Thạc Sĩ Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    TT Nộ d Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1 í ấ t ết ủ ề tà 1
    2 í 5
    3 ổ q t 6
    3.1 Nghiên cứu về n d t g c nh n c ngôn ngữ học tri nhận 6
    3.1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước 6
    3.1.2 Các nghiên cứu trong nước 8
    3.2 Các nghiên cứu về Trịnh Công Sơn 15
    4 Đố tượ à ạ 22
    5 ư 23
    6 t ết 23
    7 P ươ 23
    8 N ữ ó ó ớ ủ ậ 24
    9 Bố ủ ậ 25
    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ L LUẬN 26
    1.1 d 26
    1.1.1 n d theo qu n i tru ền th ng 26
    1.1.1.1 n d theo qu n i iêu t 27
    1.1.1.2 n d theo qu n i d ng học 28
    1.1.2 n d theo qu n i c ngôn ngữ học tri nhận 30
    1.2 à t ật ữ q ế d 32
    1.2.1 Mô h nh tri nhận và ô h nh văn h 32
    1.2.2 Ý niệ và sự ý niệ h 34
    1.2.3 Tính nghiệ thân 37
    1.2.4 Lược ồ h nh nh 37
    1.2.5 Các iền không gi n trong n d ý niệ 41
    1.2.6 Cấp ộ c n d 41
    1.2.7 Sự tương hợp trong n d 42
    1.3 P â ạ d 44
    1.3.1 n d cấu trúc 44
    1.3.2 n d b n th 44
    1.3.3 n d ịnh hướng 45
    ết ươ 1 46
    CHƯƠNG 2: ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG
    SƠN
    48
    2.1 d N N 48
    2.2 d Đ N N 66
    2.3 d Đ N N 82
    ết ươ 100
    CHƯƠNG 3: ẨN DỤ ĐỊNH HƯỚNG TRONG CA TỪ TRỊNH
    CÔNG SƠN
    102
    3.1 d ướ N N B ỒN N
    X ỐN
    102
    3.1.1 d N N 102
    3.1.2 d B ỒN N X ỐN 113
    3.2 d Đ N N N N Đ N
    N X ỐN
    126
    3.2.1 d Đ N N N N 126
    3.2.2 d Đ N N X ỐN 130
    3.3 d ỐN Đ N N N N
    BỆN Ậ Á Ế Đ N N X ỐN
    137
    3.3.1 d ỐN Đ N N N N 137
    3.3.2 d BỆN Ậ Á Ế Đ N N X ỐN 139
    ết ươ 3 144
    KẾT LUẬN 146
    PHỤ LỤC 1
    PHỤ LỤC 2
    CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN
    TT Tên gọi Trang
    Bảng 2.1 Các tương đồng ánh xạ trong ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI
    LÀ CÂY CỎ trong ca từ Trịnh Công Sơn
    53
    Bảng Tỷ lệ xuất hiện các chiết đoạn thời gian của “một ngày”
    trong ca từ Trịnh Công Sơn
    71
    Bảng 2.3 Cơ chế ánh xạ của ẩn dụ ý niệm CU C ỜI LÀ M T
    CU C ÀN T N
    82
    Bảng 2.4 Sự tương ứng giữa hai miền nguồn - đích trong ẩn dụ ý
    niệm CU C ỜI LÀ M T CU C ÀN T N trong
    ca từ Trịnh Công Sơn
    84
    Bảng 3.1 Các cấp độ của ẩn dụ ý niệm VUI LÀ ƯỚNG LÊN
    trong ca từ Trịnh Công Sơn
    105
    Bảng Tỷ lệ các ý niệm phái sinh của ẩn dụ ý niệm cơ sở BUỒN
    LÀ ƯỚNG U NG trong ca từ Trịnh Công Sơn
    114
    Bảng 3.3 Các cấp độ của vô thức trong ca từ Trịnh Công Sơn 132
    DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
    TT Tên gọi Trang
    Hình 2.1 Khung tri nhận CON NGƯỜI LÀ CÂY CỎ 49
    Hình 2.2 Sự tương ứng hai không gian nguồn – đích trong lược đồ
    ỜI NGƯỜI LÀ M T NGÀY
    68
    Hình 2.3 Sự suy kết từ ẩn dụ ý niệm ỜI NGƯỜI LÀ M T NGÀY 81
    nh Lược đồ ƯỜNG I 83
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    1.1. Ẩn dụ vốn thường được xem là vấn đề của bản thân ngôn ngữ, bao gồm
    một số biểu trưng hiểu theo nghĩa bóng, dựa trên các ngôn từ chứa đựng nghĩa đen.
