Thạc Sĩ Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiể

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Nhu Ely, 8/3/14
    Last edited by a moderator: 21/7/15
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2010

    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    3
    1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh giun đường ruột 3
    1.2. Đặc điểm sinh học và chu kỳ của giun đường ruột 4
    1.2.1. Hình thể giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ 4
    1.2.2. Chu kỳ của giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ 7
    1.3. Dịch tễ học bệnh giun đường ruột 10
    1.3.1. Dịch tễ học bệnh giun đũa 10
    1.3.2. Dịch tễ học bệnh giun tóc 11
    1.3.3. Dịch tễ học bệnh giun móc/mỏ 12
    1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ 12
    1.4.1. Yếu tố ngoại cảnh 13
    1.4.2. Yếu tố con người 15
    1.4.3. Tình hình kinh tế - xã hội của Lào Cai liên quan đến nhiễm giun đường ruột 16
    1.5. Tình hình nhiễm giun đường ruột 17
    1.5.1. Tình hình nhiễm giun đường ruột trên Thế giới 17
    1.5.2. Tình hình nhiễm giun đường ruột ở Việt Nam 19
    1.5.3. Tình hình nhiễm giun sán tại tỉnh Lào Cai 23
    1.5.4. Tình hình nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học 24
    1.6. Tác hại của giun đường ruột 26
    1.6.1. Tác hại của giun đũa 26
    1.6.2. Tác hại của giun tóc 28
    1.6.3. Tác hại của giun móc/mỏ 29
    1.7. Phòng chống bệnh giun đường ruột 32
    1.7.1. Nguyên tắc phòng chống 32
    1.7.2. Chiến lược và giải pháp 32
    1.8. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về bệnh giun đường ruột 34

    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
    2.1. Địa điểm nghiên cứu 35
    2.2. Đối tượng nghiên cứu 36
    2.3. Thời gian nghiên cứu 36
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 36
    2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 36
    2.4.2. Cỡ mẫu 36
    2.4.3. Kỹ thuật thu thập thông tin 37
    2.4.4. Phương pháp thu thập số liệu 38
    2.4.5. Các chỉ số nghiên cứu 39
    2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu 41
    2.4.7. Một số đánh giá và thuật ngữ dùng trong luận văn 41
    2.4.8. Sai số có thể gặp và cách hạn chế sai sè 41
    2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 41

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
    3.1. Kết quả điều tra thực trạng nhiễm giun đường ruột của học sinh 43
    3.2. Kết quả đánh giá nhận thức, thái độ, thực hành của học sinh về bệnh giun đường ruột 53
    3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm giun đường ruột của học sinh 58

    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 61
    4.1. Thực trạng nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học Hợp Thành và Tả Phời thành phố Lào Cai 61
    4.1.1. Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột 61
    4.1.2. Cường độ nhiễm giun đường ruột 66
    4.2. Đánh giá thực hành của học sinh tiểu học về bệnh giun đường ruột 68
    4.3. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại địa điểm nghiên cứu 71
    KẾT LUẬN 73
    KIẾN NGHỊ 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    Đặt vấn đề

    Giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura), giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) là các loại giun đường ruột, bệnh do chúng gây ra có ở hầu hết các nước trên Thế giới nhưng phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong đó tỷ lệ nhiễm và đa nhiễm trên cùng một cơ thể đặc biệt tăng cao ở các nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, dùng phân tươi bón ruộng và cây trồng, trình độ văn hóa và vệ sinh thấp kém. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (2006), trên Thế giới có khoảng hơn 2 tỷ người nhiễm giun đường ruột. Mỗi năm có 135.000 người chết và 800 triệu học sinh bị nhiễm [76].
    Việt Nam là một nước đang phát triển, nằm trong khu vực nhiệt đới giã mùa, khí hậu nóng và Èm hầu nh­ quanh năm là điều kiện rất thuận lợi cho mầm bệnh giun sán phát triển. Thêm vào đó là thói quen dùng phân người chưa qua xử lý hoặc xử lý không đúng kỹ thuật để bón ruộng và hoa màu, tập quán ăn uống và sinh hoạt mất vệ sinh nhất là vùng nông thôn và miền núi . làm cho mầm bệnh giun sán lưu hành với tỷ lệ cao đặc biệt là các bệnh giun đường ruột. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2006) Việt Nam có trên 65 triệu người nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ; bệnh phổ biến khắp 64 tỉnh thành trên Toàn quốc [77].
    Lào Cai là mét trong hai tỉnh vùng cao biên giới nghèo nhất Việt Nam với hơn 70% dân số sống dưới ngưỡng nghèo. Đây là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với tập quán sinh hoạt, vệ sinh, ăn uống và canh tác còn lạc hậu. Chính vì vậy mà tỷ lệ nhiễm giun của người dân rất cao. Theo kết quả điều tra tại các xã miền núi tỉnh Lào Cai của Nguyễn Văn Đề năm 2003 [8] cho thấy tỷ lệ nhiễm cao, giun đũa là 88,7%, giun tóc là 33,5%, giun móc/mỏ là 67,1%. Trẻ em lứa tuổi học sinh cũng có tỷ lệ nhiễm cao 87,3%, giun đũa là 75,4%, giun tóc là 14,2%, giun móc/mỏ là 48,5% [9].
    Tình trạng nhiễm giun đường ruột có tác hại tới đa số người một cách thầm lặng, lâu dài và trong một số trường hợp bị che lấp bởi nhiều bệnh cấp tính và các nguy cơ khác. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tác hại ở lứa tuổi trẻ em: gây thiếu máu, thiếu sắt, giảm protein và albumin huyết thanh, suy dinh dưỡng, sức khỏe kém, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ, giảm khả năng học tập và làm tăng thời gian nghỉ học thậm chí còn là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tử vong [34], [36], [39], [40], [43]. Đồng thời trẻ em cũng là tác nhân dễ làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Vì vậy, công tác phòng chống các bệnh giun đường ruột đã trở thành vấn đề cấp thiết.
    Tiếp tục nghiên cứu, mở rộng phạm vi điều tra nhằm đánh giá thực trạng, xác định một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột và đề xuất một số giải pháp phòng chống thích hợp góp phần vào Chương trình phòng chống các bệnh giun đường ruột tại tỉnh Lào Cai cũng như góp phần vào Chương trình phòng chống giun sán Quốc gia: giảm tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun, giảm tác hại do giun gây ra, nâng cao sức khỏe và góp phần vào phát triển kinh tế xã hội. Xuất phát từ thực tế trên đây, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai năm 2009 - 2010”.
    Mục tiêu của đề tài:
    1. Xác định thực trạng nhiễm giun đường ruột của học sinh tại hai trường tiểu học Hợp Thành và Tả Phời thành phố Lào Cai năm 2009 - 2010.
    2. Phân tích một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun đường ruột của học sinh tại địa điểm nghiên cứu.
     
Đang tải...