Tài liệu 4 đề thi thử tốt nghiệp thpt 2012 – môn hóa học

Thảo luận trong 'Ôn Thi Tốt Nghiệp' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2012 – MÔN HÓA
    Câu 1: Cho 0,1 mol anilin phản ứng với dung dịch HCl dư. Khối lượng chất rắn thu được sau khi cô cạn dung dịch là:
    A. 12,95 gam. B. 25,9 gam. C. 6,47 gam. D. 19,25 gam.
    Câu 2: Khẳng định đúng về tính chất của 2 kim loại Al và Fe là:
    A. Tính khử của Al và Fe bằng nhau.
    B. Tính khử của Fe mạnh hơn Al.
    C. Tính khử của Al và Fe phụ thuộc vào chất tác dụng nên không thể so sánh.
    D. Tính khử của Al mạnh hơn Fe.
    Câu 3: Trong bảng tuần hoàn nhóm chỉ gồm toàn nguyên tố kim loại là:
    A. nhóm IA (trừ hiđro) nhóm IIA, IIIA. B. nhóm IA (trừ hiđro) nhóm IIA, IIIA, IVA.
    C. nhóm IA (trừ hiđro) và nhóm IIA. D. nhóm IA (trừ hiđro) và IIIA.
    Câu 4: Vỏ tàu biển bằng thép người ta thường gắn thêm các tấm Zn nhằm mục đích chính là:
    A. Bảo vệ vỏ tàu không bị ăn mòn điện hóa. B. Tăng vẽ mĩ quan cho vỏ tàu.
    C. Tăng độ bền cơ học cho vỏ tàu. D. Tăng vận tốc lướt sóng của tàu.
    Câu 5: Phản ứng thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm là:
    A. 2Al + Cr[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB] [​IMG] 2Cr + Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB]. B. Al + 6HNO[SUB]3[/SUB] [​IMG] Al(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]3[/SUB] + 3NO[SUB]2[/SUB] + 3H[SUB]2[/SUB]O.
    C. 6C + 2Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB] [​IMG] 3CO[SUB]2[/SUB] + Al[SUB]4[/SUB]C[SUB]3[/SUB]. D. 4Al + 3O[SUB]2[/SUB] [​IMG] 2Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB].
    Câu 6: Chất không tham gia phản ứng thuỷ phân là:
    A. Sacarozơ.                   B. Tinh bột.                     C. Xenlulozơ.                   D. Glucozơ.
    Câu 7: Trong các polime: xenlulozơ, polietilen, poli (vinyl clorua), cao su buna. Polime không gây ô nhiễm môi trường là:
    A. cao su buna. B. xenlulozơ. C. polietilen. D. poli (vinyl clorua).
    Câu 8: Hòa tan m gam Na kim loại vào nước thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A cần 100 ml dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4 [/SUB]1M. Giá trị của m là:
    A. 6,5 gam. B. 4,6 gam. C. 9,2 gam. D. 2,3 gam.
    Câu 9: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO[SUB]4[/SUB], phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhe, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6 gam. Nồng độ mol ban đầu của dung dịch CuSO[SUB]4[/SUB] là:
    A. 1,5M. B. 1M. C. 0,5M. D. 2M .
    Câu 10: Mỗi phân tử glucozơ có số nguyên tử hiđro là:
    A. 6. B. 12. C. 11. D. 22.
    Câu 11: Hòa tan 1mol HCl vào nước được dung dịch X. Cho vào dung dịch X 300 gam dung dịch NaOH 10%. Dung dịch thu được có môi trường:
    A. không xác định được. B. kiềm. C. axit. D. trung hòa.
    Câu 12: Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no, đơn chức và ancol no, đơn chức phản ứng hết với 100ml dung dịch NaOH 1M. Tên của este đó là:
    A. propyl fomat. B. metyl fomat.                C. metyl axetat. D. etyl axetat.
    Câu 13: Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường được gọi là:
    A. sự khử kim loại. B. sự ăn mòn điện hóa. C. sự ăn mòn hóa học. D. sự ăn mòn kim loại.
    Câu 14: Chất có thể làm mềm nước cứng có tính cứng vĩnh cửu là:
