Thạc Sĩ Ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Duy

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Duy
    PHẦN MỞ ĐẦU​
    “Ẩn dụ xuyên suốt cuộc sống đời thường của chúng ta và thể hiện không chỉ trong ngôn ngữ mà cả trong tư duy và hành động” (G. Lakoff và M. Johnson, 1990, tr. 378).
    Từ quan điểm của G. Lakoff và M. Johnson, chúng ta thấy rằng trong quá trình phát triển của mình, bất kì ngôn ngữ tự nhiên nào cũng đều sử dụng ẩn dụ với tư cách là công cụ để phát triển ngữ nghĩa, phát triển vốn từ. Đồng thời ẩn dụ cũng là phương tiện của tư duy để con người miêu tả thế giới, hiện thực hoá khả năng nhận thức thế giới, cải tạo thế giới và sáng tạo tinh thần.
    Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu quan tâm đến ẩn dụ. Đã có nhiều công trình ngôn ngữ học hướng tới miêu tả các các cấu trúc ẩn dụ không chỉ ở phạm vi chật hẹp của những đơn vị ngôn ngữ riêng lẻ như từ, câu, mà mở rộng ra các loại ngôn bản như ca dao, tục ngữ, thơ và trong những lĩnh vực đời sống, xã hội.
    Vậy, vai trò và ứng dụng của ẩn dụ không còn chỉ là những phương tiện tạo ra những giá trị mĩ học mà còn nâng cao thành phương tiện của tư duy đời thường, làm phong phú sự hiểu biết của chúng ta về thế giới và con người.
    Và chính sự khám phá hiện thực, óc liên tưởng về sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan của mỗi nhà thơ có tư duy khác nhau là nguồn thôi thúc chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Duy” là đối tượng nghiên cứu của luận văn.Nguyễn Duy sinh tại Thanh Hoá. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, năm 1965, ông về làm ruộng kiêm làm dân quân trực chiến máy bay Mĩ. Năm 1966, Nguyễn Duy nhập ngũ, làm lính thông tin và làm báo trong quân đội. Trong suốt thời gian từ 1971 đến 1975, Nguyễn Duy theo học khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà nội, làm báo văn nghệ giải phóng, rồi làm báo văn nghệ của Hội nhà văn Việt Nam.
    Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình, Nguyễn Duy đã giành được nhiều giải thưởng cao quý:
    Giải nhất cuộc thi thơ 1972 – 1973 của Tuần báo văn nghệ. Giải thưởng thơ hạng A năm 1985 cuả Hội nhà văn Việt Nam. Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
    Nguyễn Duy là nhà thơ hiện đại được công chúng yêu mến. Ông nổi lên là một nhà thơ xuất sắc với thể thơ lục bát được giới phê bình đánh giá là người đã góp phần làm mới thể thơ truyền thống lục bát. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhận định: “Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, còn thơ Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó”.
    Nghiên cứu đề tài ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Duy sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhân, một vấn đề lý luận còn mới mẻ đối với ngôn ngữ học nước ta. Ngoài ra nghiên cứu đề tài này còn giúp ích cho việc tìm hiểu những ngôn bản văn học trong nhà trường đạt kết quả cao.​
    2. Lịch sử vấn đề​

    Trong nghiên cứu Việt ngữ học, ẩn dụ tri nhận là một khái niệm còn tương đối mới mẻ. Người đầu tiên đề cập một cách gián tiếp đến vấn đề có liên quan đến ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam dưới thuật ngữ “tri giác” là Nguyễn Đức Tồn trong cuốn “Tìm hiểu đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với các dân tộc

