Tiến Sĩ Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người Việt xứ Thanh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Âm nhạc trong Lễ tế đàn Nam Giao Huế

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan 1
    Mục lục . 2
    Bảng kê chữ viết tắt . 3
    Mở đầu . 1
    Chương 1: Đàn Nam Giao qua biến thiên của lịch sử dân tộc 7
    1.1. Từ ý tưởng đến tiến trình xây dựng đàn Nam Giao . 7
    1.2. Những thư tịch về đàn Nam Giao 9
    1.3. Nghệ thuật kiến trúc cổ . 14
    1.4. Cách tổ chức một cuộc tế Nam Giao . 23
    1.5. Tế phục, đối tượng, nhạc khí và tự khí 25
    1.6. Âm nhạc gắn với lịch sử lễ tế 30
    Tiểu kết . 35
    Chương 2: Vị trí và vai trò của âm nhạc trong lễ tế đàn Nam Giao . 36
    2.1. Ca chương trong lễ nhạc cung đìnhtriều Nguyễn và trong tế Giao . 36
    2.2. Dàn nhạc trong tế Giao . 54
    2.3. Biên chế các loại dàn nhạc trong tế Giao . 63
    Tiểu kết . 94
    Chương 3: Những giá trị nghệ thuật âm nhạc và giải pháp bảo tồn lễ tế
    đàn Nam Giao 97
    3.1. Vai trò chủ đạo của âm nhạc trong lễ tế đàn Nam Giao . 97
    3.2. Những giá trị của nghệ thuật âm nhạc . 98
    3.3. Những giải pháp bảo tồn vốn âm nhạc truyền thống trong lễ tế đàn Nam
    Giao 103
    Tiểu kết . 117
    Kết luận 119
    Danh mục các công trình của tác giả 125
    Tài liệu tham khảo . 126

    MỞ ĐẦU
    1.Lý do làm luận án
    Qua những biến thiên lịch sử,các triều đại quân chủ phong kiến Việt
    Namchịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ văn hóa nho giáo phương Bắc. Bởi thế,
    việc xây dựng và tổ chức lễ tế đàn Nam Giao là m ột nghi thức văn hóa tín
    ngưỡng không thể thiếu trong nhữngđại lễ củacác triều đình phong kiến Việt
    Nam. Trong những nghi thứchành lễ, thì vị trí và vai trò của nghệ thuật âm
    nhạc đóng một vai tròhết sứcquan trọng.
    Nhìn trên một phương diện khác thì lễ tế đàn Nam Giaokhông chỉ thể
    hiện nguyện ước của vua – chúa, mà còn là của cả muôn dân trăm họ đều
    muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.Thông qua lễ tế đàn Nam
    Giaocó thể thấy được lòng tự tôn những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, đồng
    thời là nơiđề cao triết học và phật học phương Đông cũng như cụ thể hóa các
    học thuyết âm dương ngũ hành, vô vi và kinh dịch bằng nghệ thuật kiến trúc,
    luật phong thủy Và trên hết, đó chính là nơi giao hòa giữa Thiên –Địa –
    Nhân, thể hiện đỉnh cao của văn hóa trong tâm linh người Việt.
    Mặt khác, những giá trị đích thực và quí hiếm của các trình thức lễ, các
    bài bản ca chương và tổ chức dàn nhạc cùng hệ thống bài bản, biên chế nhạc
    khí đang dần bị mai một theo thời gian. Trải qua biến thiên của lịch sử cùng
    những bước thăng trầm của các triều đại vua quan phong kiến Việt Nam, đàn
    Nam Giaođã phải gánh chịu sự hủy hoại nghiệt ngã của thiên nhiên, sự tàn
    phá một cách vô cảm của bàn tay con người. Những nguy cơ thất truyền
    thường xuyên là mối đe dọa khó lường đối với các lễ thức nói chung và nghệ
    thuật âm nhạc trong lễ tế đàn Nam Giao nói riêng.
