Thạc Sĩ An ninh châu á – thái bình dương kể từ sau chiến tranh lạnh đến nay

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC​ ​ AN NINH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNGKỂ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY




    I. Mục tiêu và phạm vi của môn học:
    Mục tiêu của môn học là: (i) Làm rõ những thay đổi trong cách tiếp cận về an ninh của các nước trên thế giới nói chung và các nước khu vực nói riêng về các vấn đề an ninh kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh đển nay; (ii) Cung cấp cho học viên bức tranh tổng quát về những thay đổi cơ bản trong môi trường an ninh khu vực kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh đến nay; (iii) Làm rõ các thách thức an ninh chủ yếu đang đặt ra cho các nước khu vực cũng như cách thức họ xử lý các vấn đề này; (iv) Hiểu được chính sách an ninh khu vực của các “diễn viên” (player) chính cũng như tác động trở lại của các chính sách này đối với an ninh khu vực; Phạm vi đề cập của môn học: (i) Về không gian: Không đề cập đến toàn bộ khu vực Châu Á thái Bình Dương, mà chỉ tập trung đề cập đến các diễn viên chính tác động đến an ninh khu vực Đông Á (Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc và ASEAN) (ii) Về thời gian: Từ sau Chiến tranh lạnh đến nay (iii) Về phạm vi vấn đề: Chủ yếu các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực (iv) Về đối tượng nghiên cứu: chủ yếu các “diễn viên” và các vấn đề tác động đến an ninh khu vực và chính sách an ninh của các “diễn viên” này II. Yêu cầu của môn học: 1. Yêu cầu về chuyên môn: Do nghiên cứu an ninh Đông Á là bộ môn thuộc chuyên ngành chính trị học (politics), nên môn học này có yêu cầu cao về: (i) Phân tích: phân tích sâu một sự kiện quan trọng để tìm hiểu (a) thực chất của một hành động; (b) phản ứng của các bên liên quan; (c) tác động (hoặc phản tác động) của hành động đó; và (d) dự đoán diễn biến tình hình (các kịch bản). (ii) Tổng hợp: Sâu chuỗi nhiều sự kiện tưởng chừng như độc lập với nhau để tìm sự gắn kết nhằm hiều (a) thực chất một chính sách, chiến lược hay sự điều chỉnh các chính sách và chiến lược của một nước; (b) rút ra những vấn đề có tính quy luật. (iii) Tính chính xác: Thông tin đề cập có mức độ, nhưng phải chọn được (a) các thông tin cơ bản, trọng yếu nhất từ các nguồn tin cậy,(1) (b) thông tin đó phải hỗ trợ cho lập luận mà mình đưa ra.
    III. Nội dung các bài học:
    Phần đầu
    I) Giới thiệu chung về môn học II) Các khái niệm an ninh cơ bản
    1. An ninh truyền thống (traditional security) 2. An ninh phi truyền thống (non-traditional security) 3. Sự tiến thoái lưỡng nan về an ninh (security dilemma) 4. Cân bằng quyền lực (balance of power) 5. An ninh tập thể (collective security) 6. An ninh hợp tác (cooperative security) 7. An ninh toàn diện (comprehensive security) 8. Cục diện thế giới đơn cực 9. Cục diện thế giới lưỡng cực 10. Cục diện thế giới đa cực Bài 1: Những thay đổi trong môi trường an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Bài 2: Những thay đổi trong cách tiếp cận về vấn đề an ninh của các nước khu vực Châu Á – Thái Binh Dương Bài 3: Chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Nga sau Chiến tranh lạnh Bài 4: Chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ sau Chiến tranh lạnh Bài 5: Chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Trung Quốc sau Chiến tranh lạnh Bài 6: Chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Nhật bản sau Chiến tranh lạnh Bài 7: Môi trường an ninh ở Đông Nam Á và vai trò của ASEAN, ARF và ngoại giao kênh II đối với an ninh Châu Á – Thái Binh Dương sau Chiến tranh lạnh Bài 8: Vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên và tác động của nó đối với an ninh khu vực Đông Á Bài 9: Một số đánh giá về tình hình an ninh của khu vực trong thời gian tới Bài 10: Ôn tập và thảo luận chung

    [HR][/HR] [1] Những nguồn này bao gồm: thông tin lấy từ các cuộc phỏng vấn; kho lưu trữ; sách, báo, tạp chí chính thức của các tác giả có tên tuổi hoặc thạo tin.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...