Luận Văn Ẩm thực truyền thống của người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn với việc phát triển du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc sinh sống trên cùng một lãnh thổ. 54 tộc người tạo nên những sắc thái văn hoá khác nhau, góp phần tạo nên một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
    Sắc thái văn hoá của mỗi tộc người thể hiện qua trang phục, kiến trúc, lễ hội và đặc sắc nhất là qua ăn uống.
    Ăn uống là một trong những nhu cầu quan trọng bậc nhất của mỗi cơ thể sống. Con người cũng không thể tách rời qui luật này, để duy trì sự sống ăn uống là việc quan trọng số một. Người Việt Nam có câu “Có thực mới vực được đạo” là ở lẽ đó.
    Ăn uống là nhu cầu đầu tiên và thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại, sự sống cho cơ thể con người. Song cao hơn nữa ăn uống còn được coi là một nét văn hoá - văn hoá ẩm thực. Văn hoá chính là động lực của sự phát triển, do vậy mà văn hoá đan xen vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó văn hoá ẩm thực là một loại hình văn hóa quan trọng tham gia cấu thành nền văn hoá dân tộc, tạo nên bản lĩnh và bản sắc dân tộc độc đáo.
    Việc ăn uống hằng ngày tưởng chừng như không liên quan đến văn hóa, nhưng thực ra chính nó lại tạo nên những bản sắc hết sức riêng biệt giữa vùng này với vùng khác. Mỗi vùng miền trên đất nước Viêt Nam, ngoài những đặc điểm chung lại có một phong cách ẩm thực riêng, mang sắc thái đặc trưng của vùng đất đó. Ăn uống là nơi con người thể hiện mình, thể hiện bản sắc tộc người. Mỗi tộc người khác nhau thì lại có cách chế biến, cách tổ chức bữa ăn khác nhau, phụ thuộc vào khí hậu, sản vật, thói quen khác nhau mà chỉ cần nhắc đến tên món ăn, cách ăn người ta cũng có thể nhận ra họ đang ở vùng nào. Nói như giáo sư Trần Quốc Vượng thì “Cách ăn uống là cách sống, là bản sắc văn hoá”.
    Những năm gần đây, vấn đề ẩm thực đã được xã hội quan tâm rộng rãi hơn. Con người ta không chỉ cần “Ăn no, mặc ấm” mà còn hướng tới lý tưởng nghệ thuật ẩm thực đó là “Ăn ngon, mặc đẹp”. Cuộc sống của nền kinh tế thị trường đã mở ra nhiều hướng tiếp cận với văn hoá ăn uống, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Trên khắp mọi miền đất nước các nhà kinh doanh đã nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của thực khách, của khách du lịch trong ngoài nước muốn thưởng thức các món ăn, những kiểu ăn khác nhau ở các vùng, các miền. Sẽ rất thú vị khi du khách được thưởng thức các món ngon, vật lạ ngay trên chính mảnh đất mà họ đặt chân đến để ngao du sơn thuỷ.
    Trong bối cảnh mở cửa hiện nay, văn hoá ẩm thực truyền thống của người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn, cũng như tất cả các dân tộc đã bị ảnh hưởng lẫn nhau và tiếp thu văn hoá ẩm thực của phương Tây, sự mai một văn hoá ngày càng lớn. Vì vậy, việc tìm hiểu bào tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, trong đó có văn hoá ẩm thực truyền thống của người Tày nói chung và của người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn nói riêng đối với việc phát triển du lịch là điều hết sức cần thiết.
    Là một sinh viên theo học ngành văn hoá du lịch chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu ẩm thực truyền thống của người Tày là việc làm cần thiết góp phần bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá truyền thống quý giá của dân tộc. Hơn nữa, với mong muốn trau dồi kỹ năng tìm hiểu văn hoá tộc người, việc thực hiện Khoá luận này sẽ giúp tôi tìm hiểu sâu hơn về đời sống của người Tày ở Chợ Đồn, nhằm xây dựng, triển khai một cách có hiệu quả các tour du lịch về với văn hoá Tày sau này.
    Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn “Ẩm thực truyền thống của người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn với việc phát triển du lịch ” làm đề tài Khoá luận của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Mục đích đầu tiên của Khóa luận là tìm hiểu nét độc đáo trong cách chế biến, bảo quản, cũng như cách thức ăn uống truyền thống của người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn. Bên cạnh đó tìm hiểu về ẩm thực dân gian truyền thống của người Tày ở Chợ Đồn góp phần quảng bá các giá trị văn hoá, phong tục tập quán ăn uống của cư dân miền sơn cước.
    Mục đích quan trọng nhất của đề tài là làm rõ tiềm năng ẩm thực truyền thống của người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn với hoạt động du lịch, nhằm nghiên cứu và xây dựng tour du lịch hấp dẫn.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của Khoá luận là các loại đồ ăn, thức uống truyền thống của người Tày ở huyện Chợ Đồn và cách thức tổ chức bữa ăn của họ. Qua đó có thể khai thác cho việc phát triển du lịch.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của Khoá luận là dân tộc Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn và ẩm thực truyền thống của họ, cựng với đó là những biến đổi cua ẩm thực truyền thống trong giai đoạn hiện nay, kết hợp với việc tham khảo cỏc công trỡnh nghiờn cứu của cỏc tỏc giả đi trước, qua đó chọn lọc, tổng hợp, các nguồn tư liệu trên địa bàn.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Bài viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    Để thu thập tài liệu thực địa ở Chợ Đồn - Bắc Kạn, tôi đã tiến hành các đợt điền dã dân tộc học với các kỹ thuật chủ yếu là chụp ảnh, ghi chép, phỏng vấn, quan sát
    Phương pháp nghiên cứu thư tịch, tài liệu báo cáo, thống kê, phân tích, so sánh các nguồn tư liệu về Văn hoá ấm thực truyền thống của người Tày ở Chợ Đồn. Sau đó tổng hợp và soạn thảo thành văn bản.
    6. Nội dung và bố cục của Khoá luận
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục nội dung của Khoá luận được trình bày qua 3 chương chính:
    Chương I: Văn hóa ẩm thực truyền thống trong phát triển du lịch và Khái quát chung về người Tày ở Chợ Đồn
    Chương II: Tìm hiểu văn hoá ẩm thực truyền thống của người Tày ở Chợ Đồn- Bắc Kạn
    Chương III: Khai thác các giá trị ẩm thực truyền thống của người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn với việc phát triển du lịch
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...