Tài liệu ấn độ cổ đại

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI


    I. Địa lý và cư dân.

    Aán Độ là một bán đảo ở Nam Á, từ Đông Bắc đến Tây Bắc có núi chắn ngang, trong đó có dãy Himalaya nổi tiếng. Aán Độ chia làm hai miền Nam Bắc lấy dãy núi Vin-đi-a làm ranh giới. Miền bắc Aán Độ có hai con sông lớn là sông Aán (Indus) và sông Hằng (Gange). Sông Aán chia làm 5 nhánh, nên vùng đồng bằng ở 5 nhánh sông ấy được gọi là vùng Pungiáp (nghĩa là vùng Năm sông). Tên nước Aán Độ là gọi theo tên dòng sông này. Sông Hằng ở phía đông được coi là một dòng sông thiêng. Từ xưa nhân dân Aán Độ thường đến khúc sông ở thành phố Varanadi (Bênarét) để cử hành lễ tắm mang tính chất tôn giáo. Cả hai dòng sông nàybồi đắp thành hai đồng bằng màu mỡ ở miền bắc Aán Độ, vì vậy nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh của đất nước này.

    Cư dân Ấn Độ gồm hai thành phần chính: người Đraviđa chủ yếu cư trú ở miền Nam và người Arya chủ yếu cư trú ở miền bắc.

    II. Văn hóa Haráppa.

    Tài liệu lịch sử giúp chúng ta hiểu biết về thời kỳ này không phải là tài liệu thành văn mà là tài liệu khảo cổ học. Vì vậy trước năm 1921, giai đoạn lịch sử này chưa được biết đến.

    Năm 1921 và 1922, các nhà khảo cổ học Aán Độ đã tìm thấy ở Haráppa và Môhengiô Đarô thuộc lưu vực sông Aán hai thành phố cùng rất nhiều hiện vật bị chôn vùi dưới đất. Những hiện vật ấy là di tích của một thời kỳ lịch sử được gọi là văn hóa Haráppa hoặc nền văn minh lưu vực sông Ấn.

    1. Các hiện vật đã tìm thấy.

    Haráppa và Môhengiô là hai thành phố rất lớn xây bằng gạch. Xung quanh thành phố có thành và hào bao bọc. Trong thành phố có các đường phố ngang dọc thẳng tắp. Mỗi thành phố có hàng trăm nhà và cửa hiệu lớn nhỏ, trong đó phần nhiều là nhà hai tầng. Trong nhà thường có đầy đủ tiện nghi như bếp, phòng tắm, ống dẫn nước

    Ở các di chỉ này, còn tìm thấy nhiều công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng trong đời sống hàng ngày, đồ trang sức, đồ tế lễ và hơn 3000 con dấu có khắc chữ đồ họa. Các dụng cụ đó, có thứ bằng đồng hoặc đồng thau, có thứ bằng đá.


    2. Tình hình xã hội.

    Những hiện vật phát hiện được cho biết rằng trong xã hội thời kỳ đó đã có sự phân hóa giàu nghèo rất rõ rệt. Việc phát hiện ra chữ viết, hơn nữa trên một số con dấu có ghi những chữ như “người cầm quyền” (Sasa), “người cai trị” (Pata), “vua của những ông vua” (Reja – reja) v.v đã nói lên rằng xã hội thời văn hóa Haráppa là xã hội có nhà nước.

    Nền văn minh lưu vực sông Aán tồn tại từ khoảng đầu thiên kỷ III đến nửa đầu thiên kỷ II TCN thì bị hủy diệt. Nguyên nhân của sự hủy diệt đó là nạn lụt do nước sông Aán dâng lên. Cư dân ở đây phải di cư sang phía đông bỏ lại các thành phố của họ bị vùi dần xuống lòng đất.

    III. THỜI KỲ VÊ ĐA.

    Từ giữa thiên kỷ II đến giữa thiên kỷ I TCN, Lịch sử Aán Độ được phản ánh trong các tác phẩm văn học gọi là Vêđa, vì vậy thời kỳ này được gọi là thời Vê đa.

    Vêđa vốn nghĩa là “hiểu biết”. Vêđa có 4 tập là Rích Vêđa, Xama Vêđa, Atácva Vêđa và Yagiua Vêđa, trong đó Rích Vêđa là xưa nhất và quan trọng nhất. Rích Vêđa gồm 1028 bài ca được sáng tác vào khoảng giữa thiên kỷ II đến cuối thiên kỷ II TCN, còn ba tập Vêđa khác thì được sáng tác vào khoảng đầu thiên kỷ I đến giữa thiên kỷ I TCN, vì vậy thời kỳ Vêđa có thể chia làm hai thời kỳ nhỏ là:

    - Thời kỳ Rích Vêđa (khoảng năm 1500 – 1000 TCN).

    - Thời kỳ Hậu Vêđa (khoảng năm 1000 – 600 TCN).


    Chủ nhân của thời kỳ Vêđa là người Arya (nghĩa là “người cao qúy” ) mới từ trung Á di cư vào Aán Độ. Địa bàn sinh sống của họ trong thời kỳ này chủ yếu là vùng lưu vự sông Hằng.

    1. Tình hình kinh tế.

    Trong thời Rích Vêđa, người Arya đang sống trong giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy. Ngành kinh tế quan trọnh nhất là chăn nuôi. Gia súc rất được coi trọng nhất là bò. Bởi vậy, trong ngôn ngữ lúc bấy giờ “tù trưởng bộ lạc” có nghĩa là kẻ chiếm hữu bò cái”, “chiến sĩ” có nghĩa là “người chiến đấu vì bò cái”.

    Dần dần, do học tập được những kinh nghiệm sản xuất của dân bản địa, người Arya đã chuyển sang đời sống định cư lấy nông nghiệp làm nghề chính.

    2. Sự ra đời của nhà nước.

    Do kinh tế phát triển, sự phân hóa giai cấp cũng diễn ra rõ rệt, đến khoảng cuối thiên kỷ II TCN, thủ lĩnh quân sự dần dần biến thành người có nhiều quyền uy và chức vụ ấy trở thành cha truyền con nối. Họ đã biến thành những ông vua. Nhà nước đã ra đời.

    3. Chế độ Vácna. (đẳng cấp)

    Trong thời kỳ lịch sử này ở Aán Độ đã xuất hiện một chế độ đẳng cấp có ảnh hưởng rất quan trọng và lâu dài trong xã hội nước này, đó là chế độ Vácna.
    Chữ Vácna trong tiếng Xăng xkrít (một loại cổ ngữ của Aán Độ) có nghĩa là “màu sắc” (chỉ màu da) nhưng thực ra chế độ Vácna là chế độ chia cư dân thành 4 đẳng cấp có quyền lợi, nghĩa vụ và địa vị xã hội khác nhau. Bốn đẳng cấp đó là Braman (Bàlamôn), Ksatơria, Vaisya, Suđra.

    Đẳng cấp Bàlamôn gồm những người làm nghề tôn giáo.

    Đẳng cấp Ksatơrya gồm các chiến sĩ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...