Tài liệu An nam chí lược

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    AN NAM CHÍ LƯỢC




    Lời Giới Thiệu


    Song song với công việc biên mục Châu bản triều Nguyễn, Ủy ban Phiên Dịch Sử Liệu Việt-Nam
    đã lập một kế hoạch riêng để hiệu đính và phiên dịch các bộ sử Việt Nam. Theo kế hoạch dựđịnh ấy,
    các phiên dịch viên trong Ủy ban đã tham khảo các truyền bản tàng trử tại các thư viện Nhật Bản, Trung
    Hoa và Anh Quốc, làm xong một hiệu bản của bộ An Nam Chí Lược và hoàn thành một bản phiên dịch
    Việt văn.


    Nói về cuốn An Nam Chí Lược, ai ai cũng biết rõ soạn giả Lê Tắc là một tên phản bội với Tổ
    quốc. Trong lúc nước nhà đang gặp ngoại xâm, xã tắc nguy cấp, nhân dân đau khổ, Lê Tắc cùng bọn
    Trần Kiện và Trần Ích Tắc, không những không chịu gắn sức phấn đấu để cứu nước cứu dân, trái lại
    nhẩn tâm và làm tôi địch. Hơn nữa, trong bộ An Nam Chí Lược, Lê Tắc quên mình là người Việt, dựa vào
    lập trường và quan điểm người Nguyên để soạn tập. Chẳng hạn, như những lời nịnh nọt a dua của soạn
    giả, những đoạn văn kiêu ngạo tự tôn tựđại trình bày trong các chiếu chỉ nhà Nguyên và trong các bài
    tựa các danh nhân hồi ấy, đều khiến cho chúng ta vô cùng uất ức và đau đớn.


    Sở dĩỦy ban lấy bộ An Nam Chí Lược làm công việc phiên dịch đầu tiên, là vì bộấy có lẽ là bộ sử
    xưa nhất do một cá nhân người Việt soạn ra, và gồm có nhiều sử liệu đáng quý có liên quan đến cổ sử
    và trung sử Việt Nam, chứ không phải Ủy ban có chút định nào dung thứ những hành động và quan
    niệm sai lầm của soạn giảđối với tổ quốc. Nói khác, chúng tôi coi cuốn sách này là một sử liệu, là một
    đối tượng cho cuộc nghiên cứu sử học thuần túy, bởi vậy, thành thực muốn cung cấp một bộ hiệu bản và
    bản dịch đáng tin cậy cho học giới mà thôi.


    Trong hai nghìn năm quốc sử, chúng ta không thể không công nhận rằng còn nhiều chỗ thiếu
    sót, mơ hồ, đang chờđợi sự cố gắng của sử gia Việt Nam, để bổ túc hoặc xác định lại. Vậy, điều cần
    thiết cho nền sử học Việt Nam ngày nay là gây phong trào nghiên cứu theo phương pháp khoa học, nhất
    là về phương diện sưu tầm và khảo đính sử liệu, chúng ta nên tìm cách nâng đỡ và xúc tiến. Căn cứ vào
    quan điểm ấy, tôi thành thực tin rằng bộ hiệu bản và bản dịch này là một thực hiện mới của nền sử học
    tại Việt Nam, và sẽđem lại rất nhiều bổ ích cho công việc tìm tòi sự thực trong quốc sử.


    Từ xưa nước An-Nam thông giao với Trung-Quốc, thời vua Chuyên-Húc, phía bắc đi tới U-Lăng,
    phía nam đi tới Giao-Chỉ. Vua Đế-Nghiêu sai Hy Hoà qua ởđất Nam-Giao, vua Thuấn sai Vũ qua Nam
    yên-vỗ Giao-Chỉ. Qua đời Chu-Thành-Vương (1115-1079 trước công nguyên), họ Việt-Thường qua chín
    lần thông-ngôn, tới cống-hiến mà nói rằng: Trời không có gió bảo, không mưa dầm, ngoài biển không
    nổi sóng dữđã ba năm nay, có lẽở Trung-Quốc có đấng thánh-nhân trị-vì, sao chẳng tới chầu?. Lúc bấy
    giờ, Chu-Công đặt bài ca, đánh đàn thuật chuyện họ Việt-Thường tới chầu: Ô hi ta ta! Phi Đán chi lực,
    Văn-Vương chi đức, nghĩa là: ôi ôi! vui thay, cảnh-tượng thái-bình không phải nhờ sức của Đán (tên của
    Chu-Công) mà là nhờđức của vua Văn-Vương. Nước Việt-Thường, tức đất Cửa-Châu, ở phía nam Giao-
    Chỉ.


