Sách 300 câu hỏi của bố mẹ trẻ

Thảo luận trong 'Sách Gia Đình' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    300 câu hỏi của bố mẹ trẻ

    LTS: "Khi có một đứa con ra đời, các bố mẹ trẻ sẽ có hàng loạt câu hỏi: Chăm sóc trẻ như thế nào? Liệu trẻ có đủ sữa không? Tại sao trẻ lại khóc? . Thật là may nếu có ai đó giàu kinh nghiệm ở bên cạnh. Nhưng nếu không có ai thì sao? Lúc đó, cuốn sách 300 câu hỏi của bố mẹ trẻ sẽ giúp ích cho bạn. Các câu hỏi và trả lời trong sách phản ánh toàn diện những quan tâm, lo lắng của bố mẹ đối với đứa trẻ từ lúc mới sinh cho đến năm 2 tuổi. Hy vọng nó sẽ giúp cho các ông bố, bà mẹ trẻ cảm thấy tự tin hơn, tránh được những lo lắng vô căn cứ trong việc chăm sóc sức khỏe cho con mình.

    Đây là bản dịch từ cuốn sách cùng tên của các giáo sư Alferov và Marinichev, được Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2001".

    ************

    1. Trẻ sơ sinh

    2. Trẻ bú mẹ

    3. Trẻ trong độ tuổi 1-2 năm

    4. Cho trẻ bú

    5. Nuôi bộ

    6. Các vấn đề khi cho trẻ ăn

    7. Thiếu máu

    8. Dị ứng

    9. Tã lót

    10. Tiêm chủng

    11. Sự phát triển của trẻ

    12. Sự phát triển về mặt xã hội của trẻ

    13. Khả năng nói của trẻ

    14. Tính di truyền

    15. Chấn thương

    16. Táo bón và tiêu chảy

    17. Dạy trẻ đi đại tiện thế nào?


    300 câu hỏi của bố mẹ trẻ (1)

    Phần 1: Trẻ sơ sinh

    1. Cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh là bao nhiêu thì được coi là bình thường?

    Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng (không dưới 40 tuần mang thai), trọng lượng cơ thể dao động trong khoảng từ 3,2-3,8 kg (trung bình là 3,5 kg), chiều cao 50-53 cm (trung bình là 51 cm) được coi là bình thường. Trọng lượng cơ thể và chiều cao của trẻ sơ sinh có thể ít hơn mức này nếu trẻ đẻ thiếu tháng hoặc do mẹ có hút thuốc lá, uống rượu.

    2. Con tôi bị đẻ thiếu tháng. Tại sao lại như vậy? Liệu những đứa con sau này cũng bị đẻ thiếu tháng không?

    Có nhiều nguyên nhân gây đẻ non: Sức khỏe của người mẹ, chế độ ăn uống khi có thai, lứa tuổi của người mẹ, tư thế và sức khỏe của bào thai, các yếu tố về mặt di truyền. Đẻ non cũng có thể xảy ra đối với những phụ nữ đẻ nhiều lần, có cổ tử cung không phát triển đầy đủ, bị u xơ, bị nhiễm độc sau tháng thứ 4.

    Một số phụ nữ sinh lần thứ hai cũng vẫn bị đẻ non. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng cần phải gặp bác sĩ phụ sản để xác định rõ nguyên nhân gây ra đẻ non, tiến hành điều trị và chỉ sau đó mới quyết định có nên tiếp tục mang thai hay không.

    3. Hiện tượng trẻ bị sụt cân ngay sau khi sinh liệu có bình thường không? Nếu bình thường thì sụt cân bao nhiêu là vừa đủ?

    Hiện tượng trẻ bị sụt cân sau khi sinh là hoàn toàn bình thường. Trong cơ thể của trẻ sơ sinh có rất nhiều nước, chiếm tới 35% trọng lượng cơ thể trẻ. Trong vòng 3-5 ngày đầu tiên sau khi sinh, trung bình trẻ sụt khoảng 100-200 g nước thừa.

    4. Mỗi tháng, trẻ tăng cân bao nhiêu là đủ? Trẻ thường cao lên thêm bao nhiêu sau mỗi tháng?

    Để kiểm tra xem trẻ có phát triển bình thường không, có thể căn cứ vào các chỉ số sau:

    - Trẻ đẻ đủ tháng mỗi tháng tăng trung bình khoảng 600 g. Tháng thứ 2 và tháng thứ 3 tăng khoảng 800 g. Trong những tháng tiếp theo, mức tăng sẽ giảm 50 g so với tháng trước đó. Chẳng hạn như ở tháng thứ tư, sự tăng cân của trẻ sẽ là 800 g trừ 50 g, có nghĩa là 750 g.

    - Về chiều cao, trong 3 tháng đầu, mức tăng trung bình là khoảng 3 cm mỗi tháng. Ở độ tuổi 3-6 tháng, mức tăng là 2,5 cm/tháng. Từ 6 đến 9 tháng: 1,5 - 2 cm/tháng; từ 9 đến 12
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...