Báo Cáo An toàn lao động

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường Đây là một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro làm cho người lao động có thể bị tai nạn và mắc bệnh nghề nghiệp. Không chỉ ở nước ta, tai nạn lao động là vấn đề luôn phát sinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất ở bất kỳ quốc gia nào và bất kỳ lúc nào.
    Xây dựng là ngành sản xuất đang phát triển, thu hút nhiều lao động, góp phần phát triển kinh tế. Song, xây dựng là ngành lao động tạo ra nhiều rủi ro, nguy hiểm cho người lao động.
    Theo kinh nghiệm cho biết có nhiều trường hợp tai nạn lao động xảy ra do nguyên nhân liên quan đến những thiếu sót trong hồ sơ thiết kế, chủ yếu là thiếu biện pháp bảo hộ lao động. Điều quan trọng nhất trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công là phải đề ra được biện pháp thi công tối ưu với yêu cầu trước tiên là phải đảm bảo an toàn lao động, sau đó mới đến vấn đề kinh tế và các yếu tố khác.

    1. TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
    1.1. Những khái niệm cơ bản
    1.1.1. Điều kiện lao động
    Trong quá trình lao động để tạo ra sản phẩm vật chất cho gia đình và xã hội, con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định, gọi là điều kiện lao động. Điều kiện lao động nói chung bao gồm hai mặt: một là quá trình lao động, hai là tình trạng vệ sinh của môi trường trong đó quá trình lao động thực hiện.
    Những đặc trưng của quá trình lao động, tính chất và cường độ lao động, tư thế của con người khi làm việc, sự căng thẳng của các bộ phận cơ thể, tình trạng vệ sinh môi trường sản xuất đặc trưng bởi: điều kiện vi khí hậu, nồng độ hơi, bụi trong không khí, mức độ tiếng ồn, rung động, độ chiếu sáng
    1.1.2. Tai nạn lao động
    Tai nạn lao động là tai nạn làm chết người hoặc làm tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể con người do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài dưới dạng cơ, lý, hóa và sinh học xảy ra trong quá trình lao động.
    1.1.3. Bệnh nghề nghiệp
    Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động từ từ của các yếu tố độc hại trong sản xuất lên cơ thể con người trong quá trình lao động.
    Cả tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều gây hủy hoại sức khỏe con người hoặc gây chết người, nhưng khác nhau ở chỗ: tai nạn lao động gây hủy hoại đột ngột (còn gọi là chấn thương), còn bệnh nghề nghiệp gây hủy hoại từ từ trong thời gian nhất định.
    1.2. Điều kiện lao động trong ngành xây dựng
    Lao động trong ngành xây dựng có đặc thù: công việc thường được tiến hành ngoài trời, trên cao, dưới sâu, sản phẩm đa dạng, phức tạp, địa bàn lao động luôn thay đổi, do đó điều kiện lao động của công nhân có những đặc điểm sau:
    - Chỗ làm việc của công nhân luôn thay đổi trong phạm vi một công trình, phụ thuộc vào tiến độ công trình, do đó điều kiện lao động cũng thay đổi theo.
    - Trong ngành xây dựng có nhiều nghề, nhiều công việc nặng nhọc (như thi công đất, bê tông, vận chuyển vật liệu), mức độ cơ giới hóa thi công còn thấp nên phần lớn công nhân phải làm thủ công, tốn nhiều công sức và năng suất lao động thấp, yếu tố rủi ro còn nhiều.
    - Có nhiều công việc buộc người công nhân phải làm việc ở tư thế gò bó, nhiều công việc phải làm ở trên cao, những chỗ chênh vênh nguy hiểm, lại có những việc làm ở sâu dưới đất, dưới nước nên có nguy cơ tai nạn.
    - Nhiều công việc tiến hành trong môi trường độc hại, ô nhiễm (bụi, hơi, khí độc, tiếng ồn ), nhiều công việc thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng xấu của khí hậu, thời tiết như nắng gắt, mưa gió, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động.
    - Do địa bàn luôn thay đổi nên điều kiện ăn ở, sinh hoạt khó khăn, thường là tạm bợ, công tác vệ sinh lao động chưa được quan tâm đúng mức.
    - Người lao động chưa được đào tạo một cách có hệ thống nên trong xử lý công việc, xử lý tình huống còn lúng túng, thậm chí thao tác sai dẫn đến tai nạn lao động.
    Qua phân tích trên ta thấy rằng điều kiện lao động trong ngành xây dựng có nhiều khó khăn, phức tạp, nguy hiểm và độc hại, cho nên phải hết sức quan tâm đến cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...