Tiểu Luận Anh H vào làm việc tại công ty Y từ tháng 6/1994. Năm 2006 anh bị tai nạn lao động được xác định suy

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Anh H vào làm việc tại công ty Y từ tháng 6/1994. Năm 2006 anh bị tai nạn lao động được xác định suy giảm 33% khả năng lao động. Năm 2008 vết thương tái phát anh phải vào viện điều trị 1 tháng. Sau khi ra viện anh được xác định suy giảm 40% khả năng lao động nhưng anh vẫn tiếp tục làm việc. Năm 2009 anh chết do xuất huyết não. Anh có mẹ đã 65 tuổi và hai con: một cháu 16 tuổi và một cháu 12 tuổi.
    Xem xét tình huống của anhH và đối chiếu với những quy định pháp luật hiện hành, nhóm chúng tôi xin tư vấn cho anh H và gia đình các quyền lợi an sinh xã hội như sau:
    - Anh H được hưởng chế độ tai nạn lao động hằng tháng.
    - Anh H được hưởng chế độ ốm đau khi vết thương tái phát.
    - Gia đình anh H được hưởng chế độ mai táng khi anh H chết
    - Mẹ và 2 con anh H có thể được hưởng tiền tuất hàng tháng.
    Cụ thể các quyền lợi an sinh xã hội của anh H và gia đình anh H như sau:
    1. Quyền lợi anh H được hưởng khi bị tai nạn lao động năm 2006: anh H được huởng chế độ tai nạn lao động.
    Điều kiện hưởng:
    Anh H là công dân Việt Nam, làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn cho công ty Y, do đó theo điểm a khoản 1 điều 2 Luật BHXH “1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ” mà theo điều 38 Luật BHXH thì Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động là người lao động quy định tại các điểm a, khoản 1 Điều 2 của Luật này.” Như vậy anh H hoàn toàn là đối tượng được hưởng chế độ tai nạn lao động .
    Trong tình huống nêu rõ anh H bị tai nạn lao động, do đó xác định anh H đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động.
    - Chế độ hưởng:
    Sau khi điều trị ổn định tai nạn lao động, anh H được xác định là bị suy giảm khả năng lao động 33%. Mà theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật BHXHthì:1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng”. Do đó, với mức suy giảm khả năng lao động là 33% ( trên 31%) thì anh H được hưởng trợ cấp hàng tháng. Cụ thể mức trợ cấp hằng tháng anh H được hưởng gồm:
    + trợ cấp hằng tháng tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động:
    Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 43 Luật BHXH có: “2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung; tại Khoản 3 Chương III Mục B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH Sửa đổi bổ sung theo Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH và Thông tư 41/2009/TT-BLĐTBXH (sau đây gọi tắt là Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH) cũng có hướng dẫn về mức trợ cấp này. Từ đó,có thể tính mức trợ cấp theo mức độ suy giảm khả năng lao động anh H đựơc nhận là:{0,3 x L[SUB]min[/SUB] + (33 – 31) x 0,02 x L[SUB]min[/SUB] } = 34% x L­[SUB]­min[/SUB] ( trong đó L[SUB]min[/SUB] = mức lương tối thiểu chung ). Tức anh sẽ đựơc nhận trợ cấp 34 % mức lương tối thiểu chung.
    +. trợ cấp hằng tháng theo thời gian đóng bảo hiểm:
    Theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 43 Luật BHXH thì “2 b) Ngoài mức trợ cấp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...