    Quyển Hán-Quan-Nghi của Ứng-Thiện chép rằng: trước tiên Trung-Quốc mở mang từ sóc
    (phương bắc), rồi sau tiến sang phương nam lấy làm cơ chỉ. Hiện nay, các sách viết chữ chỉ
    _____(cái nền) là viết sai.


    Nhà Tần (246-207 trước công nguyên) lấy Giao Chỉ làm Tượng-Quận; đến khi nhà Tần loạn thì
    Đô-uý quận Nam-hải là Triệu-Đà nổi binh đánh lấy hết các quận quốc, rồi tự lập làm vua. Khi ấy, Hán-
    Cao-Tổ sai Lục-Giả qua lập Đà làm Việt-Vương. Sau khi Cao-Tổ băng, Cao-Hậu cấm Nam-Việt mua đồ sắt
    của Trung-Quốc, Đà tiếm hiệu xưng đế, rồi phát quân đi đánh Trường-Sa. Văn-đế lại sai người đưa thư
    qua trách Đà. Đà có ý sợ, bèn bỏ hiệu đế, nguyện làm tôi và cống hiến phẩm vật.


    Năm Kiến-Nguyên thứ 3, (vua Võ-đế, 142 trước công nguyên) Đà mất, con cháu họ Triệu truyền
    xuống bốn đời, kểđược hơn chín mươi năm.


    Võ-đế sai Chung-Quân đi sứ qua Nam-Việt để dụ vua Việt tên là Hưng vào chầu, Hưng muốn đi,
    nhưng bị tướng Lữ-Gia can ngăn, vua không nghe, Gia làm phản, nổi binh đánh giết vua và cả sứ-gả nhà
    Hán, lập Kiến-Đức là anh khác mẹ lên làm vua Nam-Việt.


    Năm Nguyên-Đinh thứ 5 (112 trước công nguyên), Vệ-Uý là Lộ-Bác-Đức xuất mười vạn quân qua
    đánh Nam-Việt, năm thứ sáu, mới đánh bại người Việt, lấy đất đó chia làm các quận: Nam-Hải, Thương-
    Ngô, Uất-Lâm, Hợp-Phố, Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam, Châu-Nhai và Đam-Nhỉ, mỗi quận đặt Thái-thú
    để cai trị.


    Qua nguyên-niên Sơ-nguyên của Nguyễn-Đế (48-33 trước công nguyên), bãi bỏ hai quận Châu-
    Nhai và Đam-Nhỉ, còn lại bảy quận, kể cả Giao-Chỉ. Khi đầu, Giả-Quyên-Chi tâu rằng: Châu-Nhai, Đam
    Nhỉ, đều ở hải ngoại; xứấy thường cậy thế hiểm trở mà làm phản, đến lúc dụng binh tới dẹp, thì chỉ có
    miếng đất vô dụng mà thôi, nếu bỏđi cũng không đáng tiếc. Vua Hán bèn hạ lời chiếu bãi bỏ.


    Nhan-Sư-Cổ nói: bảy quận đều thuộc về Giao-Châu, theo chếđộ nhà Hán, các quận thuộc châu,
    nên đặt Thứ-sử Giao-Châu để cai-trị chung.


    Năm Kiến-Võ thứ 16 (40 sau công nguyên), đời vua Hán Quang-Võ, có người đàn bà Giao-Chỉ
    tên là Trưng-Trắc làm phản, năm thứ 19 (43), sai Mã-Viện qua đánh dẹp yên, rồi dựng trụđồng để làm
    giới hạn nhà Hán.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...