Tài liệu Án văn tự đời Thanh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Án văn tự đời Thanh
    Đời nhà Thanh (1644-1911), đã xảy ra hai vụ án lớn có liên quan đến văn tự, làm liên lụy nhiều người, đó là vụ án Minh Sửvụ án Điềm kiềm ký văn.
    I. Vụ án Minh Sử:
    Vụ án Minh Sử hay Vụ án văn tự đầu đời Thanh, xảy ra ở khu vực Hàng Châu, Chiết Giang, kéo dài từ năm đầu năm 1662 cho đến năm 1663, dưới thời vua Khang Hi, nhà Thanh ởTrung Quốc.
    [​IMG]
    Hoàng đế Khang Hi khi còn trẻ.
    Thời đầu nhà Thanh, để duy trì được quyền lực, nhà cầm quyền đã áp dụng một chính sách độc tài, nặng về trấn áp và trừng trị. Hai biến động quan trọng nhất mang tính chất răn đe, đó là là vụ Thuế ở Giang Nam (1661) và vụ án Minh Sử.
    GS. Phan Khoang, viết:
    Nhà Thanh biết rằng người Trung Quốc ắt phản kháng họ, mà nếu có phản kháng thì do các phần tử trí thức lãnh đạo. Vì vậy đối với giới này, họ dùng nhiều thủ đoạn mà một trong số đó là việc mở rộng nhà lao mà đời gọi là ngục văn tự để trấn áp sĩ khí. Có thể nói rằng bấy giờ người Trung Quốc không có tự do ngôn luận .[1]
    1.1 Diễn biến:
    Tuy lời kể trong mỗi sách có khác nhau một vài chi tiết, nhưng đại để sự việc xảy ra như sau:
    Vào cuối đời Minh, Chu Quốc Trinh (1557-1632), đỗ Tiến sĩ năm 1589, làm quan tới chức Thượng thư bộ Lễ kiêm Nội các đại học sĩ rồi thăng Tướng quốc (Thủ Phụ), nhưng vì không theo phe đảng của hoạn quan Ngụy Trung Hiền nên từ quan về ở Nam Tầm tỉnh Chiết Giang.
    Họ Chu đã dày công soạn thảo một bộ sử về thời Minh trong đó có nhiều phần khác nhau: Hoàng Minh Đại Sử Ký, Hoàng Minh Đại Chính Ký, Hoàng Minh Đại Huấn Ký và đã được lần lượt in ra. Riêng bộ sau cùng Minh Lịch Triều Chư Thần Truyện chưa soạn xong thì ông mất. Gia cảnh ngày càng xuống dốc nên con cháu phải đem bộ bản thảo dở dang của ông bán cho một phú gia ở Nam Tầm là Trang Duẫn Thành.
    Trang Duẫn Thành có một người con trai trưởng tên là Trang Đình Long, đỗ sinh viên, nhưng sau đó mắt bị lòa. Sau khi nghe đọc bộ bản thảo trên, Trang Đình Long đã cho mời nhiều nho sĩ đất Giang Nam như Mao Nguyên Minh, Phan Sanh Chương, Ngô Viêm .tổng cộng mười tám người đến tiếp tay để tu chỉnh và tăng bổ mấy tháng mới làm xong sách.
    Bộ sách này có tên là Minh Sử Kỷ Lược, nhưng chưa kịp xuất bản thì Trang Đình Long mất vào khoảng đầu năm 1660.
    Thể theo ước nguyện của con, cuối năm đó, Trang Duẫn Thành cho người khắc in sách. Nhưng trước khi phát hành, một bản đã gửi về bộ Lễ để xin phép vào tháng Giêng năm 1661, và đã được phê là không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau khi sách được phổ biến rộng rãi, thì bị các quan lại đia phương moi móc ra những điều “cấm kỵ” để vòi vĩnh tiền bạc của Trang Duẫn Thành, trong số đó có Ngô Chi Vinh, làm quan huyện Qui An, vừa bị bãi chức vì tội tham nhũng.
    Điều cấm kỵ đó là những vị đầu của nhà Thanh chẳng hạn như Đa Nhĩ Cổn lại không được gọi là Nhiếp Chính Vương mà vẫn dùng tên riêng, niên hiệu trong sách cũng sử dụng niên hiệu triều Minh. Chê trách sử quan nhà Minh là Thượng Khả Hỉ, Cảnh Thân Minh và những tướng lãnh nhà Minh là Khổng Hữu Đức, Cảnh Tinh Trung, là những kẻ đầu hàng v.v .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...