Tiểu Luận Anh/chị đọc Hiến chương Châu Âu. Qua đó, rút ra vấn đề mà anh/chị tâm đắc nhất và phân tích để làm r

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận môn hành chính địa phương, cao học hành chính 2012, Giảng viên GS.TS Võ Kim Sơn (Tiểu luận 9.0 điểm gồm 15 trang và các tài liệu tham khảo kèm theo)

    LỜI MỞ ĐẦU

    Ngày nay, xu hướng phát triển của các nền hành chính hiện đại đều nhằm vào việc khẳng định vai trò quan trọng của chính quyền địa phương, theo hướng trả lại cho chính quyền địa phương những quyền (tự quản) theo nguyên lí của “Nhà nước pháp quyền” vì mục tiêu xã hội công bằng, dân chủ, văn minh cho mọi công dân.

    Xuất phát từ xu hướng chung đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống chính quyền mà theo đó, chính quyền Nhà nước trung ương buộc phải chuyển giao một phần quyền lực nhằm phát triển, đề cao vai trò và vị trí của các cấp chính quyền địa phương trong hệ thống quyền lực nhà nước. Thêm vào đó cần thấy rằng, khi các cấp chính quyền địa phương có vai trò lớn hơn, thì đó cũng là một yếu tố quan trọng để giữ gìn chủ quyền quốc gia khi chính quyền trung ương lâm vào tình trạng “khó xử” trong giao lưu quốc tế.

    Hiện nay, vấn đề chính quyền tự quản địa phương là vấn đề không chỉ của riêng quốc gia nào mà đã trở thành vấn đề chung mang tính toàn cầu. Trong bản Hiến chương châu Âu về chính quyền tự quản địa phương có hiệu lực từ ngày 01/9/1988 (bản Hiến chương đến nay đã được trên 30 nước châu Âu phê chuẩn, và nó được các nước Trung Âu và Đông Âu sử dụng như một văn bản hướng dẫn về chính quyền địa phương trong hiến pháp và các văn bản pháp lí liên quan). Chính vì bản chất phổ thông của hầu hết các điều khoản của bản Hiến chương châu Âu đã được Hiệp hội chính quyền địa phương quốc tế công nhận và là cơ sở để kêu gọi các tổ chức quốc tế và các chính phủ cùng làm việc với chính quyền địa phương, chính quyền quốc gia và chính quyền khu vực để tiến tới xây dựng và ban hành thông qua Liên hợp quốc bản Hiến chương quốc tế về chính quyền tự quản địa phương.

    Sau khi đọc và nghiên cứu Hiến chương Châu Âu, tác giả tâm đắc nhất là vấn đề chính quyền tự quản địa phương. Tác giả tập trung nghiên cứu mô hình chính quyền tự quản địa phương ở một số nước khu vực Châu Âu. Qua đó, tác giả có so sánh với một số nước Asean và Việt Nam hiện nay.

    Tác giả bày tỏ lời cảm ơn đến GS. TS Võ Kim Sơn người đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu, sâu sắc trong suốt môn học hữu ích này. Đồng thời, thầy đã hướng dẫn, tạo điều kiện để lớp nghiên cứu vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu của tác giả với kiến thức ban đầu còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được góp ý, chỉ bảo của PGS để tác giả hiểu hơn về nội dung rất hay này./.
    Xin trân trọng của ơn Giáo sư!


    PHẦN NỘI DUNG
    Để làm rõ vấn đề “Chính quyền tự quản địa phương ở một số nước khu vực Châu Âu (Có liên hệ, so sánh với các nước Asean và Việt Nam hiện nay)”. Tác giả nghiên cứu, phân tích một số nội dung cụ thể như sau:

    Thứ nhất: Về khái niệm chính quyền tự quản địa phương

    Theo Hiến chương châu Âu về tự quản địa phương định nghĩa như sau: Tự quản địa phương là quyền và các khả năng thực tế của các địa phương, trong khuôn khổ các đạo luật, qui định và xây dựng một phần chủ yếu các công việc tại địa phương, trong sự tự chịu trách nhiệm, vì hạnh phúc của nhân dân tại địa phương mình.
    Chính quyền tự quản địa phương biểu thị quyền và khả năng của chính quyền địa phương, trong giới hạn của luật pháp, để điều tiết và quản lí một phần đáng kể các hoạt động công cộng theo đúng trách nhiệm của mình và vì lợi ích nhân dân địa phương;
    Quyền này được thực hiện bởi hội đồng hoặc nghị viện mà các thành viên được bầu ra theo nguyên tắc tự do, trực tiếp, bình đẳng, phổ thông và bỏ phiếu kín; trực thuộc nó có các bộ phận chấp hành, chịu trách nhiệm trước hội đồng hay nghị viện.

    Cách thức tổ chức tự quản địa phương trên thế giới rất đa dạng và thường không theo một khuôn mẫu nào. Tuy nhiên, chế độ tự quản địa phương luôn phải được bảo đảm về mặt pháp luật và tuân thủ theo cơ chế Kiểm soát của trung ương đối với địa phương giúp cho việc bảo đảm thực hiện hiệu quả quản lý địa phương, chuẩn hoá việc cung cấp dịch vụ do địa phương cung ứng, bảo vệ người dân khỏi việc lạm dụng quyền hạn của cơ quan địa phương, cùng hỗ trợ thực hiện các chính sách quốc gia trong lĩnh vực tài chính, kinh tế và kế hoạch hoá chung. Nhiều chức năng do địa phương đảm nhận mang tính chất quốc gia chung. Từ góc độ thống nhất quyền lực nhà nước, cần xem việc kiểm soát như là đối trọng tự nhiên với các quyền của cộng đồng và sự kiểm soát này có vai trò điều chỉnh các quyền tự quản, hướng tới bảo đảm tính tuân thủ pháp luật trong các hoạt động của cơ sở và bảo đảm lợi ích quốc gia trong mối tương quan với lợi ích cộng đồng ở cơ sở. Các tiếp cận trên cũng đã được ghi trong khoản 2 điều 8 của Hiến chương về tự quản địa phương châu Âu, trong đó khẳng định rằng"Bất kì sự kiểm soát hành chính nào đối với hoạt động của cơ quan tự quản địa phương cũng phải hướng tới mục đích bảo đảm tính pháp chế và nguyên tắc tối cao của Hiến pháp". Đồng thời kiểm tra hành chính của cấp chính quyền cao hơn có thể bao gồm cả kiểm tra về tính hợp lý trong trường hợp liên quan đến các nhiệm vụ do cơ quan tự quản địa phương thực hiện".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...