Chuyên Đề Anh (chị) hãy nêu những bài học kinh nghiệm của cha ông ta trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. MỞ ĐẦU:
    Trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trong trong công cuộc đổi mới kinh tế-xã hội không ngừng phát triển, trật tự, an ninh xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn. Tình hình tham nhũng diễn ra phức tạp ở nhiều lĩnh vực và có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng, thể hiện ở số lượng tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, thất thoát; số đối tượng vi phạm pháp luật, trong đó có nhiều cán bộ, công chức, thậm chí có cả một số cán bộ lãnh đạo, quản lý đã có hành vi tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đánh giá: “tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”. trong nhiều văn kiện, hội nghị của Đảng và Nhà nươc sta cũng đã thể hiện quyết tâm cao trong cuộc đấu tranh với các hành vi tham nhũng nhằm đẩy lùi, ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất các hậu quả xấu của tệ nạn này.
    II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
    1. Khái nhiệm tham nhũng:
    Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. (Luật Phòng, chống tham nhũng Việt Nam). Có thể chia tham nhũng thành 2 loại: tham nhũng lớn và tham nhũng vặt:.
    Tham nhũng lớn xảy ra chủ yếu liên quan đến dự án thu mua lớn và phổ biến trong các dự án xây dựng công cộng và tư nhân, bệnh viện; trong các hợp đồng vũ khí và quốc phòng, trong công nghệ vũ khí mới, .
    Tham nhũng vặt, còn được gọi là tham nhũng hành chính hay tham nhũng quan liêu, là loại tham nhũng diễn ra thường ngày, khi các nhân viên công chức tiếp xúc với quần chúng trực tiếp. Những vụ tham nhũng vặt còn hay xảy ra khi người dân và các công ty tìm cách né tránh nghĩa vụ và các khoản thuế và khi các viên chức lạm dụng quy định theo ý của họ bằng cách cố gắng bòn rút tiền từ các công dân và các công ty.
    Các dạng và mức độ tham nhũng
    Hối lộ: Hối lộ là cho ai đó một lợi ích nào đó để gây ảnh hưởng lên một quyết định hoặc hành động.
    Gian lận và Dối trá: Gian lận và dối trá liên quan đến giấy tờ giả mạo, lừa lọc và bóp méo sự thật về những mục đích cá nhân của họ
    Chiếm đoạt: Khi một cá nhân dính vào vụ việc chuyển tiền hoặc hàng hóa phi pháp từ nơi này sang nơi khác thì người đó được coi là thực hiện hành vi chiếm đoạt.
    Tham nhũng có hệ thống: Khi tham nhũng không những suy giảm đi mà còn được thừa nhận như “điều tất yếu” và là một phần của thủ tục trong các công việc chung và riêng của một tổ chức và một xã hội thì ta gọi đó là tham nhũng hệ thống.
    Tham nhũng có móc ngoặc: Tham nhũng có móc ngoặc xuất hiện trong các mối quan hệ có từ hai cá nhân trở lên. Nó có thể xảy ra khi bản chất của việc giao dịch là phi pháp hoặc khi một trong các bên muốn dành được phần lợi nhiểu nhất so với các bên khác.
    Tống tiền: Sử dụng vũ lực, hăm dọa, đe dọa đến một cá nhân hoặc một tổ chức để có được sự bảo hộ, thiên vị hoặc lợi ích từ đối thủ của mình.
    Lạm dụng quyền hạn: Một vài cá nhân có thể lạm dụng quyền hạn được giao để phục vụ cho mục đích cá nhân. Tham nhũng dạng này còn bao gồm dung túng và thiên vị
    2. Phòng chống tham nhũng xưa:
    2.1 Quan niệm về tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng:
    Trong cách hiểu của người Việt xưa, tham quan ô lại, sách nhiễu nhân dân, ăn hối lộ, đục khoét của công, vơ vét tiền của dân, cậy quyền làm bậy được dùng để chỉ những kẻ có chức, quyền và lợi dụng chức, quyền đó, bằng những thủ đoạn, cách thức khác nhau để mưu lợi cho riêng mình. Những hành vi này xâm hại đến trật tự kinh tế của xã hội phong kiến, phá hoại kỉ cương phép nước, khiến dân chúng lầm than, cực khổ và sinh lòng oán thán triều đình. Chính vì vậy, ngăn chặn, đầy lùi những tệ nạn tham nhũng là một trong những mục tiêu quan trọng của các triều đại phong kiến, không những để bảo vệ quyền lợi kinh tế của giai cấp cầm quyền mà nó còn nhằm xây dựng một trật tự xã hội ổn định, thịnh vượng, một chế độ hợp lòng dân. Bởi sự vững mạnh, lâu bền của ngôi Thiên tử trong bất kỳ triều đại nào đều không chỉ nhờ thấm nhuần và thực thi Vương đạo mà cần được sự trung thành và thương yêu nhà vua của quần thần, sự “tâm quy” của muôn dân. Do vậy, “công tâm” là chiến thuật lấy lòng dân của bất cứ triều đại nào cần duy trì sự ổn định để xây dựng và bảo vệ vương quyền. Triết lý này được thể hiện rõ nét trong các quy định pháp luật của các triều đại phong kiến Việt nam, thể hiện qua các Chỉ, Dụ, Sắc, Lệnh của Nhà vua và triều đình phong kiến.