    Từ những vấn đề trình bày ở trên đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài
    2
    “Âm nhạc trong Lễ tế đàn Nam Giao Huế” làm hướng nghiên cứu chính
    cho luận án Tiến sỹ của mình.
    2.Lịch sử vấn đề
    Nghiên cứu về đàn Nam Giao và những qui trình tế lễ, thực ra đã có
    nhiều công trình, bài luận nghiên cứu có giá trị về mặt học thuật. Xin được
    liệt kê một số trong nhiều công trình liên quan tới vấn đề này:
    Đàn Nam Giao Huế và Thiên đàn Bắc Kinh, Phan Thanh Hải, Tc Kiến
    trúc, số 2 năm 2001. Tác giảcung cấp số liệu về đàn Nam Giao và Thiên đàn
    Bắc Kinh trên lĩnh vực qui mô xây dựng, cấu trúc, nghệ thuật kiến trúc
    Một số phát hiện khảo cổ học ở Trai cung(Đàn Nam Giao), Tc Huế
    xưa và nay, số 17,năm 1996. Bài báo chỉcung cấp thông tin về công năng và
    ý nghĩa sử dụng, nghệ thuật kiến trúc vàý nghĩa tâm linh
    Khâm định Đại Namhội điển sử lệ, Nội cáctriều Nguyễn, NxbThuận
    Hóa, Huế,năm 1993. Tài liệu này cũng chỉ cung cấp thông tin về nghi thức và
    các lễ thức trong tế Giao;các trang phục, tự khí, nhạc khí, ca chương, biên
    chế các loại dàn nhạc
    Đại Nam nhất thống chí, quốc sử quán triều Nguyễn, Quyển kinh sư,
    Phạm Trọng Điềm dịch, Nxb Thu ận Hóa, Huế, năm 1997. Công trình này
    cung cấp thông tin về quan ni ệm tế Giao của các triều đại vua, chúa Việt
    Nam, luật phong thủy và các qui định niêm luật về ca chương
    Tư liệu lịch sử về đàn Nam Giao, L. Cadière, Bản dịch của Đặng Như
    Tùng, Tc B.A.V.H., năm 1914. Tác giả đề cập những thông tin tổng thể về
    đàn Nam Giao Huế
    Rừng thông Nam Giao, L. Cadière, bản dịch của Đặng Như Tùng, Tc
    B.A.V.H., năm 1914, chỉ đề cậpthông tin về rừng thông Nam Giao
    3
    Lễ tế Nam Giao, L. Cadière và O.Richard, B.A.V.H.,1915, miêu tả
    toàn cảnh lễ tế Giao năm 1915
    Lễ tế Nam Giao,Orband Richard, B.A.V.H., 1936,miêu tảtoàn cảnh lễ
    tế Giao năm 1936
    Lễtế Nam Giaotại Huế dưới triều Nguyễn, Đặng Đức Diệu Hạnh, luận
    văn thạc sỹ khoa học, trường Đại học Khoa học Huế, Huế, 2003, cung cấp các
    thông tin liên quan, quan niệm của các nước phương Đôngvà Việt Nam về lễ
    tế Nam Giao
    Sự tích đàn Nam Giao và các cuộc lễ tế Giao tại Huế, Lê văn Phước,
    tiểu luận cao học Sử, Trường Đại học Văn khoa, Viện Đại học Sài Gòn,
    1973. Tác giảcung cấp thông tin toàn cảnh về các khâu chuẩn bị cũng như
    các nghi thức trước, trong và sau lễ tế Giao
    Tìm hiểu tục lệ xưa, lễ tế Nam Giao (tài liệu biên tập của Lê Văn
    Hoàng)cung cấp thông tin về quan niệm thờ trời theo Nho giáo, dịch lý, Phật
    học và triết học phương Đông
    Nhã nhạc triều Nguyễn, Vĩnh Phúc, Nxb Thuận Hóa, 2010, nêu lên bức
    tranh toàn cảnh về Nhã nhạc triều Nguyễn như tu ồng cung đình, múa cung
    đình, nhạc khí và biên chế dàn nhạc, nhận định về ca chương, nhạc chương .