    Ẩn dụ vốn được các nhà tu từ học quan tâm nghiên cứu, thường được coi là cách
    thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồng
    hay giống nhau. Cơ chế của ẩn dụ tạo ra sự chuyển đổi nghĩa phổ biến nhất trong tất
    cả các ngôn ngữ. Có thể xem so sánh ngầm là quy trình cơ bản để hiểu về ẩn dụ.
    Quan điểm truyền thống này về ẩn dụ có từ thời Aristotle, được nhiều nhà ngôn ngữ
    học cấu trúc luận trên thế giới đồng tình và khẳng định. Trong Việt ngữ học, ẩn dụ
    được xem xét theo hai góc độ. Thứ nhất, là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học,
    ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa cơ bản của các đơn vị từ vựng
    dựa vào mối quan hệ tương đồng giữa sự vật - đối tượng. Thứ hai, là đối tượng
    nghiên cứu của phong cách học, ẩn dụ là một biện pháp tu từ nhằm tạo nên những
    biểu tượng trong nhận thức của con người, được khảo sát trong những ngữ cảnh cụ
    thể, gắn liền với văn bản.
    Trong ba thập niên gần đây, định nghĩa về ẩn dụ đã có sự thay đổi mang tính
    đột phá khi các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ẩn dụ còn là một công cụ tri
    nhận hữu hiệu để con người ý niệm hoá các khái niệm trừu tượng. Ẩn dụ không chỉ
    còn đơn thuần là hình thái ngôn ngữ như quan điểm cấu trúc luận, mà nó còn là hình
    thái tư duy của con người về thế giới. Tư duy ẩn dụ dựa trên cơ sở các ý niệm. “Ý
    niệm” (“concept”), trong tiếng Anh, được Từ điển Tâm lý học Oxford giải thích là
    “một biểu hiện tinh thần, một ý tưởng, hay một tư tưởng tương ứng với một thực thể
    riêng biệt hay một lớp các thực thể, hoặc đó là việc định nghĩa hay là những thuộc
    tính điển dạng của thực thể hay lớp các thực thể đó, vốn có thể là cụ thể hay là trừu
    tượng” [Dẫn theo 68, 18]. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng các đơn vị ngôn
    ngữ (từ, ngữ, kết cấu) đều biểu đạt các ý niệm và những ý niệm này đều tương ứng
    với các ý nghĩa của những đơn vị ngôn ngữ đó. Mỗi khi tạo sinh một phát ngôn, một
    cách vô thức, con người đã cấu trúc mọi phương diện của kinh nghiệm mà ta có ý
    định truyền tải và sử dụng quá trình ý niệm hóa cho phát ngôn đó. Ý niệm hóa bao
    2
    hàm tất cả các quá trình tư duy (hay bất cứ sự trải nghiệm tinh thần nào của con
    người). Quá trình này chính là quá trình nhận thức của con người trong việc tạo ra ý
    niệm: các thông tin mà con người tri giác từ thế giới khách quan được tích hợp lại
    trong một hình ảnh tinh thần đơn lẻ, hình ảnh này, như một thứ ý nghĩa quy ước,
    được gắn với âm thanh của một ngôn ngữ để diễn đạt cái mảnh thế giới khách quan
    đó một cách khái quát.
    Ngôn ngữ học tri nhận (cognitive linguistics) bắt đầu phát triển từ những
    năm 1980 như một trường phái ngôn ngữ vận dụng kiến thức liên ngành. Ngôn ngữ
    học tri nhận “nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của
    con người về thế giới khách quan cũng như cái cách thức mà con người tri giác và ý
    niệm hóa các sự vật của thế giới khách quan đó” [118, 279].
