Tài liệu 698 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Pháp luật đại cương (có đáp án)

Thảo luận trong 'Pháp Luật Đại Cương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PART 1 : TỪ 001 -> 200
    Câu 1. Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam:

    A. Do nhân dân bầu
    B. Do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước
    C. Do Chủ tịch nước giới thiệu
    D. Do Chính phủ bầu
    => B. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội

    Câu 2. Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam:

    A. Pháp lệnh
    B. Luật
    C.Hiến pháp
    D. Nghị quyết
    => C. Hiến pháp

    Câu 3. Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản của C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”.
    Đại từ nhân xưng “các ông” trong câu nói trên muốn chỉ ai?:

    A. Các nhà làm luật
    B. Quốc hội, nghị viện
    C. Nhà nước, giai cấp thống trị
    D. Chính phủ
    => C. giai cấp thống trị

    Câu 4. Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua mấy kiểu pháp luật:

    A. 2 kiểu pháp luật
    B. 3 kiểu pháp luật
    C. 4 kiểu pháp luật
    D. 5 kiểu pháp luật
    => C. 4 kiểu trong đó có 3 kiểu có g/c thống trị & bị trị: chủ nô, phong kiến, tư sản + kiểu PL nhà nước XHCN

    Câu 5. Đạo luật nào dưới đây quy định một cách cơ bản về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội và tổ chức bộ máy nhà nước.

    A. Luật tổ chức Quốc hội
    B. Luật tổ chức Chính phủ
    C. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND
    D. Hiến pháp
    => D. Hiến pháp

    Câu 6. Quy phạm pháp luật là cách xử sự do nhà nước quy định để:

    A. Áp dụng trong một hoàn cảnh cụ thể.
    C. Cả A và B đều đúng
    B. Áp dụng trong nhiều hoàn cảnh.
    D. Cả A và B đều sai
    => QPPL là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung. B.

    Câu 7. Đặc điểm của các quy phạm xã hội (tập quán, tín điều tôn giáo) thời kỳ CXNT:

    A. Thể hiện ý chí chung, phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, thị tộc, bộ lạc; Mang tính manh mún, tản mạn và chỉ có hiệu lực trong phạm vi thị tộc - bộ lạc.
    B. Mang nội dung, tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, tính cộng đồng, bình đẳng, nhưng nhiều quy phạm xã hội có nội dung lạc hậu, thể hiện lối sống hoang dã.
    C. Được thực hiện tự nguyện trên cơ sở thói quen, niềm tin tự nhiên, nhiều khi cũng cần sự cưỡng chế, nhưng không do một bộ máy chuyên nghiệp thực hiện mà do toàn thị tộc tự tổ chức thực hiện.
    D. Cả A, B và C đều đúng.
    => D

    Câu 8. Mỗi một điều luật:

    A. Có thể có đầy đủ cả ba yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật.
    B. Có thể chỉ có hai yếu tố cấu thành Quy phạm pháp luật
    C. Có thể chỉ có một yếu tố cấu thành Quy phạm pháp luật -> Quy phạm định nghĩa
    D. Cả A, B và C đều đúng
    => D.

    Câu 9. Khẳng định nào là đúng:

    A. Trong các loại nguồn của pháp luật, chỉ có VBPL là nguồn của pháp luật Việt Nam.
    B. Trong các loại nguồn của pháp luật, chỉ có VBPL và tập quán pháp là nguồn của pháp luật Việt Nam.
    C. Trong các loại nguồn của pháp luật, chỉ có VBPL và tiền lệ pháp là nguồn của pháp luật Việt Nam. D. Cả A, B và C đều sai
    => D. Sai hết vì nguồn của pháp luật Viet Nam từ đường lối chính sách của Đảng, từ các thông ước quốc tế mà VN có ký kết,

    Câu 10. Cơ quan nào có thẩm quyền hạn chế năng lực hành vi của công dân:

    A. Viện kiểm sát nhân dân
    B. Tòa án nhân dân
    C. Hội đồng nhân dân; UBND
    D. Quốc hội
    => B. Chỉ có tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định hạn chế năng lực hành vi của công dân.

    Câu 11. Trong một nhà nước:

    A. NLPL của các chủ thể là giống nhau.
    B. NLPL của các chủ thể là khác nhau.
    C. NLPL của các chủ thể có thể giống nhau, có thể khác nhau, tùy theo từng trường hợp cụ thể.
    D. Cả A, B và C đều sai

    Câu 12. Chức năng nào không phải là chức năng của pháp luật:

    A. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội
    B. Chức năng xây dựng và bảo vệ tổ quốc
    C. Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội
    D. Chức năng giáo dục
    => Hai chức năng chính là : điều chỉnh các quan hệ xã hội & giáo dục tác động ý thức của con người.

    Câu 13. Các thuộc tính của pháp luật là:

    A. Tính bắt buộc chung (hay tính quy phạm phổ biến)
    C. Cả A và B đều đúng
    B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
    D. Cả A và B đều sai
    => C sai. A,B đều sai vì A vẫn còn thiếu ý => D. đúng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...