    Nhìn chung, các công trình nghiên c ứu và bài viết nêu trên, chủ yếu
    tiếp cận và miêu tả dưới phương diện sử học, văn hóa học, nghệ thuật kiến
    trúc,âm nhạc, không gian văn hóa, thuyết phong thủy với yếu tố tín ngưỡng
    và văn hóa tâm linh mà chưa nghiên cứu sâu về lĩnh vực âm nhạc học. Dẫu
    sao những công trình nghiên cứu, những bài luận của các tác giả đi trước, vẫn
    là cơ sở tầng nền, là nguồn tư liệu vô cùng quí báu giúp chúng tôi thực hiện
    luận án này.
    4
    3.Mụcđích nghiên cứu
    Thông qua việc nghiên cứu âm nhạc trong lễ tế đàn Nam Giao, luận án
    nhằm hướng tới tìm lại những giá trị văn hóa quanh nó được xây dựng bằng
    tri thức của nhiều lớp người, qua nhiều giai đoạn lịch sử.
    Trên cơ sở tìm lại được những giá trị văn hóa ấy, luận án sẽ hệ thống
    lại các bài bản âm nhạc gắn chặt với qui trình tự diễn tấu của các dàn nhạc
    trong lễ tế Giao. Từ đó, sẽ giúp ích phần nào cho việc bảo tồn hệ thống bài
    bản của âm nhạc trong lễ tế Giao nói riêng và âm nhạc trong cung đình Huế
    nói chung.
    4. Đối tượngvà phạm vinghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là âm nhạc trong lễ tế đàn
    Nam Giao. Nói c ụ thể là nghiên cứu các bài thài(ca chương, chi chương)gắn
    chặt với qui trình hành lễvà đóng vai trò chủ đạo trong lễ tế Giao.
    Tất nhiên, nghệ thuật âm nhạc trong lễ tế đàn Nam Giao không phải là
    thành tố độc lập. Liên quan đến nó, rộng là cả không gian lễ thức, gần là qui
    trình, nghi thức, cách thức tiến hành lễ, các đồ thờ tự, trang phục , và cận kề
    để trình tấu các giai điệu âm nhạc là các dàn nhạc.
    Vậy nên, ngoài đối tượng nghiên cứu chính là âm nhạc trong lễ tế Giao,
    thì đối tượng nghiên cứu bổ trợ của luận án còn được mở rộng sang những
    yếu tố liên quannhư tín ngưỡng, kiến trúc đặc biệt là biên chế và cách thể
    hiện của các dàn nhạc.
    Phạm vinghiên cứu
    Luận ánchỉnghiên cứuvềâm nhạctrong một cuộc lễ tế Giao của triều
    Nguyễn. Những cuộc tế lễ thuộc các triều đại khác không thuộc phạm vi
    5
    nghiên cứu của luận án này.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu chính mà chúng tôi sử dụng trong luận án này
    là phương phápphân tích, diễn giải, nghị luận, nhìn từ góc độâm nhạc học.
    Cũng như đã đề cập ở trên, âm nhạc trong lễ tế đàn Nam Giao không phải là
    thành tố độc lập, nên khi tiếp cận với đối tượng nghiên cứu, ngoài phương
    pháp nghiên cứu chính, chúng tôi còn sử dụng thao tác của phương pháp
    nghiên cứu liên ngànhthông qua: lịch sử học, dân tộc học, triết học, sưu tầm,
    thống kê tài liệu, đặc biệt là các nghệ nhân – “Báu vật nhân văn sống”về lễ
    nhạc cung đình triều Nguyễn, sẽ là những cơ sở quan trọng trong quá trình
    thực thi luận án.
    6.Đóng góp của luận án
    Luận án hy vọng sẽ:
    Đưa ra những vấn đề có tính hệ thống về lối tổ chức dàn nhạc gắn với
    qui trình và hình thức lễ.
    Nêu lên mối quan hệmật thiết giữa các trình thức lễ tế dân gian và lễ tế
    cung đình, cũng như mối quan hệ giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung
    đình bác học.
