Tiểu Luận 59 câu hỏi đáp thi môn kinh tế chính trị - phần thứ 2

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 33: Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

    Trả lời:

    * Dự đoán của Mác và Ănghen về phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.
    - Tính tất yếu khách quan của sự ra đời phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa:
    + Cơ sở lý luận.
    Xuất phát từ thế giới quan duy vật lịch sử, Mác và Ăngghen cho rằng sự biến đổi của chế độ xã hội trong lịch sử là quá trình phát triển lịch sử tự nhiên.
    Dựa trên quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến phương thức sản xuất mới Cộng sản chủ nghĩa (CSCN) ra đời thay thế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (PTSX TBCN).
    + Cơ sở thực tiễn.
    Dựa trên những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản (CNTB), mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất (TLSX), Mác và Ănghen đã cho rằng quá trình phát triển của CNTB không thể xoá bỏ tính chất tư hữu tư nhân.
    Nó không chỉ tạo ra những tiền đề xã hội mà quan trọng là đã tạo ra những tiền đề vật chất, kinh tế cho sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản.
    + Từ cơ sở trên C.Mác và Ph.Ăng Ghen đã đưa ra kết luận: Phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ thay thế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là một tất yếu khách quan phù hợp với quy luật.
    - Những đặc trưng kinh tế-xã hội cơ bản của chủ nghĩa cộng sản:
    Mác và Ăngghen đã phác họa ra những đặc trưng cơ bản của xã hội cộng sản chủ nghĩa và cho rằng đây là một xã hội đã phát triển dựa trên những cơ sở của chính nó, chứ không phải của một xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa mà ra. Xã hội cộng sản chủ nghĩa phải là một xã hội sẽ có những đặc trưng cơ bản sau:
    + Lực lượng sản xuất xã hội phát triển cao.
    + Chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu.
    + Sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội.
    + Nền sản xuất được tiến hành một cách kế hoạch thống nhất, không còn sản xuất hàng hoá.
    + Sự phân phối sản phẩm bình đẳng.
    + Xoá bỏ sự đối lập giữa thành thị với nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
    - Các giai đoạn của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa
    Để xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa với những đặc trưng kinh tế-xã hội cơ bản như trên, theo C.Mác cần phải phát triển qua hai giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc trưng riêng:
    + Giai đoạn thấp hay giai đoạn đầu (sau này Lênin gọi là CNXH). Theo C.Mác: "Trong giai đoạn này xã hội cộng sản chưa phát triển cơ sở chính nó, do đó về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần còn mang dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra” (Phê phán Cương lĩnh Gô-ta). Đặc trưng của giai đoạn này là: Trình độ xã hội hoá thấp; sở hữu về tư liệu sản xuất tồn tại dưới hai hình thức: toàn dân và tập thể; lao động vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ; còn giai cấp, còn sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay; còn sản xuất hàng hoá
    + Giai đoạn sau hay giai đoạn cao (sau này Lênin gọi là chủ nghĩa cộng sản). Theo Mác và Ăngghen, trong giai đoạn này “sự phụ thuộc có tính nô dịch vào phân công lao động không còn nữa, sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay cũng không còn nữa, của cải xã hội dồi dào, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, con người phát triển hoàn toàn tự do”. Đặc trưng của giai đoạn này là: Trình độ xã hội hoá cao; sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất; lao động trở thành nhu cầu của cuộc sống, con người được phát triển toàn diện; không còn tồn tại giai cấp, không còn sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, không còn sản xuất hàng hoá.
    * Quan điểm của Lênin về CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH.
    - Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH.
    Do phát hiện ra tính quy luật phát triển không đồng đều của CNTB ở trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, Lênin kết luận: Cách mạng vô sản chỉ có thể nổ ra và thắng lợi ở một số hoặc thậm chí một nước TBCN , nhưng nơi đó phải là khâu yếu nhất của sợi dây độc quyền chủ nghĩa. Lênin đã nêu ra lý luận về thời đại mới, đó là thời đại quá độ tiến lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng cách mạng tháng Mười Nga thành công. Lênin cũng chỉ rõ: Việc giành chính quyền là điều kiện tiên quyết để xây dựng nền kinh tế XHCN.
    Vận dụng học thuyết của C.Mác vào công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô trước đây, Lênin đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên CNXH.
    - Lý luận về thời kỳ quá độ:
    Theo Lênin, thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan, bất cứ quốc gia nào đi lên CNXH đều phải trải qua, kể cả các nước có nền kinh tế rất phát triển.
    + Thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội cũ sang xã hội mới. Bất kỳ xã hội nào chuyển lên xã hội cao hơn đều phải trải qua một thời kỳ quá độ.
    + Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện từ xã hội cũ thành xã hội mới: chủ nghĩa xã hội.
    + Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được quy định bởi đặc điểm ra đời, phát triển của cách mạng vô sản và những đặc trưng kinh tế, xã hội của CNXH. Đặc điểm của cuộc cách mạng vô sản là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để. Đặc trưng kinh tế-xã hội của CNXH: quan hệ sản xuất XHCN dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất nên không thể tự phát ra đời trong xã hội tư bản được mà chỉ ra đời khi cách mạng vô sản thành công, nhà nước vô sản được thiết lập, có lực lượng sản xuất phát triển cao và xóa bỏ tận gốc người bóc lột người.
    + Tùy từng nước mà thời kỳ quá độ có thể dài ngắn khác nhau. Nó chỉ kết thúc khi xây dựng xong cơ bản cơ sở cho chủ nghĩa xã hội. Có hai loại quá độ: Một là, quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH, đây là quá độ tuần tự, phù hợp với quy luật chung của lịch sử loài người; hai là, quá độ từ các nước tiền tư bản đi lên CNXH (bỏ qua chế độ TBCN) - đây là quá độ đặc thù. Điều kiện để có thể bỏ qua:
    Điều kiện khách quan: Các nước XHCN tiên tiến giúp đỡ.
    Điều kiện chủ quan: Giai cấp công nhân phải giành được chính quyền, phải xây dựng được khối công-nông liên minh vững chắc .
    - Đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH.
    Đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần và tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau nhưng vị trí, cơ cấu và tính chất của các giai cấp trong xã hội đã thay đổi một cách sâu sắc.
    Trong thời kỳ quá độ sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là khách quan và lâu dài, và tương ứng với nó có nhiều giai cấp. Mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ lên CNXH là mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB. CNXH đã giành thắng lợi nhưng còn non yếu còn CNTB đã bị thất bại nhưng vẫn còn khả năng khôi phục. Vì vậy, có thể nói thời kỳ quá độ là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa CNXH và CNTB.