    A. NaOH. B. HCl. C. NaCl. D. Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB].
    Câu 15: Nhựa PVC (poli (vinyl clorua) được diều chế bằng cách:
    A. Đồng trùng hợp benzen và axetilen. B. Đồng trùng hợp stiren và poli buta-1,3-đien.
    C. Trùng hợp etilen. D. Trùng hợp vinyl clorua.
    Câu 16: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
    A. etilen. B. isopren. C. toluen. D. metyl metacrylat.
    Câu 17: Một trong những điểm khác nhau giữa protein với cacbohiđrat và lipit là:
    A. Protein luôn luôn có khối lượng phân tử lớn. B. Phân tử protein có nhóm chức OH.
    C. Protein luôn là những chất hữu cơ no. D. Phân tử protein luôn luôn có chứa nguyên tử nitơ.
    Câu 18: Cho 3,9 gam kali vào nước thu được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch KOH là:
    A. 2,0M. B. 0,75M. C. 0,5M. D. 1,0M.
    Câu 19: Thể tích khí H[SUB]2[/SUB] thu được (ở đktc) khi cho 13,80 gam Na kim loại phản ứng hết với H[SUB]2[/SUB]O là:
    A. 13,44 lít .                     B. 6,72 lít.                 B    C. 5,60 lít.                        D. 2,24 lít.
    Câu 20: Khi xà phòng hóa etyl axetat thì thu được muối và:
    A. CH≡ CH. B. C[SUB]2[/SUB]H[SUB]5[/SUB]OH. C. CH[SUB]2[/SUB]=CH[SUB]2[/SUB]. D. CH[SUB]3[/SUB]OH.
    Câu 21: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ xúc tác thích hợp là:
    A. b - aminoaxit.              B. axit cacboxylic. C. a - aminoaxit.              D. este.
    Câu 22: Nối một dây kim loại Cu với một dây kim loại Fe rồi nhúng vào dung dịch HCl ta thấy:
    A. Fe và Cu đều không bị ăn mòn. B. Fe và Cu cùng bị ăn mòn.
    C. Fe bị ăn mòn trước. D. Cu bị ăn mòn trước.
    Câu 23: Cho 3,1gam metylamin (CH[SUB]3[/SUB]NH[SUB]2[/SUB]) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Khối lượng muối (CH[SUB]3[/SUB]NH[SUB]3[/SUB]Cl) thu được là: A. 8,15 gam. B. 7,65 gam. C. 6,75 gam. D. 8,10 gam.
    Câu 24: Thứ tự sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại là:
    A. Cu[SUP]2+[/SUP]< Ag[SUP]+[/SUP] < Fe[SUP]2+[/SUP].       B. Fe[SUP]2+[/SUP] < Cu[SUP]2+[/SUP]< Ag[SUP]+[/SUP].       C. Ag[SUP]+[/SUP] < Cu[SUP]2+[/SUP]< Fe[SUP]2+[/SUP].       D. Cu[SUP]2+[/SUP]< Fe[SUP]2+[/SUP] < Ag[SUP]+[/SUP].
    Câu 25: Đun nóng một bột Fe trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình một lượng dư dung dịch HCl, người ta thu được dung dịch X. Trong dung dịch X có các chất:
    A. FeCl[SUB]2[/SUB], FeCl[SUB]3[/SUB], HCl. B. FeCl[SUB]2[/SUB], HCl. C. FeCl[SUB]3[/SUB], HCl. D. FeCl[SUB]2[/SUB], FeCl[SUB]3[/SUB].
    Câu 26: Khối lượng kết tủa Ag hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung dịch chứa 9 gam glucozơ là:
    A. 10,8 gam. B. 5,04 gam. C. 1,08 gam. D. 2,7 gam.
    Câu 27: Hợp chất không có tính lưỡng tính là:
    A. Zn(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]. B. ZnO. C. ZnSO[SUB]4[/SUB]. D. Zn(OH)[SUB]2[/SUB].
    Câu 28: Sự tăng nồng độ của các chất CO, CO[SUB]2[/SUB], SO[SUB]2[/SUB], H[SUB]2[/SUB]S, . gây ra hiện tượng [SUP]“[/SUP]hiệu ứng nhà kính” sẽ:
    A. không gây hạn hán, lũ lụt.                                    B. làm cho nhiệt độ của trái đất nóng lên.
    C. làm cho nhiệt độ của trái đất hạ xuống thấp.        D. không ảnh hưởng gì đến nhiệt độ của trái đất.
    Câu 29: Nước cứng là nước có chứa nhiều ion:
    A. Ca[SUP]2+[/SUP] và Mg[SUP]2+[/SUP].             B. K[SUP]+[/SUP] và Ba[SUP]2+[/SUP].                C. Na[SUP]+[/SUP] và Mg[SUP]2+[/SUP].              D. Ba[SUP]2+[/SUP] và Ca[SUP]2+[/SUP].
    Câu 30: Trong các khẳng định sau, khẳng định không đúng là:
    A. Dung dịch glucozơ cho phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO[SUB]3[/SUB]/NH[SUB]3[/SUB].
    B. Màu tím tạo bởi iốt với tinh bột sẽ mất đi khi đun nóng dung dịch tinh bột.
    C. Dung dịch saccarozơ cho phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO[SUB]3[/SUB]/NH[SUB]3[/SUB].
    D. Xenlulozơ là một polime tự nhiên.
    Câu 31: Cấu hình electron của ion Fe[SUP]2+ [/SUP]là:
    A. [Ar] 3d[SUP]6[/SUP]. B. [Ar] 3d[SUP]5[/SUP]. C. [Ar] 3d[SUP]4[/SUP]. D. [Ar] 3d[SUP]3[/SUP].
    Câu 32: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A và B nằm ở hai chu kì kế tiếp nhau. Lấy 3,1 gam X hòa tan hết vào nước thu được 1,12 lít khí hiđro (ở đktc). A và B là:
    A. Na, K. B. Rb, Ca. C. Li, Na. D. Ca, Rb.
    Câu 33: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là:
    A. tính oxi hóa. B. tính bị khử và bị oxi hóa. C. tính oxi hóa và tính khử. D. tính khử.
    Câu 34: Một este có công thức phân tử là C[SUB]3[/SUB]H[SUB]6[/SUB]O[SUB]2[/SUB], có phản ứng với dung dịch NaOH thu được HCOONa. Công thức cấu tạo của este là:
    A. C[SUB]3[/SUB]H[SUB]7[/SUB]COOCH[SUB]3[/SUB]. B. CH[SUB]3[/SUB]COOC[SUB]3[/SUB]H[SUB]7[/SUB]. C. CH[SUB]3[/SUB]COOCH[SUB]3[/SUB]. D. HCOOC[SUB]2[/SUB]H[SUB]5[/SUB].
    Câu 35: Phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như: C, Al, CO, H[SUB]2[/SUB] ở nhiệt độ cao để khử ion kim loại trong:
    A. oxit kim loại. B. dung dịch muối. C. muối rắn. D. hiđroxit kim loại.
    Câu 36: Khối lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol là:
    A. 1,44 gam. B. 1,82 gam. C. 1,8 gam. D. 2,25 gam.
    Câu 37: Một hợp chất X ứng với công thức phân tử C[SUB]4[/SUB]H[SUB]8[/SUB]O[SUB]2[/SUB], tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng với Na, số đồng phân mạch hở của X là:
    A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
    Câu 38: Số oxi hóa đặc trưng của Cr trong hợp chất là:
    A. +2, +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +3, +4, +6. D. +1, +2, +4, +6.
    Câu 39: Chất thuộc loại polisaccarit là:
    A. chất béo.                     B. saccarozơ. C. xenlulozơ.                    D. glucozơ.
    Câu 40: Phản ứng không xảy ra là:
    A. Cu + Fe[SUP]2+[/SUP] ® Fe + Cu[SUP]2+[/SUP]. B. Zn + Cu[SUP]2+[/SUP] ® Cu + Zn[SUP]2+[/SUP].
    C. Cu + 2Ag[SUP]+[/SUP] ® 2Ag + Cu[SUP]2+[/SUP]. D. Fe + 2H[SUP]+[/SUP] ®  Fe[SUP]2+[/SUP] + H[SUB]2[/SUB].

    -----------------------------------------------
    ----------- HẾT ----------             
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...