Tài liệu 7 nền văn minh phát triển nhất trong lịch sử

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    7 nền văn minh phát triển nhất trong lịch sử
    Được đánh giá là một trong những nhà khảo cổ đương đại ưu tú nhất, David Hatcher Childress đã từng thám hiểm rất nhiều địa điểm còn ít người bước tới trên Trái đất. Ông cũng là tác giả của nhiều bộ sách đưa người đọc trở về với ánh hào quang đã tắt ở hoang mạc Gobi, Puma Punku (Bolivia), rồi những địa danh như Mohenjo Daro, Ba'albek. Tác phẩm mới nhất của nhà khảo cổ lừng danh là Top 7 Ancient Civilizations with Advanced Technology (tạm dịch: 7 nền vǎn minh cổ đại phát triển nhất trong lịch sử).

    1. Nền vǎn minh MU hay Lemuria

    Tương truyền, MU hay Lemuria- nền vǎn minh đầu tiên có niên đại cách đây 78.000 nǎm, phát triển trên một lục địa khổng lồ. Nền vǎn minh này bị phá huỷ trong một cơn động đất sau 52.000 nǎm tồn tại. Cơn động đất được biết tới như là một quá trình thay đổi địa cực xảy ra cách đây 26.000 nǎm (xảy ra vào nǎm 24.000 trước Công nguyên).

    Cư dân MU không vươn tới những công nghệ cao như những nền vǎn minh tiếp đó. Tuy nhiên, họ biết xây dựng những dãy nhà bằng đá cự thạch có khả nǎng chống chọi với các trận động đất.

    Một điểm đáng chú ý nữa không thể bỏ qua khi đề cập tới nền vǎn minh MU là cơ cấu tổ chức rất quy củ của một mô hình chính phủ. Những tài liệu khảo cổ thu thập được khẳng định, MU có một ngôn ngữ và một guồng máy cai trị duy nhất. Chính sách giáo dục là then chốt dẫn tới thành công của MU. Chính vì vậy cư dân MU rất thông thạo các quy luật của vũ trụ, công việc kinh doanh.

    2. Nền vǎn minh Atlantis

    Lục địa MU sụt xuống, mực nước biển của các đại dương tǎng đột ngột, tràn vào vùng lòng chảo Thái Bình Dương, nhấn chìm các khu vực lân cận. Duy chỉ có một vùng đất không ngập - đó là đảo Atlantic. Hòn đảo nhỏ sáp nhập vào quần đảo Poseid (hiện nay là Đại Tây Dương) tạo thành một lục địa nhỏ. Các nhà sử học gọi lục địa này bằng cái tên chung là Atlantis.

    Khoa học kỹ thuật phát triển và đạt tới đỉnh cao ở nền vǎn minh Atlantis. Không phải ngẫu nhiên khi trong tác phẩm viễn tưởng Cư dân của hai hành tinh (A Dweller On Two Planets - xuất bản lần đầu nǎm 1884, tái bản nǎm 1940), tác giả Frederick Spencer Oliver (người Mỹ) đã giả định những phát minh của thời Atlantis như điều hoà nhiệt độ, đèn chân không, súng bắn điện, thiết bị lọc nước từ không khí .

    3. Đế chế Rama (Ấn Độ)

    Khác với các nền vǎn minh khác như Trung Quốc, Ai Cập, Trung Mỹ hay Peru, tài liệu về đế chế Rama của Ấn Độ vẫn được bảo quản khá đầy đủ. Trong thời gian khá dài, con người đã tin rằng nền vǎn minh cực thịnh của Ấn Độ có niên đại chỉ khoảng nǎm 500 trước Công nguyên- chỉ 200 nǎm trước cuộc xâm lǎng của Alexander Đại đế. Tuy nhiên, việc phát hiện ra quần thể thành phố Mohenjo Daro và Harappa ở thung lũng Indus (nay thuộc Pakistan) đã trả về cho lịch sử nền vǎn minh Rama hàng nghìn nǎm niên đại. Thông qua nghiên cứu quần thể di tích, các nhà khảo cổ phải thán phục tư duy kiến thiết của cư dân Rama. Quy hoạch đô thị được phát triển rất công phu. Hệ thống cấp thoát nước thậm chí còn hiện đại hơn cả nhiều thành phố lớn của Ấn Độ, Pakistan và nhiều quốc gia châu Á khác thời hiện đại.

    4. Nền vǎn minh Địa Trung Hải

    Trong thời cực thịnh của nền vǎn minh Atlantis và Rama, Địa Trung Hải còn là một thung lũng rộng và cằn cỗi. Phát triển trước đế chế Ai Cập, nền vǎn minh Địa Trung Hải còn được biết tới với cái tên nền vǎn minh Osirian. Sông Nil - lúc đó mang tên Stix, không chảy vào biển Địa Trung Hải như bây giờ mà đổ vào vùng đồng bằng Nil phía Bắc Ai Cập, chuyển hướng Tây vào thung lũng Địa Trung Hải. Cuối thời đại Atlantis, nước tràn vào vùng lòng chảo Địa Trung Hải, phá huỷ các thành phố lớn của Osirian buộc cư dân phải di dời lên các vùng cao. Giả định này giúp lý giải phần nào những mẫu đá xây dựng tìm thấy trong các cuộc khảo cổ các vùng ven Địa Trung Hải.

    Cũng theo các di chỉ khảo cổ, có ít nhất 200 thành phố đã bị nhấn chìm trong cơn biến động này. Nền vǎn minh Ai Cập, cùng với các nền vǎn minh Minoan và Mycenean ở Crete và Greece kế thừa phần nào ánh hào quang của Osirian.

    Truyền thuyết còn nhắc tới những phương tiện giao thông có khả nǎng bay qua các vách đá cheo leo hoặc lặn sâu xuống biển. Không phải tất cả đều là sự thật nhưng những câu truyện này cũng phần nào khẳng định được sự phát triển của nền vǎn minh Osirian.

    Tại Ba'albek (Lebanon), các nhà khảo cổ còn tìm thấy rất nhiều phiến đá có niên đại Osirian. Trong số đó, có cả những phiến đá dài gần 30m, dày 4m và nặng tới 1.500 tấn!

    5. Nền vǎn minh Uiger

    Vùng đất cằn cỗi trên hoang mạc Gobi đã từng chứng kiến thời cực thịnh của một nền vǎn minh lớn- nền vǎn minh Uiger.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...