    Câu 34: Phân tích tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

    Trả lời:

    * Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
    - Bất cứ nước nào tiến lên CNXH đều phải trải qua thời kỳ quá độ, điều này do đặc điểm ra đời của quan hệ sản xuất XHCN và tính chất của cách mạng XHCN quyết định. Vì vậy sau khi miền Bắc được giải phóng, Đảng ta đã xác định miền Bắc tiến lên CNXH và sau khi cả nước thống nhất, Đảng ta vẫn khẳng định cả nước cùng quá độ tiến lên CNXH. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử, bởi vì:
    + Một là, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử, phù hợp với xu thế của thời đại.
    + Hai là, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội không chỉ phù hợp với xu thế của thời đại, mà còn phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam: cách mạng dân tộc, dân chủ gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    * Đặc điểm của thời kỳ quá độ ở Việt Nam
    - Sau năm 1975, cả nước cùng tiến hành cách mạng XHCN. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội và nền độc lập của nhân dân ta” ). Với thực trạng như vây, nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài và sẽ gặp những khó khăn, trở ngại.
    Như vậy, đặc điểm đặc trưng bao trùm nhất của thời kỳ quá độ ở nước ta là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhưng, thế nào là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ? Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”
    Điều đó có nghĩa là chúng ta chỉ bỏ qua sự phát triển chế độ chính trị TBCN với tư cách là chế độ chính trị thống trị và bỏ qua quan hệ sản xuất TBCN với tư cách là quan hệ sản xuất thống trị, còn những quy luật của sự phát triển LLSX, thành tựu cách mạng KHCN của kinh tế thị trường mà nhân loại đã đạt được trong chế độ TBCN thì chúng ta không được bỏ qua.
    Bỏ qua chế độ tư bản là phát triển theo con đường "rút ngắn" quá trình lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng "rút ngắn" không phải là chúng ta đốt cháy giai đoạn, duy ý chí, coi thường quy luật.
    Theo Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là thời kỳ lịch sử mà “nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho CNXH . tiến dần lên CNXH, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng XHCN, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”.