    Đề ngăn chặn tham nhũng trong bộ máy, các nhà nước phong kiến đã tiến hành rất nhiều biện pháp. Từ việc cải cách bộ máy nhà nước, tuyển chọn người hiền tài để giúp dân, giúp nước, giám sát bộ máy quan lại để đánh giá đạo đức và năng lực làm việc, xử lý hành vi tham nhũng . Các biện pháp được đề ra và thực hiện là khá toàn diện và triệt để. Các biện pháp phòng, chống tham nhũng thời kỳ phong kiến nhìn chung đều thể hiện khá rõ tư tưởng và quan điểm của các triều đại. Đó là luôn đề cao các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, coi phòng ngừa là một trong những biện pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng và duy trì một bộ máy nhà nước phong kiến trong sạch, không có chỗ cho những tên tham quan, ô lại.
    2.2 Phòng ngừa luôn được coi là một việc làm quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng:
    Nghiên cứu các quy định pháp luật phong kiến cũng có thể nhận thấy rằng, mặc dù các đạo luật nổi tiếng của các triều đại phong kiến Việt nam mà chúng ta còn lưu giữ được cho đến ngày nay là các Bộ hình luật, pháp luật thiên về việc quy định các biện pháp trừng phạt, nhưng các bộ hình luật cũng như các Sắc, lệnh, chỉ dụ, của các vị vua phong kiến cũng thể hiện rất rõ tinh thần, tư tưởng phòng ngừa tham nhũng. Tuy rằng trong từng giai đoạn, thời kỳ khác nhau ứng với mỗi triều đại khác nhau, những tinh thần ấy được cụ thể hoá bằng những biện pháp khác nhau, nhưng luôn góp phần quan trọng vào việc xây dựng một bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, một đội ngũ quan lại thanh liêm. Tinh thần, tư tưởng đó được thể hiện rõ qua các biện pháp chính sau:
    2.2.1 Các triều đại phong kiến Việt Nam đều chú trọng cải cách bộ máy hành chính:
    Các đạo luật phong kiến Việt Nam đều có rất nhiều quy định về xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh. Bộ luật Hồng Đức có nhiều điều luật thể hiện sự cải cách mạnh mẽ dưới triều Lê. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, cải cách mạnh mẽ và hiệu quả nhất đó là chế độ quan lại luôn ràng buộc, giám sát lẫn nhau. Quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, khu vực, quan lại được quy định rõ ràng và có sự giám sát lẫn nhau. Mỗi bộ phụ trách một việc, các bộ chịu sự giám sát của các khoa, các hiến ty giám sát công việc của các Đạo; các quan lại chịu sự giám sát lẫn nhau, quan trên giám sát quan dưới. Bộ máy nhà nước phong kiến thời Lê Thánh Tông được xem là bộ máy phong kiến tập quyền vững mạnh, chặt chẽ, thể hiện sức mạnh chi phôi của chính quyền trung ương xuống các địa phương trong cả nước và quyền lực tối cao của người đứng đầu nhà nước.

    Việc tuyển chọn quan lại thời Lê dựa vào nhiều con đường như khoa cử, tiến cử, khảo công khảo khoá . Triều đình còn thường xuyên tổ chức các kỳ khảo công nhằm khảo xét việc hay, dở và năng lực của quan lại hàng năm. Nhà vua còn tổ chức các khoa thi Hoành từ để chọn người hiền tài trong số các quan lại đương chức. Trong việc lựa chọn quan lại, thanh liêm luôn được xem là tiêu chuẩn hàng đầu. Đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông, lần đầu tiên chế độ thử việc đối với quan lại đã được áp dụng.

    Dưới thời Nguyễn, mặc dù tuyển chọn và tin dùng quan lại chưa được xây dựng thành một chính sách, quốc sách xuyên suốt, rõ ràng, bài bản nhưng cách lựa chọn người tài của các vị vua cũng luôn thể hiện sự chú trọng, quan tâm, cất nhắc người xuất thân từ giới tinh hoa xã hội – có công trạng với dân tộc, quốc gia., quan tâm đến nguồn gốc gia đình tinh hoa, khí phách để phát hiện, bồi dưỡng. Với phương châm của vua Minh Mạng là hiền tài là đồ dùng của Nhà nước, vì vậy rất muốn trong Triều có người tài giỏi, ngoài Nội không sót người hiền, để tô điểm mưu to, vang lừng đức hoá. Đây chính là những nguyên tắc mang lại hiệu quả trong việc chọn người điều hành quản lý và duy trì trật tự xã hội của triều Nguyễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...