    khác”(Nxb ĐHQG HN, 2002). Sau đó (năm 2007) Nguyễn Đức Tồn có bài viết trực tiếp bàn về Bản chất ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận (Bản chất của ẩn dụ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10& 11, 2007).
    Năm 2005 vấn đề ngôn ngữ học tri nhận đã được nghiên cứu trong cuốn “Ngôn ngữ học tri nhận, từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt ”( Lý Toàn Thắng, Nxb KHXH, H, 2005). Trọng tâm cuốn sách là vấn đề tri nhận không gian nên tác giả cuốn sách chưa dành một vị trí xứng đáng cho khái niệm ẩn dụ tri nhận cũng như khảo sát bước đầu về nó.
    Chuyên luận tiếp theo về ngôn ngữ học tri nhận của Trần Văn Cơ với nhan đề: “Khảo luận ẩn dụ tri nhận”(NXB Lao động – Xã hội, 2009).Tác giả cũng chỉ bàn về sự ra đời của ẩn dụ, bản chất ẩn dụ và sự phân lọai các kiểu loại ẩn dụ tri nhận (gồm: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ định hướng và ẩn dụ kênh liên lạc).
    Tác giả Hà Công Tài quan tâm chủ yếu tới đặc điểm và vai trò ẩn dụ trong việc xây dựng các hình tượng hoặc hình thể trong thơ ca. Một số đề tài khoá luận, luận văn thạc sĩ cũng quan tâm tìm hiểu về ẩn dụ tri nhận. Luận án Tiến sĩ So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình Việt Nam của tác giả Hoàng Thị Kim Ngọc. Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong ca dao của tác giả Bùi Thị Dung, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, 2008. Và Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận, mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ của Trịnh Công Sơn của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, Đại học khoa học xã hội và nhân văn T.P Hồ Chí Minh, 2009. Luận Văn đã được PGS.TS KH Trần Văn Cơ nhận xét là “đã làm được một việc có ý nghĩa: tự giải thoát khỏi chiếc vòng kim cô của ngôn ngữ học thế kỉ XX”.
    Như vậy, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công vể ẩn dụ tri nhận, nhưng việc nghiên cứu ẩn dụ trong trong thơ là một vấn đề vẫn còn ít được quan tâm.Vì vậy, với luận văn này, chúng tôi muốn góp phần vào

    việc làm sáng tỏ thêm về ẩn dụ tri nhận, đặc biệt là ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể trong thơ Nguyễn Duy. Và nguồn tư liệu phong phú của thơ Nguyễn Duy sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về ẩn dụ tri nhận trong những tác phẩm của ông.​
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu​

    Mục đích nghiên cứu:

    Tiến hành nghiên cứu đề tài này, luận văn nhằm đạt được những mục đích sau:
    3.1.1. Hệ thống hoá những kiến thức lí luận về ẩn dụ tri nhận và cơ chế

    nhận biết ẩn dụ tri nhận;

    3.1.2. Tiến hành khảo sát ẩn dụ trong thơ Nguyễn Duy dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận, cụ thể là kiểu loại ẩn dụ cấu trúc là chủ yếu, đồng thời qua cơ chế của ẩn dụ và nhân sinh quan của nhà thơ, chúng ta có sơ sở để khẳng định những thành công của tác giả trong việc sử dụng và sáng tạo ngôn ngữ dân tộc;
    3.1.3. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận văn sẽ đúc rút ra những bài học cần thiết cho việc dạy và học văn trong nhà trường phổ thông đạt kết quả cao hơn về phương diện nội dung và phương diện nghệ
    thuật.

    Nhiệm vụ nghiên cứu:

    Đề tài tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

    1) Thống kê và phân loại các ẩn dụ trong trong Tuyển tập thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, Nhã Nam, 2010;

    2) Khảo sát và mô tả các ẩn dụ trong tập thơ trên;

    3) Phân tích vai trò của ẩn dụ trong các bài thơ để thấy giá trị thẩm mỹ của chúng.
    4) Chỉ ra những nét riêng, mang tính sáng tạo của hình tượng nhờ hệ thống các ẩn dụ trong thơ Nguyễn Duy.​
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu​

    4.1 Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Duy. Qua tư liệu khảo sát và thống kê, chúng tôi thấy rằng thơ Nguyễn Duy chỉ sử dụng chủ yếu hai loại ẩn dụ tri nhận là Ẩn dụ cấu trúc và Ẩn dụ bản thể. Vì vậy luận văn tìm hiểu và trình bày kết quả nghiên cứu hai kiểu ẩn dụ tri nhận này trong thơ ông.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi tư liệu được khảo sát chủ yếu trong luận văn là Tuyển tập thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, Nhã Nam, 2010.​
    5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:​
    5.1. Phương pháp phân tích diễn ngôn

