Tiểu Luận 250 câu hỏi và trả lời bán trắc nghiệm môn Luật Hình sự Việt Nam 1 - Đại học Luật Hà Nội.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 không có hiệu lực hồi tố.
    Đúng.
    → BLHS VN không quy định hiệu lực hồi tố mà chỉ quy định hiệu lực trở về trước. Theo khoản 3 Điều 7 BLHS, những điều luật có nội dung có lợi cho người phạm tội được phép có hiệu lực trở về trước. Đó là: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi hạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”.
    2. Người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể phải chịu TNHS theo BLHS Việt Nam.
    Đúng.
    → Đối với tội phạm do người nước ngoài thực hiện bên ngoài lãnh thổ VN có thể phải chịu TNHS theo BLHS VN trong những trường hợp ngoại lệ. Khoản 2 Điều 6 quy định: “Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN VN có thể bị truy cứu TNHS theo BLHS VN trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN VN ký kết hoặc tham gia”.
    3. Người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam.
    Sai.
    → Đối với tội phạm do người nước ngoài thực hiện bên ngoài lãnh thổ VN có thể phải chịu TNHS theo BLHS VN trong những trường hợp ngoại lệ. Khoản 2 Điều 6 quy định: “Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN VN có thể bị truy cứu TNHS theo BLHS VN trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN VN ký kết hoặc tham gia”.
    4. Người nước ngoài phạm tội trên máy bay của Việt Nam khi máy bay đang hoạt động trên đường bay quốc tế thì không phải chịu TNHS theo BLHS Việt Nam.
    Sai.
    → Lãnh thổ nước CHXHCN VN bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển và kể cả các tàu bay, tàu thủy của VN hoạt động bên ngoài các vùng đất, vùng trời và vùng biển. Cho nên, người nước ngoài phạm tội trên máy bay của Việt Nam khi máy bay đang hoạt động trên đường bay quốc tế thì có nghĩa là phạm tội trên lãnh thổ VN và hoàn phải chịu TNHS theo BLHS VN (khoản 1 Điều 5 BLHS).
    5. A bị toà án kết án 5 năm tù về tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 133 BLHS nên tội mà A đã phạm là tội nghiêm trọng.
    Sai.
    → Để biết được loại tội mà A đã thực hiện thuộc loại tội gì thì phải căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt (khoản 3 Điều 8 BLHS) mà điều luật quy định về tội đó trong BLHS chứ không phải căn cứ vào mức án mà tòa án tuyên trên thực tế. Theo đó, thì tội phạm mà A đã thực hiện là tội rất nghiêm trọng, do mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS là đến mười năm tù đúng như sự phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8.
    6. A bị toà án xử phạt 3 năm tù là A phạm tội ít nghiêm trọng.
    Sai.
    → Để biết được loại tội mà A đã thực hiện thuộc loại tội gì thì phải căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định về tội đó trong BLHS theo đúng như phân loại tội phạm được quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS chứ không phải căn cứ vào mức án mà tòa án tuyên trên thực tế.
    7. A bị toà kết án 7 năm tù về tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS, nên tội mà A đã phạm là tội nghiêm trọng.
    Sai.
    → Để biết được loại tội mà A đã thực hiện thuộc loại tội gì thì phải căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định về tội đó trong BLHS theo đúng như phân loại tội phạm được quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS chứ không phải căn cứ vào mức án mà tòa án tuyên trên thực tế. Theo đó, tội phạm mà A đã thực hiện là tội rất nghiêm trọng, do mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS là đến mười lăm năm tù.
    8. A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 139 BLHS và A bị toà án tuyên phạt 3 năm tù, nên tội của A là tội ít nghiêm trọng.
    Sai.
    → Để biết được loại tội mà A đã thực hiện thuộc loại tội gì thì phải căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định về tội đó trong BLHS theo đúng như phân loại tội phạm được quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS chứ không phải căn cứ vào mức án mà tòa án tuyên trên thực tế. Theo khoản 2 Điều 8 thì tội phạm mà A đã thực hiện là tội phạm nghiêm trọng, do mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 2 Điều 139 BLHS là đến bảy năm tù.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...