Tiến Sĩ An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 4/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Đất nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
    nghĩa. Sự phát triển kinh tế thị trường đã mang lại cho đất nước những biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, thu nhập bình quân của người lao động ngày càng cao, đời sống kinh tế và xã hội của nhân dân có sự cải thiện rõ rệt.

    Bên cạnh những thành công đó, nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn về lĩnh vực xã hội. Đặc biệt, là một nước nông nghiệp với gần 80% dân cư sống ở khu vực nông thôn, nhưng đến nay, nông thôn nước ta vẫn còn nghèo, nông
    dân vẫn còn khổ và nông nghiệp vẫn còn rất rủi ro. Tình trạng thất nghiệp, thiếu
    công ăn việc làm của người lao động còn khá phổ biến, khoảng cách thu nhập giữa người lao động, giữa các vùng vẫn chưa được thu hẹp, tình trạng đói nghèo và tái nghèo vẫn chưa được giải quyết một cách bền vững, phân hoá xã hội ngày càng phức tạp. An sinh xã hội đối với người nông dân, do đó, còn nhiều khó khăn. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách để giải quyết những khó khăn trên, song đây vẫn là vấn đề phức tạp, trong đó an sinh xã hội đối với nông dân là vấn đề bức xúc nhất. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ, người nông dân có thu nhập rất thấp, đời sống hiện tại rất khó khăn. Chính điều đó làm cho họ dễ bị tổn thương khi có những biến đổi trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, thiên tai bão lụt, .xảy ra. Và hậu quả là họ lại lâm vào cảnh đói nghèo.

    Do đặc điểm lịch sử, các làng xã Việt Nam có truyền thống tình làng nghĩa
    xóm sâu bền. Chính truyền thống đó đã hình thành một cách tự nhiên các hình thức an sinh xã hội truyền thống. “Tình làng nghiã xóm”, “ Có nhau khi tắt lửa, tối
    đèn”, “ Trẻ cậy cha, già cậy con”, . vốn là truyền thống văn hoá cũng đồng thời là
    những hình thức thực hiện an sinh xã hội trong nông thôn hàng ngàn đời nay ở
    nước ta. Song trước sự phát triển của kinh tế thị trường, một mặt, trong nông thôn đã xuất hiện một số hình thức mới về an sinh xã hội, mặt khác, những hình thức an sinh xã hội truyền thống cũng đang có sự biến đổi.

    Có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển các hình thức an sinh xã hội.
    Có quan niệm cho rằng, những hình thức an sinh xã hội truyền thống sẽ dần dần bị thay thế bằng các hình thức hiện đại. Vậy các hình thức an sinh xã hội truyền thống sẽ tồn tại và phát triển ra sao trong bối cảnh xuất hiện những hình thức an sinh xã hội hiện đại? Những hình thức hiện đại có thể thay thế các hình thức truyền thống của an sinh xã hội trong nông thôn hay không? Nếu có, thì mức độ thay thế sẽ như thế nào? Với tình trạng thu nhập thấp như hiện nay, Việt Nam có thể xây dựng được các chính sách an sinh xã hội hiện đại cho nông dân như các nước phát triển được hay không? Nếu có thì điều kiện nào để thực hiện được? Đó là những vấn đề đang đặt ra đòi hỏi phải có sự nghiên cứu trong quá trình xây dựng và hoàn
    thiện hệ thống an sinh xã hội cho cho người nông dân nước ta. Xuất phát từ đó, tác giả lựa chọn vấn đề An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ.

    2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

    Do yêu cầu của nền kinh tế thị trường, vấn đề ASXH đã được nhiều nhà kinh tế
    học ở các nước trên thế giới nghiên cứu một cách cơ bản, trong đó đặc biệt là các các nước XHCN cũ (như Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức), Mỹ, EU (Anh, Cộng hoà liên bang Đức, Thụỵ Điển), Nhật bản và một số nước đang phát triển khác. Trong các viện nghiên cứu, các trường đại học ở các nước, vấn đề ASXH đã được xuất bản thành nhiều giáo trình, nhiều sách chuyên khảo, nhiều bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành. Ở nhiều nước trên thế giới đã xây dựng những tổ chức nhằm thực hiện chính sách ASXH, hoạt động với mô hình, chương trình và nguyên tắc khác nhau.

    Ở nước ta, những năm đầu của quá trình đổi mới, có một số nghiên cứu liên
    quan đến vấn đề ASXH, trong đó trực tiếp là đề tài cấp nhà nước mang mã số KX
    04.05: “Luận cứ khoa học cho việc đổi mới và hoàn thiện các chính sách bảo đảm
    xã hội trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã
    hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, do viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội, thuộc
    Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan chủ trì đề tài. Kết quả nghiên cứu
    của đề tài đã đề cập đến một cách khá hệ thống vấn đề bảo đảm xã hội như: đã làm
    rõ khái niệm về bảo đảm xã hội; mối quan hệ giữa bảo đảm xã hội với các chính
    sách xã hội, vị trí, vai trò và sự cấn thiết khách quan của bảo đảm xã hội trong nền
    kinh tế thị trường, khẳng định bảo đảm xã hội vừa là nhân tố ổn định, vừa là động
    lực cho phát triển kinh tế xã hội. Đề tài đã nghiên cứu khá công phu về các bộ phận
    cấu thành quan trọng của bảo đảm xã hội là bảo hiểm xã hội, Trợ giúp xã hội, ưu
    đãi xã hội; Đã đánh giá thực trạng của các bộ phận cấu thành này, chỉ ra những
    thành tựu, hạn chế của nó và chỉ ra quan điểm, phương hướng và giải pháp phát
    triển trong tương lai của hệ thống bảo đảm xã hội ở nước ta.

