Tiểu Luận Anh (chị) hãy phân tích và chứng minh: Công tác xuất bản sách báo ở Việt Nam ngày càng phát triển, đ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Anh (chị) hãy phân tích và chứng minh: Công tác xuất bản sách báo ở Việt Nam ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước



    MỤC LỤC​


    BÀI LÀM



    I. LỜI GIỚI THIỆU

    Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội và sách là sản phẩm của hoạt động xã hội đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xuất bản là xuất bản sản xuất ra sách có chất lượng về sản phẩm hoạt động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

    II. NỘI DUNG

    Ngày nay, công tác xuất bản không chỉ phải trở thành tiếng nói của Đảng, của các tổ chức đoàn thể xã hội mà còn phải trở thành diễn đàn của quần chúng lao động. Hoạt động xuất bản in tương lai sẽ là một ngàn mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, một ngành công nghệ thông tin cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động sách báo đang ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

    1. Lịch sử xuất bản sách

    Thời gian trước đây, hoạt động xuất bản được diễn ra theo xu hướng tập trung hoá dựa trên thành phần kinh tế cơ bản là toàn dân, tập thể. Công tác xuất bản được coi là một hoạt động hành chính sự nghiệp của nhà nước, phục vụ cho công tác tư tưởng của Đảng và được bao cấp toàn bộ kế hoạch, đề tài xuất bản dài hạn. Sản phẩm của nhà xuất bản phải bán cho công ty phát hành sách và quỹ tiền lương của ngành cũng do nhà nước đài thọ.

    Công tác xuất bản sách không gắn với công tác tiêu thụ sách, tính chất quan liêu trong quản lý hoạt động xuất bản thể hiện ở chỗ không biết đến nhu cầu xã hội một cách cụ thể, toàn diện mà chỉ quan tâm đến xuất bản được những gì, số lượng là bao nhiêu theo kế hoạch và pháp lệnh đề ra. Chất lượng sách, khả năng tiêu thụ thực tế trong xã hội được đánh giá một cách khách quan. Vì vậy hoạt động xuất bản trong giai đoạn này chỉ mang tính chất một chiều và thực hiện một cách phiến diện không đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xã hội, không có khả năng thích ứng với thị trường.

    2. Vai trò của sách và công tác xuất bản trong nền kinh tế thị trường

    Sau đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa nền kinh tế với nước ngoài. Trong ngành kinh tế thị trường, hoạt động xuất bản không chỉ đảm nhiệm chức năng xã hội mà còn phải hạch toán Kinh doanh, hoạt động như những đơn vị kinh tế cơ sở. Trong cơ chế thị trường sách trở thành một hàng hoá - loại hàng hoá đặc biệt.

    Việc thương mại hoá đã nhanh chóng khắc phục được tình trạng đơn điệu, tẻ nhạt sơ cứng về nội dung đã làm đa dạng hoá và sôi động hoạt động xuất bản sách. Đồng thời những tiến bộ khoa học công nghệ và cơ chế mở cửa tạo điều kiện cho cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng phát triển. Công tác xuất bản hiện nay đang ngày càng chủ động theo hướng đa dạng hoá cả về nội dung và phương thức hoạt động nhằm tổ chức huy động các thành phần kinh tế-xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản.

    Công tác xuất bản đang ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với tư cách là chuẩn bị tri thức cho con người công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ XXI. Đồng chí Lê Khả Phiêu phát biểu tại hội nghị Trung ương tháng 3/1998 “Toàn bộ công tác tuyên truyền, giáo dục báo chí, xuất bản văn hoá văn nghệ phải hướng vào nhiệm vụ xây dựng con người mới, xây dựng các tổ chức lành mạnh và hoàn thành thắng lợi từng nhiệm vụ trong từng giai đoạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...