Luận Văn Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách Mạng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài
    Thơ ca là nơi để con người bộc lộ tâm tư tình cảm. Thơ là tiếng nói của tâm
    hồn của niềm mơ ước. Thơ bộc lộ ý tưởng đẹp đẽ và cao thượng. Sự có mặt của thơ ca
    chân chính góp phần chứng minh cho sự tồn tại của những gì tích cực của con người
    luôn thiết tha tìm đến và đấu tranh cho một lẽ sống tốt đẹp.
    Nhà thơ Sóng Hồng xác định “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một
    cách cao đẹp”. Còn nhà thơ Huy Cận cũng có cùng quan niệm về thơ như thế “cái chỗ
    đến cuối cùng của thơ là phải đem đến một cái gì nâng sự sống lên”. Nói đúng hơn thơ
    ca là một động lực kì thú để nâng cuộc sống cao hơn, đồng thời nâng tầm vóc chúng ta
    cao bằng cuộc sống”.
    Nhưng nếu chỉ dừng ở đấy thì cũng chưa thể nói hết được bản chất của thơ ca.
    Bởi ngoài việc khơi dậy những hoài bão cao đẹp và rộng lớn của con người và thời đại
    thì thơ còn là tiếng nói tình cảm cá nhân, là ước vọng giao hoà giữa con người với
    thiên nhiên, với cộng đồng xã hội.
    Thơ mới lần đầu tiên xuất hiện trên thi đàn như “một cơn gió mạnh từ xa thổi
    đến. Cả một nền tảng xưa một phen bị điên đảo lung lay. Sự gặp gỡ phương Tây là
    một cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỉ”(Hoài
    Thanh). Và đó cũng là lần đầu tiên “cái tôi cá nhân, trữ tình” được bộc lộ một cách
    mạnh mẽ và quyết liệt nhất.
    Là một đứa con của phong trào ấy Nguyễn Bính được xem như một hiện tượng
    khá đặc biệt, đó như một “thanh âm trong trẻo” vang lên vẻ đẹp của hồn quê, trong
    tình cảm dạt dào chân quê mà Hoài Thanh gọi “quê mùa như Nguyễn Bính ”
    Đối với “lâu đài nghệ thuật” ấy có một sức cuốn hút mạnh mẽ nhưng không
    phải là dễ dàng khám phá ra chân lý, nó là cả quá trình tìm tòi, khám phá, suy ngẫm.
    Trong quá trình ấy thì việc tìm hiểu “Âm hưởng dân gian trong sáng tác của nhà thơ là
    một điều có ý nghĩa không nhỏ. Hay nói cụ thể hơn, là nhà thơ có “sự tiếp thu trọn vẹn
    nền văn minh thôn dã, nền văn hoá xóm làng” mà trước hết âm hưởng dân gian trong
    sáng tác. Hay nói đúng hơn, nếu đặt trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, thơ Nguyễn
    Bính có dòng chảy riêng trong dòng chảy chung của thời đại. Đó là một âm hưởng rất
    riêng rất độc đáo, khác hẳn với các nhà thơ khác cùng thời. Đây chính là điều hấp dẫn,
    lôi cuốn chúng tôi tiến hành chọn làm nội dung nghiên cứu
    Tìm hiểu “Âm hưởngdân gian” trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước
    Cách mạng tháng Tám còn là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu sâu sắc hơn về một phong
    cách, một tài năng, một tâm hồn xưa đất nước.
    Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám
    Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 2
    Với tất cả lý do trên, người viết quyết định lựa chọn đề tài “Tìm hiểu âm
    hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước cách mạng tháng Tám”
    làm đề tài nghiên cứu của khoá luận.
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU: . 1
    I. Lí do chọn đề tài: . 1
    II. Lịch sử vấn đề: . 2
    III. Mục đích nghiên cứu: . 7
    IV. Phạm vi nghiên cứu: . 7
    V. Phương pháp nghiên cứu: 8
    VI. Đóng góp đề tài: 8
    VII. Cấu trúc luận văn: 9
    PHẦN NỘI DUNG . 10
    Chương I:Cơ sở lí luận: . 10
    1. Âm hưởng theo từ điển Tiếng Việt: 10
    2. Â m hưởng dân gian trong văn chương bác học: 10
    2.1.Trong văn học trung đại: . 10
    2.2. Trong phong trào Thơ Mới: . 13
    Chương II: Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính: 15
    1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng của tác giả Nguyễn Bính: . 15
    1.1. Vài nét về tiểu sử: 15
    1.2. Các tập thơ tiêu biểu: . 15
    2. Mấy vấn đề về phong cách thơ Nguyễn Bính: . 15
    3. Â m hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính: 17
    3.1. Nguồn chất liệu đời sống cho việc kiến tạo nội dung thơ: . 17
    3.1.1. Đề tài: 17
    3.1.2. Chủ đề: 25
    3.1.3. Cảm hứng tư tưởng thẩm mỹ: . 42
    3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ: 46
    3.2.1. Không gian nghệ thuật 47
    Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám
    Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1
    3.2.2. Thời gian nghệ thuật . 48
    3.3. Ngôn ngữ: 51
    3.3.1. Cách xưng hô: . 52
    3.3.2. Thành ngữ: 54
    3.3.3. Chữ số: 56
    3.3.4. Giọng điệu 59
    4. Hình thức thể loại: 61
    PHẦN TỔNG KẾT: 64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .66
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...