Thạc Sĩ An toàn thông tin trong thuế điện tử - Phạm Trọng Khanh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Mở đầu 1
    Chương 1.Tổng quan về thuế và thuế điện tử .2
    1.1.Những vấn đề cơ bản về thuế .2
    1.1.1.Định nghĩa thuế 2
    1.1.2.Các nguyên tắc chung về thuế 2
    1.1.3.Phân loại thuế .3
    1.2.Thuế điện tử 5
    1.2.1.Chính phủ điện tử .5
    1.2.2.Tiến tới thuế điện tử 6
    1.2.3.Hiện trạng thuế điện tử ở Việt Nam và thế giới 8
    Chương 2.Tổng quan về an toàn thông tin 15
    2.1.Định nghĩa an toàn thông tin 15
    2.1.1.Định nghĩa 15
    2.1.2.Các yêu cầu an toàn bảo mật thông tin .15
    2.2.Chữ ký số 16
    2.2.1.Định nghĩa 16
    2.2.2.Lịch sử 16
    2.2.3.Các ưu điểm của chữ ký số .17
    2.2.4.Đăng ký, sử dụng và thẩm tra chữ ký số 20
    2.2.5.Một vài thuật toán dùng trong chữ ký số 21
    2.3.PKI 29
    2.3.1.Tổng quan về PKI .29
    2.3.2.Các thành phần của PKI .29
    2.3.3.Mục tiêu và các chức năng của PKI .31
    Chương 3.Xây dựng biện pháp an toàn trong thuế điện tử .33
    3.1.Vấn đề .33
    3.2.Giải pháp 33
    3.2.1.Hệ thống xác thực .34
    3.2.2.Hệ thống các dịch vụ 36
    3.3.Triển khai 36
    3.3.1.VPN 36
    3.3.2.Ký văn bản 37
    3.3.3.An toàn thư điện tử .38
    3.3.4.An toàn mạng không dây 39
    3.3.5.Đăng nhập một lần (Single Sign-On) .40
    3.3.6. Máy chủ web .40
    3.3.7. Thẻ thông minh 41
    3.3.8.Bảo vệ kho dữ liệu 42
    3.4.Kết luận 43
    Chương 4.Phần mềm PKI .44
    4.1.Giới thiệu về OpenCA 44
    4.2.Cài đặt .46
    4.3.Sử dụng .53
    4.3.1.Khởi tạo ban đầu .53
    4.3.2.Yêu cầu một chứng nhận 54
    4.3.3.Thu hồi chứng nhận 56
    Kết luận .58
    Danh mục hình ảnh
    Hình 1: Đăng kí dịch vụ chữ ký số .20
    Hình 2: Ký vào thông điệp 20
    Hình 3: Thẩm định chữ ký số 21
    Hình 4: Các thành phần của OpenCA .45
    Hình 5: Vòng đời của một đối tượng OpenCA .47
    Hình 6: Khởi tạo OpenCA 53
    Hình 7: Khởi tạo CA .54
    Hình 8: Yêu cầu một chứng nhận 54
    Hình 9: Yêu cầu chứng nhận từ tệp PEM .55
    Hình 10: Tìm kiếm chứng nhận 55
    Hình 11: Yêu cầu thu hồi chứng nhận .56
    Hình 12: Danh sách chứng nhận .56
    Mở đầu
    Thủ tục hành chính đang là một trong những vấn đề nhức nhối ở Việt Nam hiện
    nay. Theo Tổng cục Thuế, thủ tục hành chính thuế hiện nay “bao gồm 330 thủ tục hành
    chính thuế, trong đó, 5 thủ tục hành chính do cấp Tổng cục Thuế thực hiện, 172 thủ tục
    hành chính do cấp Cục Thuế thực hiện và 153 thủ tục hành chính cấp Chi cục Thuế
    thực hiện”*. Cải cách thủ tục hành chính nói chung và trong lĩnh vực Thuế nói riêng là
    điều thực sự cần thiết. Biện pháp đang được tiến hành hiện nay là triển khai Thuế điện
    tử và chính phủ điện tử. Việc này sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian làm
    việc của các doanh nghiệp cũng như cơ quan thuế.
