Luận Văn ác định lợi thế cạnh tranh và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Khi đánh giá các thành tựu kinh tế nói chung và các thành tựu trong hoạt động xuất khẩu nói riêng, chúng ta không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Quá trình này đã góp phần quan trọng cho việc tạo nguồn vốn bằng ngoại tệ, đang trực tiếp giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động và kích thích kéo theo hàng loạt các ngành nghề cùng phát triển.
    Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, tuy đã có những phát triển đáng ghi nhận về tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cũng như chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, Việt Nam vẫn đang ở mức nước đang phát triển trung bình và đặc biệt là mức độ công nghiệp hoá còn kém xa so với nhiều nước trong khu vực.
    Công nghiệp mới chỉ phát triển theo bề rộng, gia công lắp ráp là chủ yếu, các ngành công nghiệp phụ trợ và hỗ trợ chậm phát triển và chưa có khởi sắc, các ngành công nghệ cao mới lác đác hình thành và chưa có động lực phát triển. Tỷ trọng các mặt hàng thô vẫn cao, dựa trên nguồn tài nguyên, đất đai và lao động. Thực trạng này đặt ra một câu hỏi lớn nếu không thực hiện cải biến cơ cấu, liệu chúng ta có tránh được nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng và hiệu quá kinh tế kém hay không?
    Mặt khác, toàn cầu hoá kinh tế với việc Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào các thể chế kinh tế quốc tế, đặc biệt là WTO đã làm gia tăng tình trạng tuỳ thuộc lẫn nhau, tạo ra sức ép lớn về cạnh tranh. Bên cạnh đó, thị trường thế giới đã có những chuyển biến sâu sắc. Dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm.
    Đó là những thách thức lớn trong một cuộc cạnh tranh quốc tế mà dù muốn hay không Việt Nam cũng phải tham gia. Trong cuộc chạy đua khốc liệt này, chúng ta phải có những nỗ lực bứt phá đặc biệt nếu như không muốn tụt hậu xa thêm. Điều này đồng nghĩa với việc quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải thực hiện theo hướng dựa trên lợi thế cạnh tranh, nhu cầu của thị trường thế giới và xu hướng chuyển dịch giữa các khu vực trên thế giới.
    Vì vậy, xác định lợi thế cạnh tranh và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Namvẫn còn là một vấn đề mang tính chất thời sự, đòi hỏi tiếp tục nghiên cứu về lý luận và thực tiễn nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đạt được sự tăng trưởng nhanh và bền vững trong hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá .

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...