    Ẩn dụ ý niệm (hay còn gọi là ẩn dụ tri nhận – cognitive conceptual metaphor)
    (luận án sử dụng thuật ngữ “Ẩn dụ ý niệm”) “đó là một trong những hình thức ý
    niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm
    mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới” [8, 293]. Nguyễn Đức
    Tồn [132], [133] cũng cho rằng hiện tượng loại suy đặc điểm, thuộc tính, hoạt
    động giữa các sự vật, hiện tượng khác loại làm cơ sở cho những cách diễn đạt ẩn
    dụ ý niệm. Theo các nhà ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ là một cơ chế tri nhận mà nhờ
    đó, những tri giác liên tục, tương tự đã trải qua quá trình phạm trù hóa được đánh giá
    lại trong những bối cảnh ý niệm mới. Cơ chế tri nhận của ẩn dụ bao gồm hai miền
    nguồn và đích tồn tại tiền giả định trong ý thức của con người, trong đó những thuộc
    tính của miền nguồn được ánh xạ, phóng chiếu lên miền đích, cả hai miền nguồn và
    đích đều là những ý niệm, được cấu trúc hoá theo mô hình trường-chức năng: trung
    tâm-ngoại vi, trong đó hạt nhân là khái niệm nằm ở trung tâm, mang tính phổ quát
    toàn nhân loại, và ngoại vi là những yếu tố ngôn ngữ, văn hoá dân tộc, nằm trong
    một “khung” hay “nền” văn hoá nhất định mang tính đặc thù. Như vậy, ẩn dụ tri
    nhận hướng tới khả năng tác động vào lĩnh vực trí tuệ của con người. Vì thế, ngôn
    ngữ học tri nhận trở thành một bộ phận của khoa học tri nhận, và nó là một bộ môn
    khoa học liên ngành, gắn bó mật thiết với các khoa học về tâm lý học tri nhận, trí tuệ
    nhân tạo, văn hoá học, triết học, thần kinh học, đặc biệt là nhân học, với thuyết “Dĩ
    3
    nhân vi trung” (lấy con người làm trung tâm của vũ trụ). Như thế, ngôn ngữ học tri
    nhận trở thành bộ môn khoa học nghiên cứu sự nhận thức và ý niệm hoá của con
    người về thế giới quanh mình qua các biểu thức và các diễn ngữ ngôn ngữ, bằng
    cách lấy con người làm bản thể định vị giữa không gian, thời gian, và các nguyên
    tắc, sự kiện, hành động, tư tưởng, tôn giáo, niềm tin của con người tương tác mật
    thiết với nhau trong không - thời gian ấy.
    Nếu nghiên cứu ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học cấu trúc thì chỉ giúp phát
    hiện ra các cơ chế ẩn dụ theo kiểu hình thái ngôn ngữ, bản chất của ẩn dụ và các dạng
    khác nhau của ẩn dụ; tìm hiểu được các cơ chế định danh (ẩn dụ chết), các phương
    thức chuyển nghĩa của từ trong cùng một trường nghĩa hay giữa các trường nghĩa
    khác nhau dựa trên các cơ chế ẩn dụ; vận dụng vào trong thi pháp để xây dựng chúng
    trở thành một thủ pháp tu từ, tạo nên những biểu tượng nghệ thuật ngôn từ mang ý
    nghĩa biểu trưng và phần nào mang tính chủ quan, sắp đặt của người nghệ sĩ. Việc
    nghiên cứu ẩn dụ theo phương thức truyền thống không thể giúp chúng ta tìm hiểu
    được cặn kẽ những “cấu trúc bề sâu của nhận thức” qua ngôn từ. Ngôn ngữ hậu cấu
    trúc với thuyết ẩn dụ ẩn dụ tri nhận đã nhận thức và lý giải các phạm trù của thế giới
    qua hệ thống các ý niệm được nghiệm thân trong ngôn ngữ; giúp con người khám phá
    thế giới tri thức quanh mình được phản chiếu qua ngôn từ hàng ngày; thấy được sự
    tương đồng và khác biệt trong các cơ tầng văn hoá giữa những nền văn hoá khác
    nhau; những “hiện thực trải nghiệm luận”, “hiện thực nghiệm thân luận” được dùng
    làm cơ sở để nhận thức các mô hình ẩn dụ ngày càng làm hé lộ cách con người tư duy
    về thế giới quanh mình dựa trên các cơ sở khoa học rất cụ thể và rõ ràng.