    Thuế điện tử sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế, thực
    hiện nghĩa vụ thuế sẽ không cần phải đi lại, xếp hàng chờ đợi như hiện nay mà có thể
    làm mọi lúc, mọi nơi, trong thời gian rất ngắn.
    Khóa luận này tập trung vào việc nghiên cứu những giải pháp an toàn trong triển
    khai Thuế điện tử. Từ đó cũng đề xuất những phương án thực hiện cũng như lựa chọn
    công nghệ sử dụng trong quá trình xây dựng hệ thống Thuế điện tử ở Việt Nam.


    * Công văn của Tổng cục Thuế số 3343/TCT-CC
    1
    Tổng quan về thuế và thuế điện tử
    Chương 1. Tổng quan về thuế và thuế điện tử
    1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế
    1.1.1. Định nghĩa thuế
    Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản)
    nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm
    điều tiết các hoạt động kinh tế-xã hội.
    1.1.2. Các nguyên tắc chung về thuế
    Các sắc thuế đều cần thỏa mãn bằng nguyên tắc chung sau đây:
    Trung lập: sắc thuế không được bóp méo các hoạt động sản xuất, dẫn tới phúc lợi
    xã hội (tổng hiệu dụng) của nền kinh tế bị giảm đi.
    Đơn giản: việc thiết kế sắc thuế và tiến hành trưng thu thuế phải không phức tạp
    và không tốn kém.
    Công bằng: sắc thuế phải đánh cùng một tỉ lệ vào các công dân có điều kiện như
    nhau. Giữa các công dân có điều kiện khác nhau, thì thuế suất cũng cần khác nhau (vì
    thông thường người có điều kiện tốt hơn có xu hướng tiêu dùng hàng hóa công cộng
    nhiều hơn).
    Riêng các sắc thuế địa phương còn cần thỏa mãn một số nguyên tắc nữa:
    Cơ sở thuế phải bất biến: nghĩa là công dân, hoạt động và đồ vật phải tương đối
    cố định, không hay di chuyển giữa các địa phương. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo địa
    phương này không đánh thuế lên công dân, hoạt động và đồ vật vốn là của địa phương
    khác.
    Nguồn thu ổn định: nghĩa là quy mô dân số địa phương và quy mô các hoạt động,
    đồ vật không nên biến động thường xuyên. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo thu ngân
    sách của địa phương không bị biến động.
    Nguồn thu phân bố đồng đều giữa các địa phương. Nguyên tắc này nhằm đảm
    bảo nguồn thu ngân sách giữa các địa phương không quá chênh lệch.
    Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tài chính. Nguyên tắc này nhằm
    2
    Tổng quan về thuế và thuế điện tử
    đảm bảo chính quyền địa phương không lạm dụng quyền hạn thuế của mình để đánh
    thuế quá mức.
    Trong thực tế, khó có sắc thuế nào đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc đòi hỏi cho
    nó. Vì thế, theo nguyên tắc về "cái tốt thứ hai", sắc thuế nào càng thỏa mãn nhiều
    nguyên tắc, thì càng xứng đáng là một sắc thuế tốt. Việc ban hành phần lớn các sắc
    thuế thường cần phải được quốc hội phê chuẩn và phải có luật về sắc thuế đó.
