Tài liệu An ninh con người trong tiến trình hình thành cộng đồng Asean

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    rải qua 40 năm hình thành và phát triển, ASEAN là tổ chức liên kết khu
    vực thành công trên thế giới đặc biệt trong lĩnh vực an ninh. An ninh là một trong những vấn đề quan trọng nhất của quan hệ quốc tế ngày nay.
    Trong pháp luật quốc tế chưa có định nghĩa cụ thể về an ninh, trong tiếng Việt, “an ninh” được hiểu là tình trạng yên ổn, không lộn xộn, không nguy hiểm(1) hoặc “an ninh” là trạng thái “bình yên” của nhà nước, sự “ổn định” vững chắc của chế độ xã hội.(2) Trong tiếng Anh “security” một mặt chỉ trạng thái của an ninh, tức là tránh được nguy hiểm, không phải lo sợ, mặt khác còn
    có hàm ý bảo vệ an ninh, chỉ biện pháp an ninh và cơ cấu an ninh.(3) Như vậy, cả trong tiếng Việt và tiếng Anh, thuật ngữ “an
    ninh” có nghĩa cơ bản giống nhau, đó là không tồn tại sự đe doạ và nguy hiểm.
    An ninh không chỉ đề cập hiện trạng khách quan mà còn đề cập một trạng thái tâm lí “cảm giác an toàn” (asense of security). Với cách tiếp cận như vậy, an ninh bao gồm hai mặt chủ quan và khách quan. Dưới góc độ tâm lí, mặt khách quan chỉ hiện trạng bên ngoài, mặt chủ quan thể hiện trạng thái tâm lí của con người. Vì vậy, có thể nhận xét an ninh về khách quan là




    không có sự uy hiếp và về chủ quan không có sự lo sợ. Với ý nghĩa như vậy “an ninh quốc gia” được hiểu là không có sự nguy hiểm hoặc không có sự đe doạ đối với quốc gia, “an ninh quốc tế” là không có sự nguy hiểm hoặc không có sự uy hiếp đối với các
    thành viên của cộng đồng quốc tế.(4)
    Xét trên khía cạnh lí thuyết, các trường phái khác nhau của quan hệ quốc tế có những quan niệm cơ bản khác nhau về vấn đề an ninh. Trường phái chủ nghĩa hiện thực (Realism) nhìn nhận an ninh từ khía cạnh sức mạnh quân sự và các mối đe dọa quân sự từ bên ngoài; trường phái chủ nghĩa tự do (Liberalism) lại tiếp cận khái niệm an ninh theo nghĩa rộng bao gồm cả sức mạnh quân sự và phi quân sự, bao gồm cả các nguy cơ quân sự và phi quân sự cũng như các mối đe doạ cả bên trong lẫn bên ngoài.
    Những thay đổi cơ bản của bối cảnh kinh tế và chính trị thế giới thời kì hậu chiến tranh lạnh dưới tác động mạnh mẽ của làn sóng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cũng như quá trình toàn cầu hoá đã và đang làm cho khái niệm “an






    * Giảng viên Khoa luật quốc tế
    Trường Đại học Luật Hà Nội
    ** Vụ công tác lập pháp - Văn phòng Quốc hội



    ninh” được mở rộng từ an ninh truyền thống
    đến “an ninh phi truyền thống”.
    An ninh truyền thống lấy nhà nước làm đơn vị và chủ yếu đề cập những quan hệ chính trị, tương quan sức mạnh quân sự giữa các nhà nước, trong khi đó an ninh phi truyền thống xem xét những vấn đề vượt ra ngoài các quan hệ chính trị và quân sự thông thường giữa các nhà nước. Đối với an ninh phi truyền thống mối quan tâm không chỉ là quốc gia mà còn là cá nhân và cộng đồng. Theo quan niệm này, nền an ninh của một dân tộc không chỉ bị đe doạ bởi các yếu tố chính trị hay quân sự truyền thống mà còn chịu sức ép của các yếu tố kinh tế, xã hội, sắc tộc, tôn giáo hay thiên tai, dịch bệnh. Hơn nữa, nền an ninh quốc gia không chỉ gói gọn trong khái niệm toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm chủ quyền hay độc lập chính trị mà đã bao hàm cả vấn đề đảm bảo ổn định hệ thống kinh tế và giữ gìn các giá trị căn bản của dân tộc.
    Trong thời kì chiến tranh lạnh, vấn đề an ninh của mỗi quốc gia luôn luôn xoay quanh vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước sự đe doạ về vũ lực của các quốc gia khác. Bản thân mỗi quốc gia ở khu vực Đông Nam Á cũng như ASEAN cũng luôn đứng trước nguy cơ bị cuốn vào xu thế đối đầu của các cường quốc. Vì vậy, trong thời kì chiến tranh lạnh, sự hợp tác trong khuôn khổ ASEAN chủ yếu ở phương diện an ninh truyền thống. Bước sang thập kỉ 90 của thế kỉ XX khi quan hệ quốc tế đã chuyển hướng từ đối đầu sang đối thoại thì sự hợp tác của