    Ngôn ngữ học tri nhận không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ngôn ngữ trong
    mối quan hệ với chính bản thân ngôn ngữ từ những hiện tượng có thể quan sát được,
    mà còn nghiên cứu cả những gì không quan sát trực tiếp được như sự hiểu biết (hay
    tri thức), trí tuệ, cảm xúc, ý chí, các hiện tượng tinh thần nói chung Các ẩn dụ tri
    nhận được khai thác, giải mã các vỉa tầng nghĩa dựa trên các tri thức nền, các mô
    hình văn hoá, đặc trưng tâm lý, tư duy tộc người, những ước định về văn hoá, tôn
    giáo, và cả những định chế về tư duy tâm linh con người, Vì vậy, tiếp cận ngôn
    4
    ngữ theo hướng ngôn ngữ học tri nhận đang là một hướng đi mới được nhiều nhà
    ngôn ngữ học hiện nay quan tâm ủng hộ.
    1.2. Trịnh Công Sơn là một hiện tượng hiếm gặp. Trong đời sống âm nhạc Việt
    Nam hiện nay, bên cạnh những dòng nhạc như: nhạc cách mạng, nhạc trẻ, nhạc dân
    ca, nhạc tiền chiến, nhạc thính phòng, thì nhạc Trịnh Công Sơn tồn tại như một
    dòng nhạc độc lập, trở thành một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và
    ngay cả trong lĩnh vực văn học từ trước đến nay. Làm nên sức sống của nhạc Trịnh
    chính là phần ca từ. Nhạc sĩ Văn Cao cho rằng âm nhạc của Trịnh Công Sơn là kết
    quả của một cuộc hôn phối k diệu giữa phần ca từ với phần âm nhạc, hai phần này
    hoà quyện vào nhau đến mức khó có thể tách rời, làm nên hồn cốt nhạc Trịnh, vì
    vậy, ông gọi Trịnh Công Sơn là “Người ca thơ” [172, 3]. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến
    thì cho rằng “tất cả ca từ của nhạc Trịnh Công Sơn làm thành một tình ca hay nhất
    thế kỷ”. Cùng với thời gian, nhạc Trịnh ngày càng khẳng định được vị trí và tên tuổi
    của mình trong lòng công chúng yêu nhạc trong và ngoài nước. Giải thưởng “đĩa
    vàng” ở Nhật Bản với bài hát “Ngủ đi con” (1972) đã gắn tên tuổi Trịnh Công Sơn
    với những bài “thân phận ca” trong các ca khúc phản chiến. Ở một số nước như
    Canađa, Ý, Đức đã có thư viện Trịnh Công Sơn. Ông đã vinh dự là người đầu tiên ở
    Đông Nam Á được Liên hiệp quốc trao tặng giải thưởng âm nhạc cao quý “Vì một
    thế giới hoà bình” năm 2004.
    Việc tìm hiểu giá trị ca từ Trịnh Công Sơn đang là vấn đề được nhiều nhà
    nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là soi chiếu ca từ dưới góc độ ngôn ngữ. Đã có rất
    nhiều công trình sách, báo, bài viết cả trong và ngoài nước viết về cuộc đời và sự
    nghiệp âm nhạc của người nhạc sĩ tài hoa này. Nghiên cứu ca từ nhạc Trịnh dưới
    góc độ ngôn ngữ cũng bắt đầu được quan tâm từ mấy năm gần đây, nhưng các tác
    giả chủ yếu tiếp cận ngôn ngữ nhạc Trịnh theo quan điểm của ngôn ngữ học cấu
    trúc truyền thống. Tiếp cận ngôn ngữ nhạc Trịnh dưới góc độ ngôn ngữ học tri
    nhận thực sự xuất hiện lần đầu (2009) với luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh
    Huyền, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã khai thác hai mô hình
    ẩn dụ cấu trúc để làm sáng tỏ quan niệm nhân sinh của Trịnh Công Sơn. Tuy
    nhiên, tác giả luận án nhận thấy, trong ca từ nhạc Trịnh còn hàm chứa rất nhi ều mô
    5
    hình ẩn dụ tri nhận có thể khai thác. Vì vậy, việc nghiên cứu ẩn dụ tri nhận trong
    ca từ Trịnh Công Sơn sẽ góp thêm một hướng đi mới mẻ, góp phần khai thác giá
    trị cũng như làm nổi bật triết lý nhân sinh sâu sắc của Trịnh Công Sơn về con
    người và về cuộc đời. Vì những lý do trên, tác giả luận án lựa chọn đề tài nghiên
    cứu: “Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn”.