    1.1.3. Phân loại thuế
    Thuế trực thu và thuế gián thu
    Các sắc thuế khi phân loại theo hình thức thu sẽ gồm hai loại là thuế trực thu và
    thuế gián thu. Thuế trực thu là thuế mà người, hoạt động, đồ vật chịu thuế và nộp thuế
    là một. Ví dụ như một người nhập hàng hóa từ nước ngoài về và tiêu dùng luôn, hay
    như thuế thu nhập doanh nghiệp hay thu nhập cá nhân, nhà đất . Thuế gián thu là thuế
    mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một. Chẳng hạn, chính quyền
    đánh thuế vào công ty (công ty nộp thuế) và công ty lại chuyển thuế này vào chi phí
    tính vào giá hàng hóa và dịch vụ, do vậy đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối
    cùng. Ví dụ: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt .
    Thuế nội địa và thuế quan
    Thuế nội địa: là thuế đánh vào công dân, hoạt động, tài sản trong nước. Có rất
    nhiều sắc thuế nội địa đánh vào cá nhân (thuế thu nhập, thuế tiêu thụ), đánh vào công
    ty (thuế pháp nhân, thuế môn bài, .), đánh vào các hoạt động (thuế giao dịch tài
    chính, thuế mua bán nhà đất, thuế thừa kế, .), thuế đánh vào đồ vật (thuế tài sản, lệ
    phí phòng cháy chữa cháy, lệ phí đăng ký ô tô xe máy, lệ phí công chứng, .). Lưu ý lệ
    phí thực chất là thuế; ở Việt Nam gọi chúng là "các loại phí mang tính chất thuế".
    Thuế quan: là thuế đánh vào hàng hóa di chuyển giữa các quốc gia/lãnh thổ (nên
    còn gọi là thuế xuất nhập khẩu).
    Một số hàng hóa nhập khẩu sẽ vừa phải chịu thuế nhập khẩu khi đi qua biên giới,
    vừa phải chịu thuế nội địa khi được bán lại ở thị trường nội địa.

    3
    Tổng quan về thuế và thuế điện tử
    Thuế định ngạch và thuế định lệ
    Thuế định ngạch: là đánh một lượng cố định vào tất cả các đối tượng thu của sắc
    thuế. Ví dụ: thuế cầu đường, lệ phí sử dụng dịch vụ sân bay,
    Thuế định lệ: là thuế đánh vào đối tương thu của sắc thuế theo tỉ lệ nhất định.
    Thuế định lệ lại có loại thuế lũy tiến (tỉ lệ tăng dần) và loại thuế tỉ lệ đồng đều.
    Thuế thông thường và thuế đặc biệt
    Thuế thông thường: là thuế nhằm các mục đích chính là thu ngân sách và điều
    tiết thu nhập, chứ không nhằm mục đích đặc biệt nào khác.
    Thuế đặc biệt: là thuế nhằm các mục đích đặc biệt, ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt
    đánh vào rượu bia, thuốc lá nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này, hay phí
    thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, duy tu hệ thống thủy lợi địa phương.
    Thuế phụ thu
    Bên cạnh thuế chính thức còn có thể có thuế phụ thu. Thuế này không nhằm điều
    tiết trực tiếp đối tượng thu mà chỉ lợi dụng đối tượng thu để huy động một nguồn tài
    chính phục vụ mục đích nào đó không nhất thiết liên quan đến đối tượng thu. Ví dụ:
    chính phủ Pháp đánh thế phụ thu đối với người đi máy bay ở Pháp (thu thuế này khi họ
    mua vé máy bay) để có nguồn tài chính tài trợ cho các hoạt động phòng chống dịch
    bệnh, nhất là HIV/AIDS, ở các nước nghèo.
    Đánh thuế theo khả năng và theo lợi ích
    Đánh thuế theo khả năng: là cách đánh thuế có phân biệt theo khả năng nộp thuế.
    Người có thu nhập nhiều hơn sẽ phải đóng thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp.
    Thông thường, các sắc thuế quốc gia áp dụng nguyên tắc đánh thuế này.
    Đánh thuế theo lợi ích: là cách đánh thuế có phân biệt theo mức độ sử dụng hàng
    hóa công cộng nhiều hay ít. Người sử dụng hàng hóa công cộng nhiều hơn thì phải
    đóng thuế nhiều hơn. Thông thường, các sắc thuế địa phương áp dụng nguyên tắc đánh
    thuế theo lợi ích.


