Chuyên Đề 60 năm xây dựng ngành tòa án quân sự nhà nước việt nam xã hội chủ nghĩa, thành tựu trong hoạt động x

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Sự hình thành và phát triển của ngành Tòa án quân sự nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
    Quá trình ra đời và phát triển của các TAQS nước ta từ năm 1945 đến nay gắn liền với quá trình phát triển của Cánh mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể phân thành quá trình phát triển của các TAQS Việt Nam thành các giai đoạn cơ bản sau đây:
    - Giai đoạn 1945 - 1960: Xuất phát từ học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Toà án nói chung và TAQS nói riêng là công cụ hữu hiệu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động để kịp thời trấn áp sự phản kháng của bọn phản cách mạng và tội phạm nhằm bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ, quyền và lợi Ých hợp pháp của công dân, giữ vững nền độc lập của dân tộc; bảo vệ chính quyền cách mạng, sức mạnh chiến đấu của quân đội, giữ vững an ninh trật tự xã hội cho nhân dân. Vì vậy, ngay sau khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 33C-SL về việc thành lập các TAQS trong phạm vi cả nước.
    Theo Sắc lệnh này, các TAQS có thẩm quyền xét xử tất cả các người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trừ khi phạm nhân là binh sỹ thì thuộc về nhà binh tự xử lấy theo quân luật (Điều 2). Ngày 15/01/1946, Chính phủ ra Sắc lệnh số 07/SL bổ sung thẩm quyền xét xử cho các TAQS xét xử cả những việc bắt cóc tống tiền, ám sát và những tội phạm khác.
    Do khó khăn phức tạp về thông tin liên lạc trong điều kiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên phạm vi cả nước, để kịp thời bảo vệ sức mạnh chiến đấu của quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/8/1946 (về thành lập Tòa án binh lâm thời đặt trụ sở tại Hà Nội), Sắc lệnh số 19/SL ngày 16/02/1947 và Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp ban hành Thông lệnh số 60 ngày 28/5/1947 thành lập các Toà án binh trên toàn cõi Việt Nam. Theo các văn bản này, các Toà án binh gồm một Chánh án và hai Hội thẩm; một uỷ viên chính phủ buộc tội và một lục sự ghi chép và có thẩm quyền xét xử các quân nhân và thường dân phạm bất cứ tội gì gây thiệt hại cho quân đội. Cũng như các TAQS, các Tòa án binh không phải là cơ quan chuyên trách mà chỉ thành lập khi có vụ việc xảy ra.
    Cán bộ làm công tác xét xử của các TAQS và Toà án binh chủ yếu do những cán bộ chỉ huy trong quân đội kiêm nhiệm (trừ một Hội thẩm chuyên môn do cơ quan tư pháp cử ra). Do pháp luật của Nhà nước ta ban hành còn rất Ýt, nên khi xét xử các TAQS, các Toà án binh vừa phải vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước dân chủ cộng hòa, vừa phải vận dụng các quy định pháp luật của chế độ cũ, nếu các quy định đó không trái với chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa. Các Tòa án binh vừa làm công tác xét xử, vừa làm công tác điều tra, truy tố, quản lý, giáo dục phạm nhân, tuyên truyÒn giáo dục pháp luật. Những quyết nghị của TAQS và Toà án binh sẽ đem thi hành ngay, không ai có quyền chống án, trừ trường hợp bản án tuyên xử tử thì tội nhân có quyền đệ đơn lên Chủ tịch Chính phủ xin ân giảm. Các TAQS và Toà án binh là tiền thân của các TAQS sau này.
    - Giai đoạn 1960 - 1986: Hiến pháp năm 1959 và Luật Tổ chức TAND năm 1960 được ban hành, trong đó khẳng định rõ các TAQS thuộc hệ thống TAND là cơ quan xét xử của Nhà nước được tổ chức trong quân đội, chịu sự giám đốc xét xử của cơ quan cao nhất là TANDTC và được tổ chức theo những quy định riêng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng và phát triển hệ thống TAQS thống nhất gồm hai cấp: gồm TAQS Trung ương, các TAQS quân khu, quân chủng. Hệ thống tổ chức TAQS hai cấp được duy trì trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho đến khi ban hành Pháp lệnh tổ chức TAQS năm 1986.
    Các TAQS quân khu, quân chủng có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền theo Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/8/1946 và Thông lệnh sè 60 ngày 28/5/1947. TAQS Trung ương thực hiện chức năng chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của các TAQS cấp dưới. Đội ngũ cán bộ chuyên trách của các TAQS các cấp được hình thành và từng bước phát triển. Đến năm 1962, các TAQS được tăng cường, các Thẩm phán chuyên trách và cử ra HTQN để tham gia xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền. Các chức vụ như Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán TAQS các cấp đều do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ TAQS ngày càng được quan tâm và từng bước nâng cao. Sau khi đất nước thống nhất, các TAQS được xây dựng thành một hệ thống thống nhất trong toàn quân. Biên chế, tổ chức và đội ngũ cán bộ chuyên trách của các TAQS ngày càng ổn định. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn được chú trọng, một số cán bộ TAQS được gửi đi đào tạo trong nước và nước ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...