Sách 18 Quy Luật Bất Biến Để Phát Triển Thương Hiệu - Ronald J. Alsop- Best Seller

Thảo luận trong 'Sách Kinh Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 300"][​IMG]

    Đọc sách trực tuyến
    [/TD]
    [TD="align: center"][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    File: PDF


    “Một danh tiếng tích cực không tự nhiên mà có, mà phải được tạo dựng, chăm sóc và gìn giữ mỗi ngày. Danh tiếng của công ty nào cũng có khả năng bị đe dọa và cuốn sách này sẽ là người trợ lý đắc lực giúp các nhà điều hành quản lý danh tiếng của công ty. Những ví dụ minh họa làm sáng tỏ vấn đề cùng các lời khuyên đúc kết từ thực tế mà cuốn sách cung cấp sẽ giúp nhà điều hành xây dựng một danh tiếng tốt, cũng như bảo vệ và củng cố để danh tiếng tốt đẹp đó sống mãi trong lòng công chúng.” – Yves Couette, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Ben & Jerry’s.

    Các nhà điều hành của những công ty có danh tiếng tốt hẳn đang cảm thấy khá cô đơn vào lúc này – bởi các vụ bê bối đã lần lượt hạ bệ hoặc làm ô danh hết công ty này đến công ty khác chỉ vì một số nhà điều hành hoa mắt bởi những món lợi nhuận kếch xù. Tầm nhìn về danh tiếng – thứ tài sản lâu và dài quý giá nhất của công ty – cũng bị che khuất. Họ chỉ biết sống cho hiện tại và vô tình hủy hoại danh tiếng của chính công ty mình.

    Những hành động đáng hổ thẹn của doanh nghiệp không những cho thấy danh tiếng quý giá như thế nào, và cũng phù du ra sao, mà còn chứng tỏ hành động xấu xa của một công ty đơn lẻ có thể làm hoen ố thanh danh toàn ngành công nghiệp, thậm chí là toàn giới doanh nghiệp của một quốc gia.

    Hoạt động kinh doanh ngày càng khó điều khiển hơn khi tính toàn cầu ngày càng in dấu ấn đậm nét hơn, trong khi cuộc cạnh ngày càng trở nên gay gắt và khắc nghiệt. Trong không khí đầy hoài nghi và dò xét, một danh tiếng tốt là yếu tố quan trọng và có sức mạnh hơn cả, bởi đó là “tấm bình phong” an toàn nhất mà công ty có thể sở hữu.

    Hy vọng sách sẽ hướng dẫn quý vị độc giả cách tạo dựng một danh tiếng tốt cho doanh nghiệp của mình. Với mục đích đó, Ronald J. Alsop đã sử dụng tin tức, bài viết của mình trong hơn 20 năm qua về vấn đề danh tiếng doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu, cũng như kinh nghiệm trong vai trò biên tập viên và phụ trách chuyên mục tiếp thị của tờ The Wall Street Journal. Cuốn sách cũng lấy tư liệu từ các cuộc phỏng vấn của tác giả với các nhà điều hành doanh nghiệp, chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên gia truyền thông và học giả trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

    Việc quản lý danh tiếng mang tính nghệ thuật nhiều hơn là khoa học, nhưng vẫn có những nguyên tắc và hướng dẫn được hệ thống lại. Tác giả gọi đó là 18 quy tắc thành công để duy trì và phát triển danh tiếng doanh nghiệp.

    Cuốn sách được chia làm ba phần và có vai trò như một bản chỉ dẫn giúp tăng tối đa lợi ích từ thứ tài sản quý giá nhất. Những ví dụ chi tiết trong sách đã minh họa lợi ích của một danh tiếng tốt, cũng như hậu quả của danh tiếng xấu, đồng thời giới thiệu những biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ tiếng tốt và khắc phục tiếng xấu. Sách còn đào sâu một số “vấn đề nóng” như: đạo đức, tinh thần công dân của doanh nghiệp và tác động của Internet đối với danh tiếng.

    Bên cạnh một số bảng xếp hạng danh tiếng tốt nhất và tệ nhất, sách còn phân tích phản ứng và lối hành xử của các công ty, như việc Merrill Lynch nỗ lực khôi phục hình ảnh của mình, và những bài học đáng giá từ vụ Martha Stewart làm tổn hại chính công ty của bà.

    Những vụ bê bối được trình bày ở đây là những câu chuyện cảnh báo về các cạm bẫy đối với danh tiếng doanh nghiệp, thế nhưng hậu quả nghiêm trọng chỉ xảy ra khi các công ty không có người đứng mũi chịu sào trong các vụ kiện tụng.

    Nhiều bài học được trình bày trong sách có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, dù là lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Suy cho cùng, khả năng danh tiếng bị tổn hại không chỉ bị đóng khung trong giới doanh nghiệp. Hãy đọc và sử dụng 18 quy tắc này để quản lý danh tiếng doanh nghiệp – thứ tài sản quý giá nhất của công ty.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...