Tiểu Luận A là học sinh lớp 1 thường được bố đưa đón đi học. 17h ngày 25 tháng 08 năm 2011, sau khi tan học, t

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A là học sinh lớp 1 thường được bố đưa đón đi học. 17h ngày 25 tháng 08 năm 2011, sau khi tan học, trong khi A đang đứng ở cổng trường chờ bố đến đón thì Nguyễn Văn B thấy A đeo 1 sợi dây chuyền nên lại gần và hỏi “Cháu tên là gì?” Cháu A lễ phép trả lời câu hỏi của B. Sau đó, B liên tiếp hỏi A một số câu hỏi như: cháu bao nhiêu tuổi, cháu học lớp nào, cô giáo cháu tên gì, nhà cháu ở đâu Trong lúc hỏi chuyện, B xoa đầu A rồi tháo một sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ A. Sau khi kết thúc vài ba câu hỏi, B bỏ đi cùng chiếc dây chuyền vàng vừa tháo được. Chiếc dây chuyền vàng của A trị giá 5 triệu đồng.
    Về vụ án trên có các quan điểm sau:
    a. B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
    b. B phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
    c. B phạm tội cướp giật tài sản.
    Hỏi:
    1. Anh (chị) đồng ý với ý kiến nào trên đây hoặc có ý kiến nào khác và giải thích rõ tại sao? (3 điểm)
    2. Giả sử khi thấy B tháo dây chuyền thì A cầm lấy tay B và nói: “Sao chú lại tháo dây chuyền của cháu?” B hất tay A ra và giật mạnh chiếc dây rồi bỏ chạy thì tội danh của B có thay đổi không? (2 điểm)
    3. Giả sử chiếc dây chuyền mà B chiếm đoạt được là vàng giả thì B có phải chịu TNHS không? Tại sao? (2 điểm)









    BÀI LÀM
    1. Anh (chị) đồng ý với ý kiến nào trên đây hoặc có ý kiến nào khác và giải thích rõ tại sao?
    Em không đồng ý với ý kiến nào trong ba ý kiến trên. Bởi những lẽ sau:
    - Về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để nhằm chiếm đoạt tài sản. Với thủ đoạn gian dối, người phạm tội làm cho người bị hại tự nguyện giao tài sản mà không biết rằng mình bị lừa. Trong tình huống trên, rõ ràng là A không tự nguyện đưa tài sản cho B.
    - Về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản đòi hỏi người chiếm đoạt tài sản lợi dụng tình trạng không thể ngăn chặn được của nạn nhân để chiếm đoạt một cách công khai và không cần nhanh chóng tẩu thoát. Lúc đó nạn nhân biết việc chiếm đoạt nhưng không có cách nào để ngăn chặn. Trong tình huống trên, A không biết việc B chiếm đoạt tài sản của mình.
    - Về tội cướp giật tài sản: Đây cũng không phải là tội cướp giật tài sản bởi hành vi cướp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt một cách công khai và nhanh chóng tẩu thoát.
    Theo em, B phạm tội trộm cắp tài sản. Bởi hành vi của B đã thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành của tội phạm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...