Luận Văn àn về khế ước xã hội

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Bàn về khế ước xã hội
    Giới thiệu chung​


    Tôi muốn tìm xem trong trật tự dân sự có chăng một số qui tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người; và có chăng những luật pháp đúng với ý nghĩa chân thực của nó. Trong bài nghiên cứu này tôi gắn liền cái mà luật pháp cho phép với cái mà lợi ích thúc đẩy phải làm, khiến cho công lý và lợi ích không tách rời nhau.
    Tôi đi ngay vào đề mà không chứng minh tầm quan trọng của đề tài. Người ta sẽ hỏi tôi có phải là vị nguyên thủ hay nhà lập pháp không mà viết về chính trị thế này? Tôi trả lời: Không; và chính vì thế mà tôi viết về chính trị. Ví phỏng tôi là nguyên thủ hay nhà lập pháp thì tôi chẳng mất công nói lên cái mà tôi phải làm, tôi cứ việc làm hoặc là cứ lặng thinh mà thôi.
    Sinh ra là công dân của một nhà nước tự do, thành viên của một cộng đồng có chủ quyền, dù cho tiếng nói của tôi chỉ ảnh hưởng yếu ớt tới công việc chung, tôi cũng có quyền được chọn lựa đối với công việc chung, vì vậy tôi tự đặt cho mình nghĩa vụ phải tìm tòi, học hỏi vấn đề này. Sung sướng biết bao mỗi lần tôi suy tư về các nền cai trị quốc gia, vài tìm thấy những lý do mới để yêu sự cai trị ở xứ sở mình. (2)
    1. CHỦ ĐỀ CỦA QUYỂN THỨ NHẤT
    Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích (ND) [1*] - Có kẻ tưởng mình là ông chủ, mà thật ra còn nô lệ hơn cả tôi tớ của họ. Sự chuyển hoá đó được thực hiện như thế nào ? Tôi không biết. Cái gì đã làm cho sự chuyển hoá đó trở thành chính thức? Tôi tin rằng câu hỏi này có thể giải đáp được. Nếu tôi chỉ xem xét về lực và hệ quả của lực thì tôi sẽ nói rằng: Khi nhân dân bị cưỡng bức mà lại biết phục tùng, họ làm thế là phải; nhưng nếu có thể hất cái ách áp bức đó thì còn hay hơn nữa; vì thế là họ giành lại tự do mà họ vốn có quyền được hưởng, có quyền giành lại và không ai được tước đoạt tự do của họ.
    Trật tự xã hội là một thứ quyền thiêng liêng làm nền tảng cho mọi thứ quyền khác. Nhưng trật tự xã hội không phải tự nhiên mà có, nó được xác lập trên cơ sở những công ước. Vậy phải tìm hiểu công ước đó là gì? Trước khi tìm đến chỗ hiểu tôi phải xác định cái mà tôi vừa mới nêu ra.
    2. CÁC XÃ HỘI ĐẦU TIÊN
    Trong tất cả các thứ xã hội chỉ có xã hội của gia đình là lâu đời nhất và hợp với tự nhiên nhất (ND) . Trong một gia đình chừng nào con cái còn cần có cha mẹ để sống, thì chúng phải cột chặt với cha mẹ. Khi chúng đã trưởng thành, sự cần thiết ấy không còn nữa thì mối liên hệ kia cũng khác đi. Lúc đó con không nhất thiết phải nghe theo cha, cha không nhất thiết phải chăm sóc. Cha và con đều hoàn toàn độc lập. Nếu cha con còn ở chung với nhau, đó không phải là tự nhiên mà là tự nguyện; và chính bản thân gia đình cũng chỉ tồn tại bằng qui ước.
    Tự do là từ bản chất con người mà có. Luật đầu tiên của tự do là mỗi người phải được chăm lo sự tồn tại của mình. Những điều quan tâm đầu tiên là quan tâm đến bản thân. Ở tuổi lí trí, con người phải tự mình định đoạt các phương tiện sinh tồn của mình, và do đó tự mình làm chủ lấy mình.
    Như vậy, ta có thể coi gia đình là mô hình đầu tiên của các thứ xã hội chính trị; cha là hình ảnh của người thủ lĩnh, con cái là hình ảnh của dân chúng. Thủ lĩnh cũng như dân chúng đều sinh ra bình đẳng, tự do, và họ chỉ từ bỏ quyền tự do của họ khi phải lo toan lợi ích của bản thân họ mà thôi. Tất cả sự khác biệt giữa gia đình và xã hội là ở chỗ: trong gia đình tình thương của cha đối với con tương ứng với sự chăm sóc; còn trong xã hội: người thủ lĩnh không có tình thương như vậy đối với dân chúng; thay vào đó là cái sở thích được điều khiển mọi người.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...