Tiểu Luận Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến việc hình thành nhân cách của trẻ

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tiểu luận cuối kỳ môn Xã hội học gia đình.
    Tên dề tài nghiên cứu: Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
    Dẫn nhập:
    Gia đình là “hạt nhân” của xã hội, gia đình hạnh phúc thì xã hội sẽ văn minh. Gia đình hạnh phúc là ở đó mỗi cá nhân đều có được những điều kiện sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Đây cũng là điều mà mọi người mong muốn, tuy vậy cuộc sống không như mong muốn. Những áp lực về cuộc sống thường ngày ( chủ yếu là về kinh tế ) khiến cho con người ta thay đổi cả về tâm lý lẫn hành động, trong gia đình thì đó là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến hiện tượng bạo lực gia đình.
    Ở đây trong phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận nhỏ của mình tôi xin phép chỉ tìm hiểu một hệ quả, một phần trong cả hệ thống những hệ quả xấu của “bạo lực gia đình”. Mặc dù là một phần nhỏ nhưng lại mang trong nó những hệ quả mang tính lâu dài về sau, đó là: “ Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến việc hình thành nhân cách của trẻ ”.
    Tại sao lại nói vấn đề này lại mang tính quan trọng quyết định về lâu dài là vì tuổi trẻ hay trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Muốn đất nước văn minh và phát triển thì cần phải chú trọng đầu tư cho tương lai, và con người chính là yếu tố quyết định quan trọng nhất.
    “Bạo lực gia đình” đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong gia đình Việt, nó là hệ quả của tổng hòa nhiều yếu tố tác động xung quanh một gia đình, đồng thời nó cũng giống như một hệ quả mà ở đó những áp lực cuộc sống thương ngày quá lớn hay những quan niệm hủ túc từ thời kỳ phong kiến trước đây khiến cho những gia đình vốn là nơi “đơm hoa kết trái” của tình yêu xuất hiện mâu thuẫn, mâu thuẫn gia đình này đến một mức nào đó sẽ vượt quá giới hạn chịu đựng của con người và khiến họ đưa ra những hành động mang tính tiêu cực để giải tỏa căng thẳng. Trên đây là cách nhìn đơn giản nhất về “ bạo lực gia đình ”.
    Bạo lực gia đình là hành vi tấn công của một người ( thường là người đần ông ) đối với người khác có quan hệ tình cảm đối với họ bằng cách dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để kiểm xoát người khác. Người có hành vi bạo lực thường kiểm xoát cả về tài chính và các quan hệ xã hội của người là đối tượng của hành vi bạo lực ( Bùi Thu Hằng 2011 ).
    Bạo lực gia đình là bất kỳ hành động nào trong gia đình, do các thành viên của gia đình gây ra, làm tổn thương đến sức khỏe thể xác, tinh thần hoặc xâm phạm quyền tự do của các thành viên khác.
    Bạo lực gia đình có thể xảy ra giữa chồng và vợ, giữa bố mẹ chồng và con dâu, giữa an hem ruột với nhau, giữa con dâu với bố mẹ chồng, bố mẹ và con cái Tuy nhiên, theo các số liệu nghiên cứu thì có tới hơn 90% các trường hợp bạo lực gia đình là do nam giới ( đa số là chồng ) gây ra với vợ và con cái.
    Theo các nhà nghiên cứu thì bạo lực gia đình thường đi lại bạo lực chống lại phụ nữ và bạo lực trên cơ sở do nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em gái mặc dù đàn ông cũng là nạn nhân của vấn đề này ( Trần Thị Vân Anh và Nguyễn Hữu Minh 2008 ).
    Bạo lực gia đình hiện đang ngày càng có tình toàn cầu ( Phạm Thanh Nhiễm, 1993; Lê Thị Quý, 2000) với những hậu quả to lớn đối với gia đình và xã hội.
    Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này tôi chỉ xem xét một khía cạnh của bạo lực gia đình, đó là bạo lực gia đình đối với trẻ em và ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
    Hay còn được biết đến là “nạn bạo hành trẻ em”
    Nguyên nhân của nạn bạo hành trẻ em:
    Văn hoá ″Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi″ bấy lâu nay khiến cho người ta coi chuyện đánh con là bình thường là quyền của cha mẹ là cho con lên người; do thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về quyền trẻ em nói riêng; về kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cộng đồng, gia đình và chính bản thân các em đã dẫn tới mọi người vẫn cho rằng cha mẹ có quyền dạy con bằng đòn roi, bằng sự xỉ nhục, hành hạ.
    Pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe những người có hành vi bạo lực, như Điều 110 Luật Hình sự có quy định ″Người nào đối xử tàn ác với đối tượng là trẻ em lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ từ 1 năm đến 3 năm″. Mức án như vậy là quá nhẹ.
    Pháp luật về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống: chưa có quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng; chưa có quy định đặc biệt trong trường hợp nhận tố giác từ trẻ em.
    Đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng thực hiện chưa nghiêm túc. Tiếng nói và cách xử lý của chính quyền với các vụ cha, mẹ bạo hành với con cái còn yếu. Cùng với thái độ thờ ơ, vô cảm của cộng đồng đã dẫn tới nhiều trẻ em bị bạo lực nhiều lần, gây hậu quả khá nghiêm trọng mà vẫn không bị xử lý trong khi Nghị định 114/2006/NĐ - CP đã quy định mức phạt rất cụ thể.
    Môi trường xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em như: cha mẹ bị cuốn vào tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn hoặc ly hôn, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái. Sự lan truyền của văn hoá bạo lực, đồi truỵ qua nhiều kênh, đặc biệt là qua Internet dẫn đến các hành vi, hành xử tiêu cực, bạo lực mà nạn nhân thường là trẻ em và lẽ tất nhiên sẽ tác động tới tư tưởng, đạo đức, lối sồng, nhân cách của trẻ em.
    Gia đình nghèo, kinh tế khó khăn cũng là nguy cơ dẫn tới bạo lực gia đình vì kinh tế khó khăn sẽ gây ra nhiều áp lực, căng thẳng, bế tắc dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình, hậu quả trẻ em phải hứng chịu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...