    Đưa ra những vấn đề có tính lý luận về âm nhạc học trong các ca
    chương, múa Bát dật, dàn nhạc đệm gắn với trình thức lễ. Hệ thống bài bản và
    biên chế nhạc khí của dàn Đại nhạc, Nhã nhạc, Tiểu nhạc, phường bát âm
    Luận án mong muốn sẽ đóng góp vào môn học ký, xướng âm bằng chữ
    nhạc cổ truyền trong các bài ca chương, các bài bản đại nhạc, tiểu nhạc cho
    các trường văn hóa nghệ thuật Huếcũng như trong cả nước. Trên cơ sở đó,sẽ
    6
    giúp các cơ sở đào tạo trong việc phục hồi, bảo tồn và phát huy các giá trị âm
    nhạc di sản trong lễ tế đàn Nam GiaoHuế.
    Đề tàisẽ nêu lên lối ký âm bản phổ kết hợp theo lối song ngữ giữa hình
    thức ký âm ngũ tuyến phương Tây và chữ nhạc cổ truyền dân tộc trong các
    bài bản ca chương, đại nhạc, nhã nhạc, bát âm Nhằm giúp cho các cơ sở
    đào tạo trong việc phục hồi, bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc di sản
    trong lễ tế đàn Nam GiaoHuế.
    Luận áncũng khơi dậy một cách sâu sắcnhững giá trị về nhiều mặtcủa
    đàn Nam Giaotrong không gian văn hóa Huế, một công trình văn hóa và văn
    hóa tâm linh của dân tộc cần được bảo tồn và phát huy trong xu thế hội nhập,
    toàn cầu hóa hiện nay.
    7.Bố cục của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
    được cấu trúc gồm 3 chương :
    Chương 1: Đàn Nam Giaoqua biến thiêncủa lịch sử dân tộc
    Chương 2: Vị trí và vai trò của âm nhạc trong lễ tế đàn Nam Giao
    Chương 3: Những giá trị của nghệ thuật âm nhạc và giải pháp bảo tồn
    lễ tế đàn Nam GiaoHuế
    7

    Chương 1
    ĐÀN NAM GIAO QUA BIẾN THIÊN CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC
    1.1. Từ ý tưởng đến tiến trình xây dựng đàn Nam Giao
    1.1.1.Khái lược những sử liệu có liên quan đến ý tưởng xây dựng
    đàn Nam Giaocủa vua, chúa và quan lại triều đình nhà Nguyễn
    Theo quan niệm phương Đông, việc thờ trời, tế trờithì chỉ có Thiên tử
    mớicó được quyền hạnđó, còn việc thờ phụng tổ tiên thì từ vua quan cho đến
    thứ dân ai ai cũng phảicó nghĩa vụ thờcúng. Việc thờ trời là một trọng lễ. Vì
    vậy,nghi lễ phải hết sức long trọng, trang nghiêm. Đây là một nghi thức tôn
    giáo đặc biệt,bởithế, tế Giaođãrất đượcchú trọng vớisự quan tâm đặc biệt
    từ thời thượng cổ ở Trung Hoa cho đến các triều đại của vua chúa Việt Nam
    sau này Việc lập đàn để tế trời,đất là nét văn hóa đặc trưng của nhiều quốc
    gia phương Đông, tuy nhiên ở mỗi quốc gia có tên gọi và những tục lệkhác
    nhau trong quan niệm về tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng và tiến trình hành lễ.
    Nhưng,nét chung của các đàn tế lễ ở các quốc gia phương Đông là khát
    vọng của mọi người dân luôn hướng thiện, hướng về văn hóa tâm linh nhằm
    làm cho cuộc sống con người ấmno, hạnh phúc hơn, đặc biệt là văn hóa phồn
    thực của các cư dân nông nghiệp.
