Tài liệu 12-9-1930 Xô Viết Nghệ Tĩnh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    12-9-1930 Xô Viết Nghệ Tĩnh

    Đảng ta ra đời giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng của chủ nghĩa tư bản đang ảnh hưởng đến Đông Dương. Đế quốc Pháp trút tất cả gánh nặng của cuộc khủng hoảng đó lên vai nhân dân ta.

    Từ 1929 đến 1933 thiên tai lại xảy ra luôn, hết hạn đến lụt.

    Khủng hoảng kinh tế, sự tăng cường bóc lột thuộc địa và chính sách khủng bố trắng và sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc Pháp ngày càng sâu sắc.

    Sau đêm đỏ Yên Bái, hàng nghìn người yêu nước bị bắt, nhiều làng xóm bị thiệt hại. Đặc biệt là vụ thảm sát làng Cổ Am (Hải Dương). Mười ba yếu nhân Việt Nam Quốc dân Đảng bị lên đoạn đầu đài ở ngay tỉnh l Yên Bái trong đó có Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính. Không khí chính trị ngột ngạt tựa như bầu trời trước cơn giông tố.

    Nhưng thật lạ thường, chính lúc ấy, cách mạng Việt Nam lại nổ ra trận chiến đấu rung trời chuyển đất; trong đó công nông đã vung ra nghị lực phi thường (Lê Duẩn), gấp hàng chục, hàng trăm lần Yên Bái.

    Mở đầu là những cuộc bãi công của 3.000 công nhân đồng điền Phú Riềng (Nam Bộ) vào tháng 2 năm 1930, của 4.000 công nhân sợi Nam Định (tháng 3 năm 1930), của 400 công nhân diêm và gạch Bến Thủy (4.1930) và đặc biệt từ 1.5.1930, bãi công ở hàng loạt thành phố, khu công nghệ lớn của đất nước, và hàng ngàn cuộc biểu tình của nông dân từ Nam chí Bắc.

    Lúc ấy, Nghệ Tĩnh là đỉnh cao nhất của phong trào. Từ đầu tháng 5.1930 trung tâm của phong trào công nhân đã chuyển dần về Vinh- Bến Thủy. Tại đây, sáng sớm ngày 1.5.1930, lần đầu tiên ở Việt Nam, trong một thị trấn lớn như Vinh- Bến Thủy có cuộc biểu tình giữa ngày Quốc tế Lao động cờ đỏ búa liềm dẫn đầu Toàn thể 1.200 công nhân Nhà máy diêm, nhà máy cưa Bến Thủy và 400 công nhân xe lửa Trường Thi xuống đường đòi tăng lương giảm giờ làm và đòi bồi thường cho các gia đình tham gia khởi nghĩa Yên Bái. Cờ đỏ búa liềm tung bay suốt 8 giờ ở cột đèn ngã ba Bến Thủy. Tên giám binh Pơ-ti ra lệnh cho binh lính xả súng, bọn chủ từ gác nhà máy bắn xuống làm 7 người chết, 18 người bị thương. Chúng con bắt đi trên 100 người. Cùng ngày, hàng nghìn nông dân ở quanh thị trấn Vinh-Bến Thủy đã biểu tình. Đặc biệt 3.000 nông dân xã Hạnh Lâm (Thanh Chương) đã đập pháp đồn điền Ký Viễn. 5.000 nông dân huyện Can Lộc biểu tình đòi giảm thuế thân, giảm tô tức .

    Báo Lao khổ, cơ quan của Đảng bộ Vinh-Bến Thủy mới xuất bản ít ngày sau đã gọi cuộc đấu tranh ấy là cuộc bãi công mở đường. Từ tháng 6 đến tháng 9-1930, hình thái khởi nghĩa giành chính quyền đã xuất hiện ở Nghệ Tĩnh. Cũng báo Lao khổ, số ra ngày 5.9.1930 viết: Tổng bãi công, tổng biểu tình của tất cả công nhân các nhà máy Bến Thủy truyền ra, anh chị em công nông khắp nơi đều sôi nổi đứng dậy phát cờ đỏ tranh đấu. ở Nghệ An, ngày 29.8 có 500 nông dân cầm cờ ỏ đến huyện biểu tình làm thằng quan huyện chết khiếp. Ngày 30 có 3.00 nông dân huyện Nam Đàn phất cờ đánh trống đến biểu tình phá huyện, thả tù nhân và bắt thằng quan huyện phải ký nhận những yêu cầu . Công nhân Bến Thủy đã mở đường tranh đấu!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...