Thạc Sĩ An ninh tài chính nhà nước của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế-tài chính diễn ra sôi động và mạnh mẽ tác
    động trực tiếp đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH), đảm bảo an ninh tài
    chính (ANTC) trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tiên
    quyết để phát triển kinh tế với tốc độ cao và ổn định. Là khâu quan trọng nhất trong
    hệ thống tài chính quốc gia (TCQG), với chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tài
    chính nhà nước (TCNN) giữ vị trí then chốt trong chiến lược ANTCQG và có vai trò
    quan trọng trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế của đất nước.
    Để nền TCQG được ổn định, vững mạnh và phát triển, phát huy vai trò của
    TCNN, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu đối với mọi quốc gia là đảm bảo ANTCNN, tức là
    đảm bảo TCNN ổn định, bền vững, an toàn, lành mạnh; có cơ cấu hợp lý; có khả năng
    tạo lập và phân phối các nguồn lực tài chính có hiệu quả cao, hạn chế đến mức thấp
    nhất những tổn thất, lãng phí trong quá trình nhà nước sử dụng TCNN để phát triển
    KT-XH; tạo thế chủ động trong quá trình nhà nước quản lý và điều hành TCNN. Để
    bảo đảm ANTCNN, Nhà nước cần có các giải pháp hữu hiệu, đặc biệt là hạn chế nguy
    cơ giảm sút nguồn thu và nâng cao khả năng quản lý chi theo nguyên tắc, chuẩn mực
    và thông lệ quốc tế cũng như khả năng kiểm soát bội chi, sử dụng bội chi cho đầu tư
    phát triển (ĐTPT) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
    Dưới góc độ ANTC, thời gian qua, hoạt động TCNN của Việt Nam đã thu được
    những thành tựu đáng khích lệ, từ chỗ thu trong nước không đủ chi thường xuyên
    đến chỗ đáp ứng đủ nhu cầu chi thường xuyên và dành một phần cho ĐTPT; bội chi
    NSNN được kiểm soát, có xu hướng giảm dần và nguồn bù đắp đã được thay đổi
    theo hướng an toàn hơn . góp phần tích cực đảm bảo ANTCNN. Tuy nhiên, vẫn còn
    nhiều nguy cơ tiềm ẩn đe dọa ANTCNN của Việt Nam, như: cơ sở của sự tăng thu
    ngân sách chưa vững chắc, chi TCNN còn lãng phí, kém hiệu quả, cân đối NSNN vẫn
    còn căng thẳng do nhu cầu chi luôn có xu hướng vượt khả năng thu, khả năng bù đắp
    bội chi gặp khó khăn trong khi hiệu quả sử dụng vốn vay còn thấp, hiệu quả và sức
    cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) còn chưa cao, . Yêu cầu bức thiết
    hiện nay là nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng ANTCNN để đề ra các giải
    pháp bảo đảm ANTCNN, trong đó ổn định tăng trưởng nguồn thu, nâng cao hiệu quả
    chi, lành mạnh hoá tình hình tài chính DNNN, phát huy vai trò điều tiết vĩ mô nền
    kinh tế của TCNN phải được quan tâm chú trọng.
    Cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về ANTC, nhưng mới dừng ở việc nghiên
    cứu lý luận, đưa ra cảnh báo và đối sách về ANTCQG, ANTC trong một số lĩnh vực
    hoặc nghiên cứu, phân tích một số khía cạnh của an ninh (tính ổn định, bền vững).
    Đến nay, vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về an ninh và ANTC, chưa có đề tài
    nghiên cứu tổng thể lý luận về ANTCNN, dựa trên các tiêu chí về an ninh để phân
    tích đánh giá thực trạng ANTCNN cũng như nghiên cứu kinh nghiệm các nước để đề
    xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, góp phần bảo đảm ANTCNN của Việt Nam trong
    bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) sâu rộng hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt
    Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ
    11/01/2007. Đảm bảo ANTCNN bao gồm tổng hoà các giải pháp từ ổn định nguồn
    thu, nâng cao hiệu quả quản lý chi TCNN đến phát huy vai trò của TCNN trong định
    hướng, thúc đẩy KT-XH phát triển, sử dụng an toàn, hiệu quả các khoản vay, lành
    mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN . và được đặt
    trong mối quan hệ với ANTCQG trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá. Chính vì
    vậy, Đề tài “An ninh tài chính Nhà nước của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
    tế quốc tế ” đã được lựa chọn nghiên cứu.
    Chương 1: Lý luận về an ninh tài chính Nhà nước
    Chương 2: Thực trạng an ninh tài chính Nhà nước ở Việt Nam và kinh nghiệm
    một số nước
    Chương 3: Giải pháp bảo đảm an ninh tài chính Nhà nước của Việt Nam trong
    điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...