Sách Anh em nhà Caramazov – Flodor Doxtoevxki

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    “Anh em nhà Karamazov” là tác phẩm cuối cùng của Dostoievsky, ông viết tác phẩm này từ 1878 đến 1880. Dostoievsky thuộc loại thiên tài hiếm hoi mà càng về cuối đời thì sự nghiệp sáng tác càng lên tới đỉnh cao hơn. “Anh em nhà Karamazov” là tác phẩm vĩ đại nhất của ông, là tác phẩm tổng kết cả cuộc đời viết văn của ông: ở đây hội tụ tất cả những ý tưởng chủ đạo mà nhà văn ấp ủ suốt đời và đã giãi bày một phần trong tác phàm trước đó, đây là sự kết tinh kinh nghiệm sóng sóng gió đầy đau khổ của nhà văn và vô vàn quan sát trong thực tế, tay nghề điêu luyện sau bốn chục năm lao động văn học.
    Thời kỳ viết “Anh em nhà Karamazov” là một thời kỳ tương đối êm đềm, hạnh phúc trong đời tư của Dostoievsky. Quang vinh của ông lên tới tột đỉnh: ông được bầu vào Viện hàn lâm cuối tháng 7 năm 1877 và bài diễn văn về Puskyn ông đọc vào tháng 6 năm 1880 đã gây chấn động trong toàn nước Nga, làm cho uy tín của ông càng thêm lẫy lừng. Cảnh túng bấn thường xuyên trước đây đã chấm dứt, ông có thể làm việc bình tĩnh hơn, không bị những “eo xèo” về cơm áo bám riết nữa, Anna Grigonevna là người vợ hoàn hảo, người thư ký tận tuỵ của ông.
    Hoàn cảnh nước Nga những năm 70 hết sức phức tạp và đau thương.
    Sau cuộc cải cách nông thôn nam 1861, quan hệ tư bản phát triển mãnh liệt ở Nga, nông thôn tan rã, nông dân phá sản, bần cùng hoá, kéo ra thành thị để trở thành người làm thuê cho các chủ xưởng máy bóc lột tàn nhẫn. Gorki viết rằng trong những năm 70-80, “tất cả những gì mang tính thú vật đều được chính phủ cổ vũ”, “tất cả những gì có tính người đều bị truy bức”. Đồng thời, đây cùng là thời kỳ mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, ý thức cách mạng của quản chúng lao động phát triển sâu sắc thêm, phong trào phản đối dẩy lên trong nông dân, trí thức, nhằm chống bóc lột chống sự chuyên chế của chế độ Sa hoàng và sự lộng quyền của cảnh sát. Nói cách khác là những năm tình thế cách mạng.
    Trong hoàn cảnh nóng bỏng ấy, trước sự rạn nứt của mọi nền móng xã hội và bóng dáng của cuộc cách mạng xả hội đã hiện rõ, đau đớn nhìn thấy những đau khổ tột cùng của nhân dân, Dostoievsky đã viết tác phẩm lớn nhất của ông về tình trạng hỗn loạn xã hội khúc xạ qua sự tan rã gia đình, về sự tìm kiếm “ý nghĩa của tồn tại” ở những con người đại diện cho các thế hệ thuộc quá khứ, hiện tại và tương lai của nước Nga, về những đau khổ vô lượng của nhân dân, về những con đường có thể có để đi đến hoà đồng xã hội.
    Trước khi bắt tay vào viết tác phẩm mà thật ra ông đã ấp ủ ý đồ từ nhiều năm trước, Dostoievsky đã linh cảm thấy mình nắm bắt được một đề tài xứng đáng với tầm vóc của mình. Ông viết: “Ít khi tôi gặp trường hợp nói lên được những điều mới mẻ, đầy đủ, độc đáo như thế này”. Tiếp đó là quá trình làm việc hết sức căng thẳng. Trong một lá thư đề ngày 23-7-1879, ông viết: “Cuốn tiểu thuyết tôi đang viết (Anh em nhà Karamazov) hiện thời nuốt hết mọi sức lực và thời giờ của tôi Tôi viết không hối hả, không vội làm cho xong việc, sửa đi sửa lại, gọt tỉa, tôi muốn tận tâm hoàn tất tác phẩm, bởi vì chưa hề có tác phẩm nào mà tôi nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn tác phẩm này”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...