    4
    Tổng quan về thuế và thuế điện tử
    “Thuế” mà không phải thuế
    Thuế lạm phát: do lạm phát làm thu nhập của cá nhân giảm tương đối giống như
    khi bị đánh thuế, nên có thuật ngữ "thuế lạm phát" hàm ý một trong những hậu quả của
    lạm phát.
    Thuế thời gian: khi thời gian là tiền bạc, thì việc mất thời gian do những thủ tục
    hành chính rắc rối gây ra cũng có tác động như khi người ta bị đánh thuế.
    Một số loại thuế và sắc thuế phổ biến
    ã Thuế tiêu thụ
    ã VAT
    ã Thuế thu nhập
    ã Thuế cổ tức
    ã Thuế môn bài
    ã Thuế tài sản
    ã Thuế chuyển nhượng
    ã Thuế thừa kế
    ã Thuế xuất nhập khẩu
    ã Thuế khoán

    1.2. Thuế điện tử
    1.2.1. Chính phủ điện tử
    Chính phủ Điện tử là ứng dụng công nghệ thông tin để các cơ quan của Chính
    quyền từ trung ương và địa phương đổi mới, làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh
    bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ
    chức; và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham
    gia quản lý Nhà nước.

    5
    Tổng quan về thuế và thuế điện tử
    Chức năng của chính phủ điện tử
    Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau, song có thể hiểu một cách đơn giản:
    Chính phủ điện tử là sự ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông để các cơ quan
    chính phủ đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin,
    dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; đồng thời tạo điều kiện
    thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ của mình trong việc tham gia
    quản lý Nhà nước. Nói cách ngắn gọn, Chính phủ điện tử là chính phủ hoạt động hiệu
    lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin –
    truyền thông.
    Chính phủ điện tử với các đặc trưng:
    ã Thứ nhất, Chính phủ điện tử đã đưa chính phủ tới gần dân và đưa dân tới
    gần chính phủ.
    ã Thứ hai, Chính phủ điện tử làm minh bạch hóa hoạt động của chính phủ,
    chống tham nhũng, quan liêu, độc quyền
    ã Thứ ba, Chính phủ điện tử giúp chính phủ hoạt động có hiệu quả trong
    quản lý và phục vụ dân (cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ
    công)
    1.2.2. Tiến tới thuế điện tử
    Trong xu hướng tiến tới Chính phủ điện tử, việc xây dựng một hệ thống thuế điện
    tử được xem là một việc vô cùng quan trọng và cấp thiết. Đó sẽ là một hệ thống thông
    tin về thuế phục vụ nội bộ và cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài
    ngành thuế. Các dịch vụ điện tử thuế sẽ bao gồm: cung cấp thông tin tham khảo, đối
    thoại hỏi đáp trực tiếp, đăng ký thuế, nộp tờ khai và kê khai, nộp thuế. Với tầm quan
    trọng trên, để hướng tới mô hình Chính phủ điện tử, thuế điện tử sẽ phải trở thành một
    thành phần trong Chính phủ điện tử ở Việt Nam.
    Tuy nhiên, việc phát triển mô hình Chính phủ điện tử ở Việt Nam lại đang gặp rất
    nhiều khó khăn và vướng mắc. Các cơ quan Nhà nước mạnh ai nấy xây dựng các trang
    web theo nhu cầu của mình mà chưa có sự kết nối cũng như chưa có cơ quan đầu mối.
    Do đó, các thông tin, dịch vụ điện tử cũng chưa thực sự phát huy được sức mạnh tổng
    hợp. Trong khi đó, Việt Nam lại đang còn thiếu một hành lang pháp lý cho các giao
    6
    Tổng quan về thuế và thuế điện tử
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...