300 bài ôn luyện môn toán lớp 4

Thảo luận trong 'TIỂU HỌC' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 13/9/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/data/file/2014/Thang09/13/300-bai-on-luyen-toan-4-2013.pdf"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]
    CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN LỚP 4
    PHẦN KIẾN THỨC

    KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
    *** SỐ VÀ CHỮ SỐ ***

    I. Kiến thức cần ghi nhớ
    1. Dùng 10 chữ số để viết số là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9.
    2. Có 10 số có 1 chữ số: (Từ số 0 đến số 9)
    Có 90 số có 2 chữ số: (từ số 10 đến số 99)
    Có 900 số có 3 chữ số: (từ số 100 đến 999)
    Có 9000 số có 4 chữ số: (từ số 1000 đến 9999)
    3. Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0. Không có số tự nhiên lớn nhất.
    4. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau 1 đơn vị.
    5. Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 gọi là số chẵn. Hai số chẵn liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị.
    6. Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 gọi là số lẻ. Hai số lẻ liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị.
    A. PHÉP CỘNG
    1. a + b = b + a
    2. (a + b) + c = a + (b + c)
    3. 0 + a = a + 0 = a
    4. (a - n) + (b + n) = a + b
    5. (a - n) + (b - n) = a + b - n x 2
    6. (a + n) + (b + n) = (a + b) + n x 2
    7. Nếu một số hạng được gấp lên n lần, đồng thời các số hạng còn lại được giữ nguyên thì tổng đó được tăng lên một số đúng bằng (n - 1) lần số hạng được gấp lên đó.
    8. Nếu một số hạng bị giảm đi n lần, đồng thời các số hạng còn lại được giữ nguyên thì tổng đó bị giảm đi một số đúng bằng (1 - ) số hạng bị giảm đi đó.
    9. Trong một tổng có số lượng các số hạng lẻ là lẻ thì tổng đó là một số lẻ.
    10. Trong một tổng có số lượng các số hạng lẻ là chẵn thì tổng đó là một số chẵn.
    11. Tổng của các số chẵn là một số chẵn.
    12. Tổng của một số lẻ và một số chẵn là một số lẻ.
    13. Tổng của hai số tự nhiên liên tiếp là một số lẻ.
    B. PHÉP TRỪ
    1. a - (b + c) = (a - c) - b = (a - b) - c
    2. Nếu số bị trừ và số trừ cùng tăng (hoặc giảm) n đơn vị thì hiệu của chúng không đổi.
    3. Nếu số bị trừ được gấp lên n lần và giữ nguyên số trừ thì hiệu được tăng thêm một số đúng bằng (n -1) lần số bị trừ. (n > 1).
    4. Nếu số bị trừ giữ nguyên, số trừ được gấp lên n lần thì hiệu bị giảm đi (n - 1) lần số trừ. (n > 1).
    5. Nếu số bị trừ được tăng thêm n đơn vị, số trừ giữ nguyên thì hiệu tăng lên n đơn vị.
    6. Nếu số bị trừ tăng lên n đơn vị, số trừ giữ nguyên thì hiệu giảm đi n đơn vị.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...