Tài liệu 65 năm – một chặng đường lịch sử vẻ vang của Quốc hội Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    65 năm – một chặng đường lịch sử vẻ vang của Quốc hội Việt Nam









    Đại hội quốc dân tại đình Tân Trào ngày 16-8-1945, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ


    trì.




    Cách đây 65 năm, ngày 06/01/1946, chỉ sau 5 tháng giành được độc lập, trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo hết sức tài tình và sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam mới bằng phương thức bầu cử dân chủ, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Sự kiện trọng đại này đã đi vào lịch sử nước ta như một mốc son chói lọi, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước ta, mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta chẳng những đã trở thành một quốc gia độc lập mà còn có cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, thay mặt nhân dân quyết định những công việc hệ trọng của đất nước. Đó là “kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, . là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”1.

    Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 là thắng lợi của tinh thần yêu nước của toàn dân Việt Nam; thắng lợi của chính thể dân chủ cộng hoà lần đầu tiên được thiết lập trên đất nước Việt Nam. Đó là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn, của chính sách đại đoàn kết dân tộc, của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền. Có thể nói, kể từ bản Yêu sách của nhân dân An Nam (năm 1919) đến Quốc dân Đại hội Tân Trào (1945), rồi đến Quốc hội khóa I (1946), tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền đã được phát triển và cụ thể hoá từng bước bằng những việc làm từ thấp đến cao, và cuối cùng đã biến thành hiện thực sinh động.


    *




    * *




    Ngay sau khi ra đời, Quốc hội khóa I (1946-1960) đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc củng cố nền độc lập, xây dựng Nhà nước dân chủ cộng hòa, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Những năm đầu sau khi hòa bình lập lại, Quốc hội đã thông qua các kế hoạch khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, đưa miền Bắc tiến dần trên con đường xã hội chủ nghĩa, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, tạo thế và lực cho cách mạng miền Nam tiến lên. Trong 14 năm hoạt động, Quốc hội khóa I đã xem xét và ban hành Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, 11 đạo luật và 50 nghị quyết, nhất là trong việc thành lập Chính phủ hợp hiến, hợp pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và bảo đảm cho Chính phủ đủ uy tín, hiệu lực để tổ chức nhân dân kháng chiến, kiến quốc, thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại.


    Trong thời kỳ 1960-1980 với 5 khóa Quốc hội, hoạt động theo Hiến pháp 1959, Quốc hội đã phát huy vai trò quan trọng của mình trong việc động viên sức người, sức của để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền

    Nam, thống nhất đất nước. Quốc hội đã từng bước mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước anh em, bè bạn trên thế giới nhằm tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình đối với cuộc kháng chiến của dân tộc.


    Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, kể từ khóa VI (1976-1981), chúng ta có Quốc hội chung của cả nước. Quốc hội đã ban hành những quyết định hết sức quan trọng nhằm tiếp tục củng cố và phát huy thành quả của cách mạng, xây dựng Nhà nước Việt Nam thống nhất, trong đó có Hiến pháp năm 1980, các đạo luật và nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đây là cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động của bộ máy nhà nước và toàn xã hội trong điều kiện cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.


    Trong những năm 1980-1992, hoạt động theo Hiến pháp năm 1980, chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội được xác định đầy đủ và cụ thể hơn. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, mục tiêu phát triển kinh tế và văn hóa, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Ngoài các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước được ban hành mới theo Hiến pháp năm 1980, lần đầu tiên Quốc hội đã ban hành Bộ luật Hình sự (1985), Luật Hôn nhân và gia đình (1986), thể hiện bước phát triển đáng kể trong hoạt động lập pháp của Quốc hội.


    Bước vào thời kỳ Đổi mới, từ năm 1986 đến nay, vị trí, vai trò của Quốc hội ngày càng được khẳng định; uy tín của Quốc hội ngày càng được nâng cao. Quốc hội chú trọng và chủ động hơn trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, mục tiêu quốc gia,

    bảo đảm an ninh - quốc phòng và về tổ chức bộ máy, nhân sự của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...