Luận Văn An ninh con người và sự bất an trong cuộc sống hôm nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT:Sau khi giới thiệu khái niệm an ninh con người trong xã hội hiện đại bài viết
    đã phân tích một cách toàn diện và sâu sắc những cơ tiềm ẩn về chiến tranh, mâu thuẫn sắc
    tộc tôn giáo mất an ninh lương thực, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và năng lượng v.v ở khu
    vực Đông Nam Á. Đồng thời bài viết cũng phân tích các nguy cơ mất an ninh ô nhiễm môi
    trường tự nhiên và xã hội ở Việt Nam và đề nghị cần phải hoạch định một chiến lược lâu dài
    để phát triển bền vững.
    1. AN NINH CON NGƯỜI – ĐÔI
    NÉT VỀ KHÁI NIỆM
    Chưa bao giờ, vấn đề an ninh con
    người được đặt ra một cách khẩn thiết như
    ngày nay. Nó trở thành mối quan tâm của
    toàn nhân loại, là đề tài bàn thảo trong
    nhiều hội nghị quốc gia và quốc tế, được
    hoạch định trong chính sách của các nhà
    nước vì cuộc sống của con người ngày
    càng bị đe doạ bởi nhiều yếu tố bất
    an:chiến tranh, nạn đói, dịch bệnh, ô nhiễm
    môi trường, cạn kiệt tài nguyên Cho
    nên đi tìm những yếu tố bất an chính là để
    thấy rõ nguy cơ và biện pháp phòng tránh,
    bảo vệ an ninh con người.
    Năm 1994, Tiến sĩ Mahbub ul Haq nêu
    lên khái niệm về an ninh con người
    (Human Security) trong báo cáo của
    UNDP về Phát triển con người. Theo thời
    gian, khái niệm này dần được bổ sung và
    phát triển. Vấn đề an ninh con người được
    nhìn nhận từ hai góc độ: 1) sự an toàn của
    con người trước những nguy cơ lâu dài
    như đói khát, dịch bệnh, chiến tranh và sự
    áp bức; 2) sự bảo vệ con người trước
    những đe doạ bất thường và nguy hại trong
    khuôn khổ gia đình, nơi làm việc hay cộng
    đồng.
    Nói rộng ra như cựu Tổng thư ký Liên
    Hợp Quốc Kofi Annan thì an ninh con
    người gắn liền với hoà bình và phát triển
    của thế giới cũng như của quốc gia, khu
    vực. Nó không chỉ là không có xung đột
    bạo lực mà còn phải bảo đảm quyền con
    người, sự quản lý tốt của nhà nước, cơ hội
    tiếp cận với các điều kiện thuận lợi về giáo
    dục, y tế và sự lựa chọn điều kiện phát huy
    năng lực của mỗi cá nhân.
    Tuy còn nhiều bàn luận song hầu như
    người ta dễ gặp nhau trong quan niệm về
    nội hàm của an ninh con người bao gồm 7
    lĩnh vực là kinh tế, lương thực, sức khoẻ,
    Science & Technology Development, Vol 12, No.01 - 2009
    Trang 6 Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM
    môi trường, cá nhân, cộng đồng và chính
    trị. Trong cuộc sống, những điều bất an đối
    với con người bắt nguồn từ những nhân tố
    tự nhiên (thiên tai) và nhân tố con người
    (nhân tai). Hai nhân tố đó tác động lẫn
    nhau trong mối quan hệ nhân - quả của
    nhau.
    Năm 2002 trong Tuyên bố chung
    ASEAN – Trung Quốc tại Phnom Penh
    xuất hiện một thuật ngữ mới: “an ninh phi
    truyền thống”. Bản Tuyên bố nêu rõ các
    nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc bày
    tỏ “sự quan ngại về những vấn đề an ninh
    phi truyền thống ngày càng gia tăng như
    buôn lậu, ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ
    em, cướp biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí,
    rửa tiền, tội phạm kinh tế quôc tế và tội
    phạm công nghệ cao”. Đoạn văn trên tự nó
    đã nói rõ nội hàm của khái niệm này. Và tự
    nhiên, người ta nghĩ đến thuật ngữ có
    nghĩa đối lập của nó là “an ninh truyền
    thống”. Có thể hiểu khái niệm này bao
    hàm những yếu tố an ninh (và yếu tố bất
    an) vốn có từ lâu đời như thiên tai, nạn đói,
    dịch bệnh, chiến tranh Tất nhiên sự phân
    biệt này không rạch ròi vì ngay các loại an
    ninh phi truyền thống cũng đã từng xuất
    hiện từ xa xưa trong lịch sử như nạn buôn
    người (nô lệ, phụ nữ, trẻ em), nạn cướp
    biển, nạn buôn lậu v.v
    Điều đáng quan tâm chính là trong thời
    đại toàn cầu hoá thì các vấn đề an ninh
    không thu hẹp trong phạm vi nhỏ của địa
    phương hay từng nước mà nó nhanh chóng
    trở thành vấn đề của thế giới, của toàn
    nhân loại. Do vậy cuộc đấu tranh gìn giữ
    an ninh con người, ngăn ngừa những yếu
    tố bất an, chống các nguy cơ đe doạ phải
    mang tính toàn cầu, đòi hỏi sự đồng tâm và
    phối hợp của các quốc gia, các tổ chức khu
    vực và tổ chức quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...