    Câu 35 : Phân tích những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

    Trả lời:

    * Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ, nhằm xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
    - Nói đến phát triển lực lượng sản xuất là phải nói đến sự phát triển của tư liệu sản xuất, mà phát triển tư liệu sản xuất cũng là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, trang bị khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại, tiên tiến cho các ngành kinh tế quốc dân và có khả năng hội nhập vào thị trường thế giới.
    - Trong lực lượng sản xuất còn có một yếu tố nữa đó là người lao động, là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, đồng thời cũng là mục đích của nền sản xuất xã hội. Cho nên nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ này là phải xây dựng đội ngũ lao động có khả năng sử dụng và quản lý nền sản xuất xã hội cao và kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất. Bác Hồ nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa".
    - Đảng ta khẳng định: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
    Như vậy, CNH, HĐH đất nước là nhiệm vụ trung tâm và có tính chất quy luật của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở những nước lạc hậu. Cũng từ đó mới có thể xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho một nền sản xuất lớn hiện đại của chủ nghĩa xã hội , mới nâng cao năng suất lao động, mới cải thiện được đời sống nhân dân, phúc lợi xã hội tăng lên, kinh tế-xã hội phát triển, đất nước giàu mạnh.
    - Tuy nhiên chiến lược, nội dung hình thức, bước đi, tốc độ, biện pháp để thực hiện CNH, HĐH đất nước ở mỗi thời kỳ, mỗi nước phải đều xuất phát từ điều kiện cụ thể. Như trong điều kiện hiện nay, nước ta phải tận dụng thời cơ toàn cầu hóa, vấn đề hội nhập nền kinh tế tri thức, . để phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dòng chảy công nghiệp hiện đại vào nước ta. Tận dụng vốn kỹ thuật công nghệ, thị trường ở bên ngoài nhằm phát huy nguồn nội lực và những tiềm năng bên trong.
    * Xây dựng từng bước quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN
    Quá trình CNH, HĐH đã tạo ra một bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, vì vậy xây dựng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một tất yếu khách quan. Xây dựng quan hệ sản xuất mới định hướng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
    - Một là, quan hệ sản xuất mới được xây dựng phải dựa trên kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất.
    - Hai là, quan hệ sản xuất biểu hiện trên ba mặt: Sở hữu tư liệu sản xuất (trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nòng cốt); tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm. Do đó, quan hệ sản xuất mới phải được xây dựng một cách đồng bộ trên cả ba mặt đó.
    - Ba là, tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính đúng đắn của quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là ở hiệu quả của nó như: thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất; cải thiện đời sống nhân dân; thực hiện công bằng xã hội.
    * Mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế quốc tế
    - Đứng trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật -công nghệ, nền kinh tế nước ta không thể khép kín mà phải mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, đây là một xu hướng tất yếu của thời đại ngày nay khi chúng ta đã là thành viên của WTO.
    - Việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm mục đích tranh thủ vốn, khoa học kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nước phát triển và các tổ chức phi chính phủ trên thế giới, kết hợp sức mạnh đoàn kết với xu hướng của thời đại để nước ta tiến nhanh.
    - Để mở rộng và nâng cao hiệu quan hệ kinh tế quốc tế, chúng ta phải:
    + Từng bước nâng cao sức cạnh tranh quốc tế.
    + Tích cực khai thác thị trường thế giới, tối ưu hóa cơ cấu xuất khẩu.
    + Tích cực tham gia hợp tác kinh tế khu vực và hệ thống mậu dịch đa phương toàn cầu.
    + Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa quan hệ kinh tế đối ngoại với độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh bảo vệ vệ an ninh kinh tế quốc gia.
    - Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế cũng phải thấy rằng, đây là một quá trình vừa có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức khó khăn. Vì vậy, cần xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa mở rộng kinh tế quốc tế với giữ vững độc lập tự chủ, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

    Câu 36: Phân tích tính tất yếu của sự đa dạng hóa loại hình sở hữu và tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.

    Đến câu 59 trong Giao trình kinh tế chính trị Mác - Lênin
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...