Tài liệu 3. Quá trình hình thành và phát triển đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XNCH ở Vi

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Cơ sở lý luận

    1.1. Khái niệm chung

    1.1.1. Thế nào là nền kinh tế thị trường?

    * Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà các nguồn lực kinh tế được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường, là trình độ phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất kinh doanh đều được mua bán thông qua thị trường.

    * Đặc điểm chung:

    + Các chủ thể kinh tế có quyền tự do tự chủ rất cao( khác với nền kinh tế tập trung).

    + Vấn đề lợi ích được đặt ra nghiêm ngặt.

    + Dung lượng thị trường lớn, sản phẩm phong phú, thỏa mãn được yêu cầu của người tiêu dùng.

    + Giá cả được xác định ngay trên thị trường.

    + Cạnh tranh là đặc điểm nổi bật.

    + Kinh tế thị trường là 1 hệ thống mở, sản xuất ra để bán và trao đổi.

    + Có sự quản lí và điều tiết của Nhà nước Pháp quyền.

    1.1.2. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

    Bắt đầu từ Đại hội VII( 6-1991), Đảng ta khẳng định tiếp tục nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN nhưng cơ chế vận hành là “ cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước” bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác.

    Đến đại hội IX ( 4-2001) Đảng ta xác định, kinh tế thị trường định hướng XHCN là “ một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH”

    1.2. Cơ sở lí luận

    1.2.1. Lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin

    * Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử sự tác động của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là sự vận động, phát triển của lịch sử nhân loại từ thấp đến cao, là cơ sở để giải thích khoa học về nguồn gốc sâu xa của toàn bộ hiện tượng kinh tế, chính trị xã hội.

    * Chủ nghĩa Mác- Lênin cũng chỉ ra quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội từ nguyên thủy-> nô lệ-> phong kiến-> tư bản và tương lai nhất định thuộc về hình thái Cộng sản chủ nghĩa.

    * Học thuyết giá trị của chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở quan trọng nhất cho sự hình thành nên nền kinh tế hàng hóa cũng như nền kinh tế thị trường.

    + Trước hết, thị trường bao gồm hàng hóa, tiền tệ, giá cả và lợi nhuận.

    + Sản xuất hàng hóa chịu sự tác động của các quy luật: quy luật giá trị, Quy luật cung cầu, Quy luật cạnh tranh, Quy luật lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệ lấy trao đổi hàng hóa làm tiền đề.

    1.2.2. Tư tưởng HCM

    Chủ tịch HCM đã nêu ra một số tư tưởng về kinh tế mà nhấn mạnh là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta như sau:

    + Mô hình kinh tế VN là kinh tế nhiều thành phần, với cơ cấu ngành công- nông- thương hợp lí

    + Xây dựng kinh tế quá độ ở VN là xây dựng dần từng bước vững chắc, kết hợp giữa cải tạo và xây dựng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...