Tiểu Luận Anh/chị rút ra những bài học kinh nghiệm gì sau khi nghiên cứu cuộc CCHC dưới triều vua Lê Thánh Tôn

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (1460-1497)
    1. Hoàn cảnh ra đời cuộc cải cách:
    Sau khi triều đại nhà Hồ bị sụp đổ bởi quân xâm lược Minh, và cuộc cải cách của Hồ Quý Ly cũng đi vào thất bại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cơ bản nhất vẫn là do giặc Minh xâm lược nước ta vào cuối 1406 đầu 1407.

    Trải qua gần 22 năm đặt ách xâm lược giặc Minh đã bị đánh đuổi về nước, tháng 4 năm 1428 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở đầu cho triều đại nhà Lê. Trải qua các đời vua Thái Tổ (1428-1433), Thái Tông (1434-1442), đất nước đang dần được khôi phục. Năm 1460 , Lê Thánh Tông lên ngôi kế thừa những thành quả của triều đại trước, có những điều kiện mới để xây dựng đất nước, song cũng đứng trước những khó khăn thử thách và có nguy cơ đưa xã hội đi vào khủng hoảng như thời cuối nhà Trần.

    Như vậy xét về điểm xuất phát thì Lê Thánh Tông đã có phần danh nghĩa hơn Hồ Quý Ly, bởi lẽ ông đã danh chính ngôn thuận là con cháu nối nghiệp của nhà họ Lê, còn Hồ Quý Ly đã từng bước dùng những thủ đoạn để chiếm đoạt ngôi báu của nhà Trần trong thời suy vong. Nhà Trần đã quá nhu nhược và suy yếu để nhà Hồ từng bước nắm giữ quyền hành trong triều, âu cũng là một tất yếu của lịch sử. Song ở đây ta không bàn đến thế nước rơi vào tay ai, mà ở đây ta nói đến hoàn cảnh để dẫn đến sự ra đời cuộc cải cách cảu vua Lê Thánh Tông.
    Nếu như nói Hồ Quý Ly tiến hành cuộc cải cách ngay trong lúc là quan trong triều nhà Trần, và ông tiến hành cải cách trong khi xã hội nhà Trần đã quá mục nát, suy vong sau đó ông lên làm vua thì tiếp tục đẩy mạnh cải cách. Thì ở đây Lê Thánh Tông tiến hành cải cách khi ông chính thức lên làm vua, và xã tắc, triều đình nhà Lê đang có dấu hiệu suy thoái, trung thần của đất nước bị giết hại, gian thần thì mặc sức kết bè phái cùng nhau bóc lột nhân dân. Qua đó cho ta thấy rằng về động cơ để tiến hành cuộc cải cách của cả nhà Hồ và nhà Lê đều xuất phát từ lòng yêu nước, muốn đưa đất nước ra khỏi sự khủng hoảng, để đem lại “Quốc thái dân an” .

    Trở lại với tình hình xã hội thời Lê thì trong “Trung hưng ký” đã phản ánh như sau: “Nhân Tông mới hai tuổi, sớm lên ngôi vua kẻ thân yêu giữ việc, tệ hối lộ công hành, phường dốt đặc nổi lên như ong. Người trẻ không biêt nghĩ, tự ý làm càn. Bán quan mua ngục, ưa giàu, ghét nghèo, bọn dạo sát thì được bổ dụng ”
    Nhận thức được thực trạng trên của vương triều và đất nước, với tư chất thông minh, quyết đoán Lê Thánh Tông đã tiến hành chính sách và biện pháp cải cách ý nghĩa trên các mặt như : chính trị, kinh tế xã hội, quân sự, văn hóa, giáo dục. Công cuộc cải cách này và kết quả của nó là sự tiếp tục thực hiện định hướng và mục tiêu cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

    2. Những đặc điểm tiếnbộ trong cải cách của vua Lê Thánh Tông.

    Về chính trị : Nếu như nói thời nhà Hồ chủ trương gạt bỏ tất cả các tôn thất nhà Trần ra khỏi bộ máy chính quyền trung ương và thay vào đó là những Nho sĩ tri thức có tư tưởng cải cách, nhà Hồ đã tiến hành tuyển chọn, đề bạc và tổ chức thi cử để đào tạo tầng lớp quan lại mới ta. Thì đến thời của vua Lê Thánh Tông việc cải tổ bộ máy nhà nước cả về cấu trúc và chấn chỉnh quy tắc làm việc , hoàn thiện đội ngũ quan liêu từ Trung ương xuống địa phương, tổ chức thi cử chặt chẽ. Bỏ qua các chức vụ cao nhất trong bộ máy quan lại như tể tướng, đại tổng quản nhà vua trực tiếp điều hành quân đội, và cũng là tổng chỉ huy quân đội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...