    ASEAN cũng có sự thay đổi: Không chỉ đơn thuần là sự hợp tác trong khuôn khổ của ASEAN mà bên cạnh đó là sự hợp tác của ASEAN với hầu hết các cường quốc trên thế giới thông qua Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Việc hình thành ARF là cơ hội tốt để mở rộng quan hệ quốc tế bởi đây là diễn đàn đối thoại chính trị, bàn luận các vấn đề an ninh mang tính chất toàn diện. Với vai trò là động lực chính của ARF, ASEAN đã và đang là trung tâm tập hợp, thu hút các ý kiến, quan điểm khác nhau để dàn xếp các bất đồng, xung đột vì mục tiêu hoà bình, ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ARF vẫn chỉ là diễn đàn đối thoại trong khi đó những thách thức đối với bản thân ASEAN cũng như mỗi quốc gia thành viên lại ngày càng trở nên gay gắt đó là: Sự cạnh tranh chiến lược của các cường quốc ngày càng tăng; vấn đề sắc tộc tôn giáo, khủng bố bạo lực ngày càng diễn biến phức tạp; quá trình toàn cầu hoá và liên kết khu vực; thảm hoạ thiên tai, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, chênh lệch về trình độ phát triển và vấn đề giảm đói nghèo Thực tế đó đòi hỏi ASEAN cần có sự đột phá trong hợp tác để có thể giải quyết được những vấn đề trong nội bộ cũng như giữa ASEAN với cộng đồng quốc tế và các cường quốc. Để thích ứng với bối cảnh quốc tế mới và đáp ứng nhu cầu liên kết ở mức độ cao hơn, các nước ASEAN dưới sự chủ trì và đề xuất của Indonesia đã thông qua Tuyên bố Bali II (Hoà hợp ASEAN II) vào tháng 11/2003, trong đó vạch ra



    phương hướng thiết lập cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng kinh tế (AEC), Cộng đồng an ninh (ASC) và Cộng đồng văn hoá - xã hội (ASCC). Để triển khai xây dựng ASC, ASEAN đã thông qua “Chương trình hành động Cộng đồng an ninh ASEAN” (ASC POA) tại Hội nghị cấp cao ASEAN-10 tại Viêngchăn tháng 11/2004, trong đó nhấn mạnh đến hợp tác chính trị, xây dựng lòng tin và hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp đồng thời cho
    rằng an ninh toàn diện(5) mà trọng tâm là an
    ninh con người là phương cách thích hợp nhất nhằm đạt được các mục tiêu phát triển hài hoà và bền vững trong ASEAN.
    An ninh con người phản ánh bước phát triển mới trong môi trường an ninh truyền thống.(6) An ninh truyền thống quan tâm đến việc bảo vệ lãnh thổ, lợi ích quốc gia hay những giá trị cốt lõi của nhà nước.
    Ngày nay an ninh đồng nghĩa với việc bảo vệ cho người dân tránh được những mối đe doạ của bệnh tật, đói khát, thất nghiệp, xung đột xã hội cũng như những nguy cơ do biến động của môi trường. Vì vậy, an ninh cần phải thay đổi theo hai hướng cơ bản: Từ đảm bảo an ninh lãnh thổ sang chú trọng hơn đến an ninh con người; từ an ninh bằng vũ trang sang an ninh thông qua phát triển bền vững. Trên phương diện đối nội, con người là mục tiêu và động lực của quá trình
    phát triển,(7) trong chính sách đối ngoại con
    người phải là đối tượng tham chiếu thay vì chỉ tập trung vào các vấn đề chủ quyền, lãnh thổ.(8) Như vậy, dù trong chính sách



    đối nội hay đối ngoại và với bản thân mỗi quốc gia hoặc cộng đồng quốc tế thì vấn đề con người và an ninh con người luôn đóng vai trò quan trọng như sự tồn tại hoà bình của mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...