    Phân tích mối quan hệ giữa nghĩa bê mặt ngôn từ và nghĩa biểu trưng của hiện tượng ẩn dụ xuất hiện trong ngữ cảnh nhất định để thấy giá trị của chúng.
    5.2.Phương pháp miêu tả

    Trên cơ sở lý luận chung, luận văn tiến hành miêu tả các ẩn dụ tri nhận trong tập thơ để phát hiện những giá trị ẩn sau chúng mà tác giả đã gởi gắm trong mỗi bài thơ.
    5.3. Phương pháp thống kê

    Trên cơ sở tập hợp ngữ liệu về các loại ẩn dụ trong thơ, luận văn tiến hành phân loại chúng thành các tiểu loại theo các chủ đề và tìm tần số xuất hiện, giá trị biểu đạt của chúng trong văn bản tập thơ.​
    6. Cấu trúc luận văn​
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liêu tham khảo, Luận văn gồm các chương:

    Chương 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề liên quan đến đề tài luận văn

    Chương 2: Ẩn dụ cấu trúc trong thơ Nguyễn Duy

    Chương 3: Ẩn dụ bản thể trong thơ Nguyễn Duya

    MỤC LỤC​
    PHẦN MỞ ĐẦU​

    1. Lý do chọn đề tài
    2. Lịch sử vấn đề
    3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    5. Phương pháp nghiên cứu
    6. Cấu trúc luận văn​
    PHẦN NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN​
    1.1. Ẩn dụ tri nhận
    1.1.1 Các quan niệm truyền thống về ẩn dụ
    1.1.2. Các quan niệm mới về ẩn dụ
    1.2. Cuộc đời và sự nghiệp thơ Nguyễn Duy
    1.2.1. Vài nét về Nguyễn Duy
    1.2.2. Sự nghiệp thơ Nguyễn Duy
    1.3. Tiểu kết​

    CHƯƠNG 2 ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG THƠ NGUYỄN DUY​
    2.1. Về khái niệm ẩn dụ tri nhận
    2.2 Giới thiệu về tuyển tập thơ Ngyễn Duy
    2.3. Ẩn dụ cấu trúc trong thơ Nguyễn Duy
    2.3.1. Giới thiệu chung
    2.2.2.Ẩn dụ cấu trúc trong thơ Nguyễn Duy
    2.2.2.1.Bảng thống kê chung
    2.2.2.2. Ẩn dụ cấu trúc trong từng phần thơ
    2.4 Khảo sát phân tích
    2.4.1. Nguồn biểu trưng là bộ phận cơ thể con người
    2.4.1.1. Nguồn biểu trưng là bộ phận bên ngoài cơ thể con người
    2.4.1.2. Nguồn biểu trưng là bộ phận bên trong cơ thể con người
    2.4.2. Nguồn biểu trưng từ thế giới tự nhiên
    2.4.2.1.Nguồn biểu trưng từ thế giới động vât
    2.4.2.2 Nguồn biểu trưng từ thế giới thực vật
    2.4.2.3Nguồn biểu trưng từ hiện tượng tự nhiên
    2.4.3.Nguồn biểu trưng từ các hiện tượng trong cuộc sống
    2.4.3.1. Nguồn biểu trưng từ các hiện tượng thuộc văn hoá phong tục
    2.4.3.2. Nguồn biểu trưng từ các hiện tượng thuộc đời sống lao động sản xuất của con người
    2.5. Tiểu kết​

    CHƯƠNG 3 ẨN DỤ BẢN THỂ TRONG THƠ NGUYỄN DUY​
    3.1. Về khái niệm ẩn dụ bản thể
    3.2. Khảo sát chung
    3.3. Các ẩn dụ bản thể trong thơ Nguyễn Duy
    3.2.1. Ẩn dụ vật chứa, không gian hạn chế
    3.2.2. Ẩn dụ vật chứa, công việc, hoạt động, trạng thái, tính chất
    3.3. Tiểu kết​
    PHẦN KẾT LUẬN​
    TÀI LIỆU THAM KHẢO​
     
Đang tải...