ sinh thái đô thị đang đứng trước nguy cơ đó. Vậy biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng như thế nào đến thế giới, cụ thể hơn đến Việt Nam để từ đó con người có thể đưa ra những mô hình sinh thái, những giải pháp nhằm ứng phó với những biến đổi đó. Câu hỏi nêu ra này chính là lí do để tôi chọn tiểu luận Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến HST đô thị. Mô hình sinh thái nhằm ứng phó, ngăn ngừa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”. Nếu không có những biện pháp phù hợp và hiệu quả để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, hậu quả sẽ là khôn lường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...