    Theo sử liệu, việc tế Giao ở Việt Nam bắt đầu từ đời vua Lý Anh Tông
    (1138-1175). Cho đến thời Nguyễn, các chúa chưa nghĩ đến việc tế Giao,vì
    quan niệm chỉ có vua mới được tế trời. Tuy nhiên, vào năm 1636, chúa
    Nguyễn Phúc Lan (tục gọi chúa Sãi) đóng đô ở Kim Long đã tổ chức lễ tế
    Giao tại một cánh đồng thuộc làng Kim Long. Sau khi lên ngôi Hoàng đế
    (năm 1802),vua Gia Long đã làm lễ hợp tế trời, đất vào năm 1803 tại một


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Dương ViếtÁ (2005), Âm nhạc Việt Nam từgóc nhìn văn hóa, Nxb Hà
    Nội, Hà Nội.
    2. Dương Viết Á (2009), Mấy vấn đề văn hóa âm nhạc Việt Nam, Nxb
    Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
    3. Đào Duy Anh (1941), Trung Hoa sử cương, Viện học thuật, Nxb Bốn
    Phương.
    4. Đào Duy Anh (1955), Cổ sử Việt Nam, Hà Nội
    5. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam Văn hoá sử cương, Nxb Đồng Tháp,
    Đồng Tháp.
    6. Toan Ánh (1970), Cầm ca Việt Nam, Nxb Lá Bối, Sài Gòn.
    7. Nguyễn Hữu Ba (1960), Giới thiệu sơ lược về âm nhạc Việt Nam, Nxb
    Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Sài Gòn.
    8. Nguyễn Hữu Ba (1961), Dân ca Việt Nam, Tập(1,2), Nxb Bộ Quốc Gia
    GiáoDục, Sài Gòn.
    9. Hoa Bằng (1958), Quang Trung –Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc, Nxb
    Bốn Phương, Sài Gòn.
    10. Tôn Thất Bình (1993), Tuồng Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế.
    11. Tôn Thất Bình (1996), “Nhã nhạc ở Việt Nam”,Sông Hương, số 7.
    12. Tôn Thất Bình (1995), “Vị trí ca múa nhạc cung đình Huế trong kho
    tàng ca múa nhạc Việt Nam”, Nghiên cứu Nghệ thuật, số 8.
    127
    13. Leopold Cadière (2004), Kinh thành Huế và tế Nam Giao,Nxb Thuận
    Hóa, Huế.
    14. Thiết Mai Tôn Thất Cảnh (1960), “Ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa
    trong nhạc cổ Việt Nam”,Nguyệt san Văn Hữu, số 3.
    15. Nguyễn Khoa Chiêm (1986),Nam triều công nghiệp diễn chí(bản dịch
    của Ngô Đức Thọ mang tiêu đề Trịnh -Nguyễn diễn chí), Nxb Sở Văn hóa
    Thông tin Bình Trị Thiên, Bình Trị Thiên.
    16. Lê Văn Chiêu (2007), Nghệ thuật sân khấu Hát Bội, Nxb Trẻ,TP. Hồ
    Chí Minh.
    17. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, (t.1,2), Nxb
    Giáo dục, Hà Nội.
    18. Phan Trần Chúc (1957), Vua Quang Trung, Nxb Chính Ký, Sài Gòn.
    19. Hoàng Chương (1993), Đi tìm vẻ đẹp sân khấu dân tộc, Nxb Sân Khấu,
    Hà Nội.
    20. Phạm Duy (1972), Đặc khảo dân nhạc ở Việt Nam,Nxb Hiện Đại, Sài
    Gòn.
    21. Nguyễn Bình Định, (2000), Âm nhạc Phương Đông, Nhạc viện Hà Nội,
    Hà Nội.
    22. Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề (1968), Những đại lễ và vũ khúc của
    vua chúa Việt Nam, Nxb Hoa Lư,Sài gòn.
    23. Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề (1962), Việt Nam ca trù biên khảo, Sài
    Gòn.
    24. Lê Quý Đôn (1973), Đại Việt Thông sử, Nxb Bộ Văn hóa Giáo dục và
    Thanh niên, Sài Gòn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...