Tài liệu Anh/Chị hãy phân tích những cống hiến to lớn của C.Mac, Ph.Angghen và V.I.Lenin vào sự phát triển về

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nguồn gốc giai cấp: C.Mác và Ph.angghen đều khẳng định giai cấp không phải là hiện tượng bẩm sinh của xã hội, không xất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội. Trong xã hội nguyên thủy khi lực lượng sản xuất còn thấp kém, con người làm ra sản phẩm chỉ để tồn tại, chưa có sản phẩm dư thừa, chưa có điều kiện khách quan để người này chiếm đoạt sản phẩm của người khác, xã hội chưa xuất hiện chế độ người bóc lột người và do đó chưa thể có giai cấp. Cuối xã hội nguyên thủy, công cụ sản xuất bằng kim loại xuất hiện, có sự phân công lao động làm cho lực lượng sản xuất phát triển mang lại năng suất lao động cao hơn, từ đó dẫn đến của cải dư làm của riêng, chế độ tư hữu ra đời. Chế độ tư hữu làm cơ sở cho sự phân hoá xã hội thành các gia cấp có lợi ích đối kháng nhau.

    Giai cấp : là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Nói đến giai cấp là nói đến một hệ thống các tập đoàn người trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định, do chế độ ấy sản sinh ra; mỗi giai cấp trong lịch sử đều có đặc điểm riêng, tuy nhiên theo LêNin cho phép ta nắm được dấu hiệu đặc trưng chung nhất, cơ bản nhất, những dấu hiệu phổ biến và ổn định nhất của giai cấp.

    Giai cấp là phạm trù kinh tế xã hội có tính lịch sử; giai cấp không phải là sản phẩm của sản xuất nói chung mà là sản phẩm của hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử; một hệ thống giai cấp tương ứng với môt hệ thống sản xuất xã hội, do đó không thể hiểu đặc trưng của từng giai cấp cụ thể nếu không đặt nó trong mối quan hệ với các giai cấp đối lập khác

    Nói đến giai cấp là nói đến sự khác nhau giữa các tập đoàn người về địa vị trong một hệ thống kinh tế xã hội nhất định, trong đó tập đoàn người này là thống trị, còn tập đoàn người kia là bị trị; sự khác nhau ấy thể hiện ở chỗ:

    Các giai cấp có quan hệ khác nhau về tư liệu sản xuất; đây là sự khác nhau cơ bản nhất, quy định sự khác nhau về địa vị của các giai cấp trong xã hội (ví dụ).

    Các giai cấp có vai trò khác nhau trong tổ chức lao động xã hội, trong tổ chức quản lý sản xuất; tập đoàn nào chiếm hữu tư liệu sản xuất đương nhiên giữ vai trò lãnh đạo, chỉ huy hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa tại từng đơn vị kinh tế và trên quy mô toàn xã hội.

    Các giai cấp có phương thức và qui mô thu nhận của cải xã hội khác nhau các giai cấp thống trị chiếm đoạt giá trị thăng dư của các giai cấp bị trị; chế độ phân phối trong xã hội có giai cấp đối kháng là chế độ phân phối bất công vì phần lớn của cải nằm trong tay giai cấp thống trị, phần ít ỏi còn lại thuộc về lực lượng đông đảo trong xã hội đó là những người lao động. Tóm lại, giai cấp nào nắm được quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất thì giai cấp đó sẽ nắm quyền quản lý, tổ chức sản xuất và quyền chi phối sản phẩm, giai cấp đó sẽ có địa vị trong xã hội.

    Đấu tranh giai cấp: Gia cấp thống trị và giai cấp bị trị có lợi ích căn bản đối lập nhau không thể đều hoà đều hoà được. Đó là đối kháng về quyền lợi giữa những giai tầng áp bức bóc lột và những giai tầng bị bóc lột, có áp bức thì có đấu tranh chống áp. V.I.Lênin cho rằng đấu tranh giai cấp trong lịch sử và trong thời đại ngày nay không phải là cuộc bạo loạn, khủng bố, lật đổ chỉ có ý ngĩa phá hoại tiêu cực , mà thực chất là cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước heat quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản.


    Thông qua cuộc đấu tranh giai cấp, sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lạc hậu được giải quyết, thực hiện bước quá độ từ một chế độ xã hội lỗ lời sang chế độ mới cao hơn.

    Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp không chỉ thể hiện trong thời kỳ cách mạng xã hội, mà còn trong thời hòa bình

    Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của xã hội có giai cấp, song quy luật ấy có những biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể.

    Về kết cấu giai cấp trong xã hội có giai cấp, mỗi hình thái kinh tế xã hội có một kết cấu giai cấp nhất định; khi hình thái kinh tế xã hội này thay thế hình thái kinh tế xã hội khác thì kết cấu giai cấp cũng thay đổi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...