Tiểu Luận Anh (chị) hãy trình bày những thành công và hạn chế trong cải cách của Hồ Quý Ly (cuối TK XIV - đầu

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY[SUP](1)[/SUP].

    [SUP](1)[/SUP] Khoảng những năm 907 – 960, tiên tổ của Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật vốn là tộc người Việt sống ở vùng Triết Giang (Trung Quốc ) từ thời Ngũ Quý di cư sang đinh cự tại thôn Đào Bột, phủ Diễn Châu (nay là Nghệ An). Đến đời thứ 12, một người con của họ Hồ là Hồ Liêm rời Diễn Châu về định cư ở Đại La ( Thanh Hóa) Hồ Liêm là con nuôi của Tuyên úy là Lê Huấn nên đổi thành họ Lê. Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm nên sử củ có lúc chép là Lê Quý Ly. Nhờ sự giúp đỡ của Vợ (Công chúa Nhất Chi Mai) và sự hậu thuẫn của hai người cô (2 cung phi của vua Trần) ,nên trong 38 năm tham gia chính sự Hồ Quý Ly đã lần lược đảm nhiệm các chức vụ như sau: Trung Tuyên quốc Thượng Hầu, chức khu Mật viện đại sứ (1371), được thăng chức Tham mưu quân sự (1375),thăng chức Tiểu tư không kiêm khu Mật viện đại sứ (1379),năm 1380 lên chức Nguyên nhung, quản việc Hải tây đô thống chế, năm 1387 thăng chứ Đông bình chương sự, 1395 thăng chức Tuyên Trung Vệ Quốc Đại Vương.Năm 1395, thượng hoàng Nghệ Tông mất ông được cử làm phụ chính thái sư tước Tuyên Trung Vệ Quốc Đại Vương nắm trọn quyền hành trong tay.Sau đó Hồ Quý Ly chiếm đoạt ngôi vua của nhà Trần vào năm 1400.

    1. Bối cảnh lịch sử


    Nửa sau thế kỉ XIV, xã hội Đại Việt lâm vào tình trạng khủng hoảng, mục nát và suy thoái nghiêm trọng .Vua Trần Dụ Tông ăn chơi xa sỉ, trụy lạc, cho xây dựng các công trình tốn nhiều tiền của và công sức của nhân dân nhằm làm chỗ vui chơi.Bọn quan lại thì nhân đó cũng thi nhau bắt dân xây dựng dinh thự cho mình.Trong triều đình nhà Trần có rất nhiều nịnh thần và việc kéo bè, kéo cánh, tranh giành quyền lực xảy ra liên miên.Tình hình nội bộ rối loạn khiến các nước nhỏ ở phía nam không còn thần phục như trước.Vì không chăm lo cho nông nghiệp nên mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên, nhiều người phải bán vợ, bán con, bán mình làm nô tì cho các nhà quý tộc, địa chủ. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi dậy khắp nơi đã nói lên cuộc khủng hoảng, suy thóa của triều đại thống trị, những mâu thuẫn sâu sắc trong chế độ ruộng đất và nông nghiệp đương thời.Các cuộc khởi nghĩa đã lôi cuốn nông dân nghèo và hàng loạt nông nô, nô tì ở các điền trang của vương hầu quý tộc tham gia.Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XIV, ChămPa hùng mạnh lên thường xuyên đánh phá Châu Hóa, nhà Trần đã nhiều lần đem quân chống cự nhưng thất bại, quân ChămPa cướp phá nhà cửa, kho tàng, dinh thự, cung điện sau đó rút về. Mãi đến 1389, tướng chỉ huy của dịch tên là Chế Bồng Nga bị tử trận, quân ChămPa mới bị đánh bại và suy yếu dần.

    Cuộc chiến tranh với ChămPa đã cho thấy sự suy yếu rõ rệt của nhà Trần vừa gây thêm nhiều khó khăn cho triều đình và nhân dân ta, làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng hơn.Mặt khác, năm 1388 ở phía Bắc, nhà Minh sai sứ sang đòi ta phải cống nộp lương thực và các loại trái cây đặc sản và những báu vật, sản vật quý hiếm.Vua Trần buộc phải cống nộp 5000 thạch lương. Năm 1395, nhà Minh vờ cho người sang ta xin giúp 50 con voi 50 vạn hộc lương. Những việc làm trên nhằm thăm dò nhà Trần và chuẩn bị tiến hành âm mưu xâm lược đã được vạch ra từ trước của nhà Minh.Tóm lại, xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV đã lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc và toàn diện:chính quyền suy yếu,bọn nịnh thần chuyên quyền, dòng họ thống tri sa đoạ, nông nghiệp giảm suất nghiêm trọng, dẫn đến nông dân nghèo,nô tì nổi dậy chống đối, hay bỏ trốn. Trong lúc đó, những cuộc tấn công đánh phá của Chămpa lại liên tục diễn ra, dù cuối cùng bị đẩy lùi hẳn, đã làm cho cuộc sống của nhân dân ta thêm khổ cực, triều chính thêm rối ren, tài chính kiệt quệ. Đã vậy, Đại Việt đứng trước nguy một cuộc xâm lược ngày càng đến gần của quân Minh. Đó là những tiền đề dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

    2. Nội dung cải cách của nhà Hồ

    Trước những yêu cầu khách quan của xã hội thời Trần với mong muốn cứu vãng tình thế Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực: chính trị quân sự, kinh tế -xã hội và văn- hóa giáo dục .

    2.1. Trên lĩnh vực chính trị- quân sự :


    Hồ Quý Ly đã cho cải tổ lại bộ máy chỉ huy quân sự lúc bấy giờ:tổ chức các kì thi xác hạch nhân tài, tìm cách chấn chỉnh và tăng cường quân đội như đưa vào đội ngũ những người khỏe mạnh và giảm bớt người yếuNăm 1375 Hồ Quý Ly đã đề nghị “chọn các viên quan người nào có tài năng luyện tập võ nghệ thông hiểu thao lược thì không cử là tôn thất, đều cho làm tương coi quân”. Năm 1397 thay đổi một số lộ trấn trấn và quy định về cơ chế làm việc: “lộ coi phủ, phủ coi châu, châu coi huyện”. Hồ Quý Ly cho xây dựng một kinh thành ở An Tôn (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa) còn gọi là Thành Nhà Hồ.Tăng cường củng cố sức mạnh quân sự quốc phòng Hồ Quý Ly đã cho cải tiến các loại vũ khí tiêu biểu là Hồ Nguyên Trừng (con của Hồ Quý Ly ) đã chế tạo ra súng thần cơ, thuyền chiến cổ lâu đi biển. Hồ Quý Ly đặt lệ cử quan ở Tam quán và Nội nhân, đi về các lộ thăm hỏi cuộc sống nhân dân và tình hình quan lại để thăng giáng cho hợp lý (năm1400).

    2.2. Trên lĩnh vực tài chính- kinh tế và xã hội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...