Sách 12 Người Lập Ra Nước Nhật

Thảo luận trong 'Sách Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    12 Người Lập Ra Nước Nhật


    Khi nói đến Nhật Bản thì không cứ gì ở Việt Nam, mà ở khắp nơi
    trên thế giới, người ta đều coi đó là một hiện tượng thần kỳ.
    Vâng, với diện
    tích đất đai chỉ lớn hơn Việt Nam khoảng mười phần trăm, và dân số khoảng gấp
    rưỡi Việt Nam, Nhật Bản đang có sức mạnh kinh tế thứ nhì trên thế giới, bằng một
    nửa Mỹ, bằng hơn năm lần Trung Quốc. Sản phẩm công nghiệp của Nhật, từ nặng tới
    nhẹ, từ lớn tới nhỏ, từ tinh vi tới siêu kỹ thuật, luôn luôn đứng hàng đầu thế
    giới.
    Ấy thế mà, mới chỉ 150 năm trước đây thôi, khi Nhật Bản sắp sửa mở
    cuộc canh tân Minh Trị thì nói chung xã hội Nhật Bản, nền kinh tế Nhật Bản cũng
    không hơn gì Việt Nam thời đó. Ðừng nói gì chuyện 150 năm trước cho dông dài,
    hãy nhìn lại khoảng năm chục năm qua, tức là từ sau trận chiến tranh thế giới
    lần thứ hai, tới nay thôi, ai ai cũng phải nhìn nhận rằng Nhật Bản lại làm một
    phép lạ, một kỳ tích lần thứ hai, tức là phục hưng lại xứ sở của một nước thua
    trận, đã bị phá hủy tan hoang, để rồi trở lại sân khấu thế giới một cách hãnh
    diện là cường quốc kinh tế thứ hai thế giới.
    Khi tôi bắt đầu sang du học
    Nhật Bản tháng 4 năm 1957, tức là chưa đầy 12 năm kể từ sau khi Nhật Bản thua
    trận chiến tranh thế giới lần thứ hai[6], thì lúc đó Nhật Bản đã đứng đầu thế
    giới về nền công nghiệp đóng tàu. Lúc đó, mức thu nhập của một người trí thức
    tốt nghiệp đại học của Nhật so với người Mỹ, chỉ tương tự như mức thu nhập của
    người Việt Nam ngày nay so với người Mỹ, mà thôi. Thật vậy, khoảng những năm đầu
    của thập kỷ 1960, mức lương tháng của một người Nhật mới tốt nghiệp đại học là
    khoảng 50 đôla Mỹ. Trong khi đó, một người Mỹ có trình độ tương tự, lĩnh lương
    tháng trung bình là 600 đô-la nghĩa là hơn gấp 12 lần. Thế mà chỉ 20 năm sau
    thôi, thu nhập của người Nhật đã đuổi kịp người Mỹ rồi, và Nhật Bản nghiễm nhiên
    trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì trên thế giới như vừa nói.
    Ở địa vị một
    nước thua trận, bị quân đội Mỹ (quân đội đồng minh) chiếm đóng, với diện tích
    đất đai nhỏ hẹp, dân số đông đúc, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, Nhật Bản đã
    vươn lên được để chỉ trong chưa đầy 20 năm sau, đã đường đường đứng ra tổ chức
    Thế Vận Hội đầu tiên ở châu Á năm 1964. Việc đăng cai tổ chức Thế Vận Hội chứng
    tỏ quốc lực của Nhật Bản đã hồi phục hoàn toàn.
    Giới thiệu một tác phẩm nói
    về sự thành lập nước Nhật Bản, bằng cách chọn 12 nhân vật đã đóng góp nhiều nhất
    cho sự nghiệp đó, bởi một tác giả được coi là một chuyên gia hàng đầu về kinh
    tế, người đã được thủ tướng Obuchi mời vào làm bộ trưởng kế hoạch kinh tế để
    giải quyết những khúc mắc kinh tế, tài chính do tình trạng kinh tế bong bóng bị
    nổ xẹp gây ra, chúng tôi hi vọng cống hiến một số tư liệu lịch sử của một trường
    hợp dựng nước thường được coi là thành công, và đã được nhiều nước, nhất là
    những nước đang mở mang ở Ðông nam Á, lấy làm mẫu mực, để tham khảo và so sánh.

    Trong số 12 người nói đến ở đây, không ai là vị vua khai thiên lập địa, cũng
    không ai là vị tướng tài đánh dẹp ngoại xâm. Mà họ là 12 người đã để lại ảnh
    hưởng sâu đậm đối với nước Nhật và người Nhật ngày nay. Họ là những người đã đưa
    ra quan niệm tôn giáo, tiêu chuẩn luân lý, phong cách xử thế, tức là những giá
    trị tinh thần của người Nhật, tới những cơ chế chính trị, kinh tế, xã hội còn
    tồn tại, hoặc vẫn còn ảnh hưởng lớn tới ngày nay.
    Về cách diễn đạt, chúng
    tôi đã cố gắng "dịch từng chữ" của nguyên văn tiếng Nhật, cực lực tránh "dịch
    thoát," để không đưa cái chủ quan của người dịch vào nội dung. Ngoài ra, có rất
    nhiều từ, nhất là những từ có tính cách lịch sử, và nhiều sự kiện lịch sử trong
    nguyên văn vừa khó đọc lại vừa khó hiểu đối với độc giả Việt Nam. Trong những
    trường hợp này, chúng tôi đã cố gắng chú thích thêm cho đầy đủ. Chú thích xuất
    hiện dưới hai dạng: cước chú và lời chú đóng trong ngoặc đơn. Phần chú thích như
    vậy vốn không có trong bản gốc tiếng Nhật. Người dịch chịu trách nhiệm hoàn toàn
    về những chú thích như vậy.
    Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Xuân Quý Mùi (năm
    2003)
    Người dịch Ðặng Lương Mô
     
Đang tải...