    Trong những năm gần đây, nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về những
    vấn đề có liên quan đến chính sách ASXH. Có thể nêu lên một số công trình của các tác giả như sau: Mai Ngọc Cường. Chính sách xã hội nông thôn: kinh nghiệm CHLB Đức và thực tiễn Việt Nam. NXB lý luận chính trị, Hà nội 2006; Vấn đề đổi mới bảo hiểm xã hội. Chương VIII. Sách kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
    của Mai Ngọc Cường (2001); Nguyễn Hải Hữu. phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Chuyên đề 8. Đánh giá 20 năm đổi mới Viện khoa học xã hội việt Nam (2006); Patricia Justino. Khuôn khổ xây dựng tổng thể quốc gia về an sinh xã hội ở Việt Nam (UNDP); Bùi Văn Hồng Nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với
    người lao động tự tạo việc làm và thu nhập, cấp Bộ năm 2002; Nguyễn Văn Định
    Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam trong nền kinh tế thị trường đề tài cấp Bộ
    năm 2000; Nguyễn Tiệp. Các giải pháp nhằm thực hiện xã hội hoá công tác trợ
    giúp xã hội, đề tài cấp Bộ năm 2002; Đặng Cảnh Khanh. Vấn đề trợ giúp xã hội
    trong chính sách bảo đảm xã hội ở Việt nam đề tài KX. 04. 05 (năm 1994)
    Các nghiên cứu trên tuy đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây
    dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH nói chung ở nước ta những năm qua. Tuy
    nhiên, việc nghiên cứu hệ thống, chính sách ASXH đối với nông dân như là một hệ
    thống độc lập vẫn còn chưa được giải quyết
    3. Mục tiêu luận án
    3.1. Làm rõ những nội dung lý luận về hệ thống ASXH đối với nông dân trên cơ
    sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
    3.2. Phân tích thực trạng hệ thống ASXH đối với nông dân nước ta từ khi
    chuyển sang nền kinh tế thị trường, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và những vấn đề
    đặt ra đối với việc xây dựng hệ thống ASXH hội đối với nông dân nước ta hiện nay.
    3.3. Đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống
    ASXH đối với nông dân ở nước ta những năm tới.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án áp dụng các phương pháp của nghiên cứu khoa học kinh tế, sử dụng
    phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, với công cụ trừu
    tượng hoá, kết hợp giữa logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp để làm rõ đối tượng
    nghiên cứu.
    Đồng thời sử dụng các tài liệu điều tra, khảo sát, thu thập số liệu thống kê và
    phân tích . của các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu đã được công bố về vấn
    đề có liên quan để đề xuất các giải pháp cho việc hoàn thiện và phát triển hệ thống
    ASXH đối với nông dân ở nước ta trong những năm sắp tới.
    4
    Trong quá trình thực hiện, luận án sử dụng kiến thức kinh tế lượng để đánh giá
    hiệu quả các việc thực thi các chương trình an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam
    thời gian qua.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân.
    Song an sinh xã hội đối với nông dân là vấn đề khá rộng, bao gồm ASXH
    truyền thống và ASXH hiện đại. Trong phạm vi luận án này, tác giả chủ yếu đề cập
    đến các nhân tố, các điều kiện xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH hiện đại đối
    với nông dân (gọi tắt là hệ thống ASXH đối với nông dân).
    6. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài
    6.1. Luận án góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và
    hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường
    6.2. Tổng kết kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với
    nông dân ở một số nước trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào
    việc xây dựng hệ thống ASXH đối với nông dân ở nước ta.
    6.3. Khái quát thực trạng hệ thống ASXH ở nước ta hiện nay, chỉ ra những
    thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của hệ thống ASXH hiện hành đối với
    nông dân.
    6.4. Sử dụng ma trận SWOT làm rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách
    thức trên cơ sở đó, đề xuất việc lựa chọn các phương án xây dựng và hoàn thiện hệ
    thống ASXH đối với nông dân ở nước ta những năm tới
    6.5. Khuyến nghị các giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với
    nông dân đảm bảo cho tính khả thi của các phương án chính sách đã đề xuất.
    7. Kết cấu luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm ba
    chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân trong
    điều kiện phát triển kinh tế thị trường.
    Chương II: Đánh giá thực trạng hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân
    Việt Nam.
    Chương III: Phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống
    an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam những năm tới.

    Mục lục

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG . 6
    1.1. AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ 6
    1.2. NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG AN SINH XÃ
    HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 23
    1.3. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN 47
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 68
    CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI
    VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM . 70
    2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI
    VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM 70
    2.2. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG
    DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 100
    2.3. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG
    DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 121
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 134
    CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN
    VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 135
    3.1. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 135
    3.2. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI
    VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI. 144
    3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN
    VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI . 173
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 187
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 188
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 190
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 191
    PHỤ LỤC .199 .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...