    . Mục đích n hi n c u
    Mục đích của luận án là dùng lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận để lý giải
    những mô hình ẩn dụ tri nhận trên cứ liệu ca từ Trịnh Công Sơn. Dưới góc nhìn của
    ngôn ngữ học tri nhận, các mô hình ẩn dụ được khai thác, giải mã dựa trên kinh
    nghiệm thân thể, trải nghiệm sinh học, các cơ chế thần kinh và phản xạ hành vi, các
    mô hình văn hóa và các tri thức nền mang đặc trưng tâm lý, tư duy tộc người; bên
    cạnh đó những ước định về văn hoá, tôn giáo và những định chế về tư duy tâm linh
    con người cũng được vận dụng để suy nghiệm các ẩn dụ. Trên cơ sở phân tích các
    mô hình ẩn dụ, so sánh, đối chiếu trong các miền văn hoá khác nhau, từ đó có thể
    làm sáng tỏ tính khác biệt về văn hoá trong ngôn từ của nhạc sĩ, đặt trong tương
    quan giữa cái mang tính phổ quát toàn nhân loại với cái đặc thù mang tính dị biệt
    của từng dân tộc.
    Để thực hiện được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm
    vụ cơ bản sau:
    (1) Lý giải các ẩn dụ tri nhận cơ sở và các ẩn dụ phái sinh trong ca từ Trịnh Công Sơn;
    (2) Phân tích mối quan hệ tương hợp giữa các lược đồ ẩn dụ tri nhận dựa trên các
    mô hình văn hoá, mối tương quan giữa các sơ đồ hình ảnh dựa trên lý thuyết hình và nền;
    tính tương hoà văn hoá trong cách tri nhận thế giới phản chiếu vào trong ngôn ngữ;
    (3) Làm rõ các cơ chế ánh xạ giữa miền nguồn và đích, các quan hệ gán ghép
    giữa các thuộc tính đặc trưng của hai miền này;
    (4) Trên cơ sở lý giải từng thuộc tính được gán ghép giữa hai miền không gian
    nguồn, đích, đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm nghiệm thân, cơ sở vật lý, cơ sở văn hoá,
    trải nghiệm sinh học và trải nghiệm tâm lý của từng mô hình ẩn dụ để giải mã con
    người tinh thần và thế giới vô thức của cá nhân Trịnh Công Sơn.
    6
    3. Tổn quan tình hình n hi n c u
    3.1. Nghiên cứu về ẩn dụ từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận
    3.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước
    Nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận đã bắt đầu từ những thập kỷ 80 của thế
    kỷ XX, với những tên tuổi của G. Lakoff, M. Johnson, G. Fauconnier, Ch. Fillmore,
    R. Jackendoff, R. Langacker, E. Rosch, L. Talmy, M. Turner, A. Wierzbicka, Yu.
    Stepanov, Yu. Apresian, W. Chafe, M. Minsky
    Ngay từ cuối những năm 70 (thế kỉ XX) với công trình trở thành kiệt tác trí
    tuệ Metaphor We live by năm 1980 viết chung với nhà triết học M. Johnson, Lakoff
    bắt đầu phát triển lý thuyết về ẩn dụ tri nhận. Lý thuyết này làm cho danh tiếng
    Lakoff vượt ra ngoài phạm vi thuần túy ngôn ngữ học, là một báo hiệu cho thấy có
    một sự thay đổi lớn trong nghiên cứu về ngôn ngữ trong mối liên hệ với các ngành
    khoa học khác.
    Trong những năm qua, lý thuyết của phép ẩn dụ đã phát triển và đào sâu đáng
    kể. Ban đầu, xu hướng của các nghiên cứu đều cho rằng phép ẩn dụ ý niệm chủ yếu
    được căn cứ vào kinh nghiệm thân thể. Trong những năm 1980, Lakoff và Kovecses
    đã cho thấy những ẩn dụ cảm xúc (như sự giận dữ của con người) xuất hiện trong
    ngôn ngữ và đều xuất phát từ cơ sở văn hóa, cơ sở sinh lý học của con người (Lakoff
    1987; Kovecses năm 1986, 1990). Đến đầu những năm 1990, một quan điểm hoàn
    toàn mới của phép ẩn dụ được phát hiện ra rằng ẩn dụ ý niệm không chỉ nằm ở lĩnh
    vực thời gian, mà còn ở trong các lĩnh vực như sự kiện, nhân quả, đạo đức [160; 250].
    Một tiến bộ quan trọng trong lý thuyết ẩn dụ đến năm 1997 là nghiên cứu ẩn
    dụ ý niệm gắn với các lý thuyết thần kinh, các nghiên cứu chỉ ra rằng kinh nghiệm
    hàng ngày, kinh nghiệm cảm giác của con người là cơ sở đưa ra các đánh giá chủ
    quan của nhận thức ngôn ngữ (Joseph Grady (1997), Christopher Johnson (1997).
    Tác giả Srinivas Narayanan (1997) còn sử dụng các kỹ thuật tính toán cho mô hình
    thần kinh, phát triển một lý thuyết mà trong đó, ẩn dụ ý niệm được lý giải thông qua
    bản đồ thần kinh với hệ kinh mạch kết nối hệ thống cảm giác với các khu vực cao
    hơn ở vỏ não. Năm 2002, Gilles Fauconnier và Mark Turner đã phát triển một lý
    thuyết về không gian pha trộn, là một kiểu không gian tinh thần tưởng tượng kết
    7
    hợp với lý thuyết thần kinh của ngôn ngữ, trong đó, các ánh xạ ẩn dụ được thực
    hiện trên cơ sở vật lý giống như một bản đồ thần kinh, như thế, chúng tạo thành các
    cơ chế thần kinh tự nhiên trong các suy luận ẩn dụ [156, 257].
    Tiếp đó, cùng với một số nhà nghiên cứu khác, Lakoff đã phát triển tư tưởng
    về vai trò của ẩn dụ trong việc hình thành hệ thống ý niệm của con người và cấu
    trúc của ngôn ngữ tự nhiên. Tư tưởng này đã được Lakoff phát triển thành học
    thuyết “Trí tuệ nhập thân”, chủ trương nghiên cứu sự phụ thuộc của những năng lực
    tư duy của con người và những quan niệm về thế giới, kể cả những hệ thống triết
    học vào những đặc điểm cấu tạo của cơ thể con người và bộ não con người.
    Về các nghiên cứu liên quan đến ứng dụng của lý thuyết ẩn dụ: Kể từ lần đầu
    tiên phát hiện ra ẩn dụ ý niệm, các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học đa
    dạng như lý thuyết văn học, nghiên cứu pháp luật, ngôn ngữ học và triết học đã thực
    hiện một cách thú vị ứng dụng của lý thuyết này. Họ đã xác định được ẩn dụ ý niệm
    nằm ở trung tâm của pháp luật, thơ ca, chính trị, tâm lý học, vật lý, khoa học máy
    tính, toán học và triết học. Nghiên cứu của họ cho thấy cấu trúc ẩn dụ đã góp phần
    làm sáng tỏ cách con người suy nghĩ như thế nào trong một số lĩnh vực trí tuệ.
    Trong lĩnh vực văn học phân tích, More (1989), Lakoff và Turner đã chứng
    minh rằng phép ẩn dụ trong thơ ca hầu hết nằm ở các phần mở rộng và trong các
    trường hợp đặc biệt ổn định, ẩn dụ ý niệm thông thường được sử dụng trong tư
    tưởng và ngôn ngữ hàng ngày. Các sáng tạo ẩn dụ của nhà thơ được không hoàn
    toàn nằm ở việc tạo ra tư tưởng mới của ẩn dụ, mà nằm trong cơ chế ánh xạ ẩn dụ.
    Lakoff và Turner (1987) cũng cho thấy, ẩn dụ ý niệm thông thường nằm ở trung
    tâm của tục ngữ hay trong văn học (1996), Turner sau đó đã chứng minh ẩn dụ nằm
    ở sau việc xây dựng các truyện ngụ ngôn và các sản phẩm phổ biến khác của trí
    tưởng tượng văn học. Các cơ sở ẩn dụ về chiều kích đạo đức trong văn học trở nên
    rõ ràng từ các cuộc thảo luận về ẩn dụ và đạo đức của Johnson (1993), của Lakoff
    trong lĩnh vực chính trị và đạo đức (1996), và bởi Lakoff và Johnson trong Triết học
    (1999) [156, 268].
    Các ứng dụng quan trọng nhất của lý thuyết về ẩn dụ ý niệm là ở các lĩnh
    vực pháp luật, chính trị và các vấn đề xã hội. Nhà lý thuyết Pháp lý Steven (2001)
    8
    đã viết nhiều bài báo tổng quan pháp luật và trong một cuốn sách lớn về vai trò
    trung tâm của phép ẩn dụ trong lý luận pháp luật. Ẩn dụ Pháp lý rất phổ biến trong
    những ẩn dụ về bất động sản, sự hiểu biết về sở hữu trí tuệ, Ẩn dụ được xem là
    một công cụ pháp lý mạnh mẽ và có hiệu ứng rộng rãi trong xã hội. Triết học
    Lakoff và Johnson (1999) là một phân tích sâu về ẩn dụ cấu trúc được sử dụng rộng
    rãi trong lĩnh vực kinh tế, chính trị. Lakoff (1996) phân tích chính trị thế giới quan
    của những người bảo thủ và cấp tiến ở Mỹ, xem xét các quan điểm về kiểm soát
    súng, phá thai, án tử hình, thuế, các chương trình xã hội, môi trường và nghệ
    thuật, trong một khung tri nhận nhất định. Còn trong lĩnh vực tâm lý học, ẩn dụ
    đã chứng minh tầm quan trọng của mình đối với cả hai lĩnh vực nhận thức và tâm lý
    học. Nhận thức tâm lý bị chi phối bởi ý tưởng cũ mà khái niệm nằm ở các con chữ
    và nghĩa, nhưng các tài liệu về lý thuyết ẩn dụ cung cấp bằng chứng áp đảo chống
    lại quan điểm đó và mở ra một khả năng cho nhận thức tâm lý thú vị hơn nhiều, các
    nghiên cứu của Gibbs (1994), ẩn dụ cảm xúc của Lakoff (1987) hay ẩn dụ nghiệm
    thân của Kovecses (1990), nghiên cứu về tâm trí, bộ nhớ, và sự chú ý của
    Fernandez-Duque và Johnson (1999) đã chứng minh điều đó [156, 271].
    Như vậy, kể từ lần đầu tiên phát hiện ra ẩn dụ ý niệm, các nhà nghiên cứu
    trong các lĩnh vực khoa học đa dạng như lý thuyết văn học, nghiên cứu pháp luật,
    ngôn ngữ học và triết học đã thực hiện một cách thú vị ứng dụng của lý thuyết này.
    Họ đã xác định được ẩn dụ ý niệm nằm ở trung tâm của pháp luật, thơ ca, chính trị,
    tâm lý học, vật lý, khoa học máy tính, toán học và triết học. Nghiên cứu của họ cho
    thấy cấu trúc ẩn dụ đã góp phần làm sáng tỏ cách con người suy nghĩ như thế nào
    trong một số lĩnh vực trí tuệ. Như vậy, có thể thấy lý thuyết ẩn dụ ý ni ệm ngày càng
    được xây dựng tỉ mỉ và cụ thể, mở rộng không chỉ trong lĩnh vực ngôn ngữ học mà
    còn giúp tìm hiểu các lĩnh vực nghiên cứu đa ngành khác.
    3.1.2. Các nghiên cứu trong nước
    Ở trong nước, nghiên cứu được xem là sớm nhất về khuynh hướng tri nhận có
    thể kể đến Nguyễn Lai trong công trình Từ chỉ hướng vận đ ng ti ng iệt (Nxb Đại
    học Tổng hợp, H, 1990), tuy trong công trình này tác giả không dùng đến thuật ngữ
    “tri nhận” nhưng các nghiên cứu về quá trình phát triển ngữ nghĩa của các từ chỉ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...